【kết quả bóng đá mexico 2】Cần 75 nghìn tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn tới
Chiều 23/7,ầnnghìntỷđồngchoChươngtrìnhmụctiêugiảmnghèobềnvữnggiaiđoạntớkết quả bóng đá mexico 2 tiếp tục chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Đầu tư công cho chương trình giai đoạn cũ còn dàn trải
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Đảng và Nhà nước ta xác định công tác giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.
Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 9,88% năm 2015 xuống còn 2,75% năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 4%/năm, có hơn 8 triệu người thoát nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo cuối năm 2020 giảm xuống còn 23,42%, trung bình giảm 5,4%/năm.
Có 32 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, 125 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đạt chuẩn nông thôn mới. Việt Nam lần đầu tiên và là một trong 30 quốc gia áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, bảo đảm mức sống tối thiểu gắn với mục tiêu phát triển bền vững; đã hoàn thành sớm mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc về xoá đói, giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới.
Để tiếp tục phát huy các thành tựu và khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác giảm nghèo thời gian qua, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, việc xây dựng CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trong điều kiện mới là rất cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Trong đó, chương trình tập trung giải quyết một số nội dung phát triển kinh tế - xã hội cấp bách, cần đầu tư công của quốc gia. Tiếp tục giải quyết các vấn đề mà CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 chưa thực hiện xong.
Trên thực tế, nhiều huyện nghèo, xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo chưa thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Các địa phương này là vùng “lõi nghèo”, có địa hình hiểm trở, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng còn khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao, một số nơi có tỷ lệ hộ nghèo còn trên 40% như huyện Mường Nhé (Điện Biên) là 59,97%, huyện Nậm Pồ (Điện Biên) là 51,74%, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) là 42,21%, huyện Đồng Văn (Hà Giang) là 41,96%. Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững tại một số địa phương; tỷ lệ tái nghèo, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh còn cao do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, ốm đau.
“Nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo còn dàn trải, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn; nhiều công trình phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở địa bàn nghèo có quy mô nhỏ nên hiệu quả sử dụng, tác động đến đời sống dân sinh, phục vụ sản xuất còn hạn chế.”- người đứng đầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết.
Bên cạnh đó, cần thực hiện chương trình mới nhằm giải quyết một số nội dung phát triển kinh tế - xã hội mới, cấp bách, cần đầu tư công của quốc gia. Theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022-2025, ước tính tại thời điểm tháng 1/2022, cả nước có khoảng 16,6% hộ dân cư có thu nhập dưới mức sống tối thiểu, tương ứng với khoảng 4,473 triệu hộ, tương ứng với khoảng 17,447 triệu người; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là 10,83%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,77%. Do vậy, để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, đòi hỏi phải có nguồn lực lớn để tập trung giải quyết.
Theo tờ trình của Chính phủ tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 là 75.000 tỷ đồng. Trong đó cơ cấu nguồn vốn như sau: Ngân sách trung ương: 48.000 tỷ đồng (vốn đầu tư tối thiểu: 20.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 28.000 tỷ đồng); ngân sách địa phương: 12.690 tỷ đồng (vốn đầu tư: 2.200 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 10.490 tỷ đồng); huy động hợp pháp khác: 14.310 tỷ đồng (vốn đầu tư: 2.600 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 11.710 tỷ đồng).
Được biết, Chính phủ có giải pháp huy động các nguồn lực khác để cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước thực hiện chương trình hiệu quả.
Không nên huy động ngân sách địa phương quá lớn bởi dịch Covid-19
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Theo bà Nguyễn Thúy Anh, Ủy ban cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng chương trình.
Tuy nhiên, Ủy ban cho rằng, một số dự án, tiểu dự án của 3 CTMTQG có sự trùng lặp về nội dung thực hiện tại cùng địa bàn nông thôn do chưa làm rõ chính xác đối tượng, địa bàn, chưa cụ thể hóa nội dung hỗ trợ, đầu tư. Do đó, Ủy ban đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chủ trì 3 chương trình phối hợp rà soát, phân tích, đánh giá, làm rõ các nội dung, hoạt động trùng lặp hoặc bỏ sót để đề xuất cơ chế lồng ghép chính sách, tích hợp nguồn lực giữa các chương trình, bảo đảm hiệu quả nguồn lực đầu tư.
Đối với dự án 6 về nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình, Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, tổng nguồn vốn dự án là 2.390 tỷ đồng, gấp 4,16 lần so với giai đoạn 2016-2020, trong khi tổng mức đầu tư đề xuất cho chương trình gấp 1,77 lần tổng mức đầu tư giai đoạn trước. Do đó, Ủy ban đề nghị Chính phủ rà soát, tính toán nguồn vốn hợp lý để thực hiện.
Về dự kiến nguồn lực thực hiện chương trình, theo bà Nguyễn Thúy Anh, Ủy ban thống nhất với dự kiến bố trí 20.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách trung uơng (vốn đầu tư tối thiểu), đồng thời đề nghị Chính phủ: đối với nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương, cần khẩn trương rà soát không sử dụng vốn của chương trình để chi các hoạt động có tính chất chi thường xuyên thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc chế độ, chính sách cho đối tượng đã được quy định tại pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, cần bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không phân tán, dàn trải, manh mún; phải đúng, phải trúng các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra.
Ủy ban Xã hội cũng đề nghị Chính phủ cần bảo đảm tính khả thi của việc bố trí vốn ngân sách trung ương trong năm 2021 cho chương trình là 7.000 tỷ đồng để tránh gián đoạn, giảm hiệu quả thực hiện chương trình. Cân nhắc việc bố trí tỷ trọng vốn lớn vào năm 2025 là năm cuối cùng của giai đoạn.
Theo Ủy ban Xã hội của Quốc hội, không nên huy động ngân sách địa phương quá lớn khi hầu hết các địa phương đều gặp khó khăn về nguồn thu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Ngoài ra, đề nghị Chính phủ có kế hoạch bổ sung nguồn vốn cần đầu tư thêm cho Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội đối với các đối tượng của chương trình./.
Giảm 1/2 số hộ nghèo, cận nghèo so với đầu kỳ theo tiêu chí nghèo đa chiều Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 phấn đấu: giảm 1/2 số hộ nghèo, hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo tiêu chí nghèo đa chiều của quốc gia; 30% số huyện nghèo, 30% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ thí điểm, phát triển trên 1.000 mô hình giảm nghèo tạo sinh kế, việc làm bền vững, thu nhập tốt. Tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt 60%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ là 25%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu, được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp./. |
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Việt Nam có thể mở các chuyến bay đến Quảng Châu, Đài Loan, Seoul, Tokyo, Lào
- ·Bộ Công an lên tiếng vụ nữ chủ tịch huyện ở Đồng Nai nghi bị lừa hơn 100 tỷ đồng
- ·Lào Cai: Tăng cường hiệu quả công tác kiểm soát thị trường
- ·Giải bóng chuyền nữ quốc tế Cúp VTV9 Bình Điền 2018: Khẳng định đẳng cấp
- ·Cô giáo tiếng Anh chửi học sinh: Tiết lộ bất ngờ về bằng cấp của cô giáo
- ·Chuẩn bị mở lớp khiêu vũ dance sport thiếu nhi và khiêu vũ nghệ thuật cơ bản
- ·Đa dạng thể thao mừng xuân
- ·Long An: Tịch thu gần 1,8 triệu gói thuốc lá nhập lậu
- ·Quảng Ninh: Bắt giữ 1.368 hộp/tuýp mỹ phẩm không nguồn gốc xuất xứ
- ·Hàng nghìn tấn gạo hỗ trợ nhân dân dịp Tết
- ·Những quyền lợi được hưởng khi tham gia nghĩa vụ quân sự
- ·Quảng Nam: Thu giữ lớn số lượng hàng hoá y tế không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Hàng hóa, lương thực, vật tư dự trữ quốc gia đều đảm bảo an toàn sau bão Yagi
- ·Ngược dòng không tưởng, Roma loại Barca khỏi Champions League
- ·Quảng Nam xử lý hơn 1000 vụ vi phạm về hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại
- ·Giám đốc Công an trực tiếp xử lý tin báo vi phạm nồng độ cồn qua đường dây nóng
- ·Tông phải chó ngã gãy tay, bắt đền ai đây?
- ·Tiếp thu ý kiến sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công phù hợp với thực tế
- ·Thị trường xe máy Việt: Bảng giá xe máy Suzuki tháng 10/2018 mới cập nhật
- ·50% sân thể thao được xây dựng từ xã hội hóa