【bóng đá trực tiếp trực tuyến】Cạn tiền, tổng thầu sợ rủi ro, đại dự án nhiệt điện bế tắc
Thanh tra Dự án nhiệt điện Thái Bình 2 và 'khu đất vàng' 69 Nguyễn Du | |
Mỹ cấm vận nhà thầu Nga, nhiệt điện nghìn tỷ của Việt Nam bế tắc | |
Nhiệt điện hơn 41 nghìn tỷ đồng "đói" vốn vì 3 ngân hàng rút lời hứa |
Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 là một trong những dự án nguồn điện chậm tiến độ điển hình. Ảnh: N.Thanh |
Chật vật nguồn vốn
Theo quy hoạch điện VII điều chỉnh, tổng công suất các nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016-2020 trên toàn hệ thống là 21.650 MW.
Trong đó, PVN được giao làm chủ đầu tư 8 dự án trọng điểm với tổng công suất 11.400 MW. Đáng chú ý, đến nay cả 8 dự án đều gặp khó khăn, vướng mắc và không thể hoàn thành theo tiến độ trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, trong đó 2 dự án đã giao chủ đầu tư khác.
Trong số các dự án nguồn điện do PVN làm chủ đầu tư, tốn giấy mực của báo giới suốt thời gian qua phải kể tới 3 dự án đang thi công xây dựng (Thái Bình II, Long Phú I, Sông Hậu I). Các dự án này đều chậm tiến độ đã 2-3 năm.
Cụ thể, với Nhiệt điện Thái Bình II (2 x 600 MW), theo Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 13/9/2019 của Chính phủ, tiến độ cấp chứng chỉ nghiệm thu tạm thời (PAC) tổ máy 1 vào tháng 12/2020 và tổ máy 2 vào quý I/2021.
Tính đến hết tháng 3/2020, tiến độ tổng thể dự án đạt 84,88%, hiện nay đang tập trung thực hiện mua sắm vật tư, nhiên liệu, thiết bị, tập trung nhân lực phục vụ chạy thử va hoàn thiện công tác xây dựng nhà máy… Dự án đang chờ chấp thuận của cấp thẩm quyền về chủ trương cho phép PVN được tiếp tục dùng nguồn vốn chủ sở hữu giải ngân để hoàn thành dự án.
Báo cáo mới đây về tình hình thực hiện các dự án trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh của Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực nêu rõ, có một số nguyên nhân chính dẫn đến dự án có nguy cơ tiếp tục bị chậm tiến độ.
Về cơ chế, từ gần 2 năm nay, PVN đã gửi nhiều văn bản kiến nghị các bộ, ban ngành, Trung ương tháo gỡ cơ chế cho dự án nhưng đến nay Ủy ban Quản lý vốn/Chính phủ vẫn chưa có quyết sách cuối cùng để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đặc biệt là kiến nghị về việc sử dụng vốn chủ sở hữu vượt tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn dự án.
Bên cạnh đó, về nguồn vốn cho dự án, dự án được thu xếp vốn theo phương án cơ cấu 30/70 (vốn chủ sở hữu/vốn vay) và việc giải ngân vốn vay nước ngoài còn lại và tìm kiếm nguồn vay tiếp gần như là không thể. Đến nay, PVN chưa đủ cơ sở pháp lý cấp vốn để giải ngân, thanh toán cho các công việc thực hiện từ năm 2019.
Xung quanh những khó khăn trong triển khai dự án này, không ít lần tại các cuộc họp khác nhau, chính lãnh đạo PVN phải nhấn mạnh, tài chính là một trong 4 vấn đề chính tại nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Làm gì cũng phải có tiền, nếu không có quyết sách sớm thì dự án đóng cửa sớm.
Báo cáo của Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực còn chỉ ra rằng, với dự án này, nhiều cán bộ của Tổng thầu là Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và chủ đầu tư có biểu hiện tâm lý, lo sợ rủi ro pháp lý nên xin chuyển công tác và thiếu quyết liệt trong việc triển khai dự án, đặc biệt trong xử lý các phát sinh.
Càng về sau, Tổng thầu càng khó khăn trong việc đảm bảo hình thành, duy trì nguồn nhân lực có chất lượng, kinh nghiệm quản lý tiến độ đấu thầu mua sắm.
Chưa xác định tiến độ khả thi
Không khá khẩm hơn Nhiệt điện Thái Bình II, dự án Nhiệt điện Sông Hậu I (2x 600 MW) đến nay cũng mới đạt tiến độ thực tế khoảng trên 80%. Trong khi đó, theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, tiến độ vận hành dự án này là năm 2019.
Nguyên nhân chính của việc chậm tiến độ là do việc xử lý các vướng mắc trong quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp hệ thống khử lưu huỳnh (FGD); việc xử lý các vấn đề liên quan đến thẩm định, thỏa thuận các định mức-đơn giá, thẩm tra thiết kế/dự toán bị kéo dài.
Bi đát hơn cả 2 trường hợp nêu trên, dự án Nhiệt điện Long Phú I (2 x 600 MW) đến nay thậm chí còn chưa xác định được tiến độ khả thi. Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, tiến độ vận hành của dự án là năm 2018-2019. Đến nay, khối lượng hoàn thành công việc ước đạt hơn 77% so với kế hoạch. Lũy kế giá trị giải ngân khoảng 11,626 nghìn tỷ đồng.
Việc dự án vẫn chưa xác định được tiến độ khả thi được Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực chỉ ra là bởi Nhà thầu Power Machines (PM-Nga) không giải quyết được các khó khăn/vướng mắc do ảnh hưởng của cấm vận và đề xuất PVN xem xét phương án cấu trúc lại, tăng giá và nhiều điều kiện khác không phù hợp với quy định của Hợp đồng tổng thầu (EPC) hoặc chấm dứt thực hiện Hợp đồng EPC.
Được biết, nhà thầu PM bị Chính phủ Mỹ áp đặt lệnh cấm vận trực tiếp từ ngày 26/1/2018.
Liên quan tới dự án này, ông Nguyễn Doãn Toàn-Trưởng ban Quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 cho hay, từ thời điểm PM bị cấm vận, công tác mua sắm hàng hóa, thiết bị nhập khẩu và thu xếp vốn cho dự án thuộc phạm vi công việc của PM gần như không có tiến triển cụ thể.
Hiện tại, PM đang đẩy ảnh hưởng của vụ việc vượt quá phạm vi mâu thuẫn kinh tế đơn thuần, có tác động nhất định tới quan hệ ngoại giao Việt-Nga.
“Các phương án PM đề xuất để hai bên có thể tiếp tục hoặc đồng thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng đều vượt quá thẩm quyền quyết định của PVN, đặc biệt là về việc tăng giá hợp đồng, miễn trừ trách nhiệm thu xếp vốn và giảm phạm vi công việc của PM”, báo cáo của Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực nêu rõ.
PVN đang kiến nghị Bộ Công Thương chủ trì thành lập Tổ công tác Chính phủ để hỗ trợ đàm phán phương án triển khai dự án tiếp theo với sự tham của nhà thầu PM.
Ngoài 3 dự án đang thi công xây dựng (Thái Bình II, Long Phú I, Sông Hậu I), có 2 dự án của PVN đến nay đã đề nghị giao chủ đầu tư khác là dự án Nhà máy nhiệt điện tua bin khí hỗn hợp Sơn Mỹ 2 (750 MW) và dự án Nhiệt điện Long phú III. Bên cạnh đó, hiện có 2 dự án do PVN làm chủ đầu tư đang ở bước chuẩn bị đầu tư là dự án Nhà máy nhiệt điện tua bin khí hỗn hợp Nhơn Trạch 3&4 (2 x (650-880) MW) và dự án Nhà máy nhiệt điện tua bin khí hỗn hợp miền Trung 1&2 (2 x 750 MW). |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hạn chế lây nhiễm, phòng ngừa dịch COVID
- ·Trung Quốc quản lý dịch bệnh bằng các mã quét thống nhất trên toàn quốc
- ·Đến hết năm 2019 đạt 450.000 người tham gia BHXH tự nguyện
- ·Nga: Google nhận 5 án phạt do không gỡ nội dung không đúng quy định
- ·Dấu ấn nhiệm kỳ Chủ tịch ASSA 2018
- ·TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ người cao tuổi, trẻ mồ côi và đối tượng hoàn cảnh khó khăn
- ·Người già chơi mạng xã hội
- ·TP. Hồ Chí Minh: Kinh tế tăng trưởng tích cực, phục hồi nhanh hơn kỳ vọng
- ·Triển khai 32 giải pháp KHCN phục vụ phát triển Tây Nguyên
- ·Ảnh: Lửa bao trùm dãy Hồng Lĩnh, bất ngờ đổi chiều tiến sát khu dân cư
- ·Dặm dài yêu thương nối mọi miền đất nước
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Khó khăn nào cũng phải vượt qua
- ·Ra mắt nền tảng kết nối các đơn vị thiện nguyện với người dân TP.HCM
- ·Tối đa hóa cơ hội từ EVFTA
- ·4 huyện của Hà Nội: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng sẽ trở thành quận
- ·Giới truyền thông Anh, Đức kêu gọi siết chặt kiểm soát Facebook
- ·Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho người dùng Internet
- ·Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Bắc: Nhập, xuất kịp thời hàng dự trữ quốc gia
- ·PTT Vương Đình Huệ: Triển khai tổng thể, thực chất Dự án Tạo thuận lợi thương mại
- ·Giá xăng, dầu tăng nhẹ sau 3 lần giảm liên tiếp