【keonhacai malaysia】Quản lý, bảo vệ rừng bằng... công nghệ
Tổ tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa hiện có 5 thành viên, trong đó có 1 cán bộ khu bảo tồn và 4 người dân của các tổ nhận khoán bảo vệ rừng cộng đồng. Thực hiện công tác tuần tra rừng, trước giờ xuất phát, các thành viên trong tổ luôn cẩn thận kiểm tra lại dụng cụ, tư trang cá nhân.
Bên cạnh những dụng cụ quen thuộc thường được sử dụng khi đi tuần tra rừng như giày dép, mũ cối, dao, rựa, máy GPS, mỗi người còn trang bị cho mình thêm điện thoại có cài đặt phần mềm SMART, công cụ giúp chuẩn hóa việc thu thập dữ liệu, phân tích và lập báo cáo về hiện trạng quản lý tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Quá trình tuần tra, phát hiện thấy cá thể động vật, thực vật quý hiếm mới hay bẫy thú rừng... các anh sẽ kịp thời ghi chép, nhập thông tin, đánh dấu địa điểm thông qua máy GPS và máy điện thoại thông minh có phần mềm SMART để báo cáo về cho bộ phận quản lý khu bảo tồn.
Anh Hồ Văn Xuyên, một thành viên trong tổ cho biết: “Trung bình mỗi quý, chúng tôi đi tuần tra rừng khoảng 30 ngày. Công việc này cũng có những rủi ro tiềm ẩn, nhiều đêm anh em phải ở lại giữa rừng. Song hành với quá trình tuần tra, chúng tôi thực hiện công tác tháo gỡ các bẫy động vật đặt trái phép, cập nhật quan sát về các loài động, thực vật trên tuyến... Từ khi có phần mềm SMART, việc tuần tra và cập nhật dữ liệu trở nên dễ dàng hơn”.
Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, việc triển khai ứng dụng SMART được thực hiện từ đầu năm 2023. Trước đây, khi chưa có ứng dụng này, việc thu thập dữ liệu tuần tra được thực hiện thông qua các công cụ như máy định vị GPS cầm tay, phiếu/biểu giấy và máy ảnh, sau đó được nhập thủ công vào máy tính. Tuy nhiên, cách tiếp cận này rất tốn thời gian và thiếu tính khách quan, đồng thời quá trình nhập dữ liệu dễ xảy ra sai sót.
Theo Đội trưởng Đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy, Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa Trần Đăng, lực lượng làm nhiệm vụ mỏng, lại quản lý diện tích tương đối lớn trên địa hình phức tạp nên việc ứng dụng các phần mềm bản đồ, trong đó có ứng dụng SMART là rất cần thiết.
Đây được xem là một trong những giải pháp tối ưu ở thời điểm hiện tại nhằm tăng cường chất lượng quản lý nhân lực và nâng cao hiệu quả hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, giám sát đa dạng sinh học. Các tuyến tuần tra bảo vệ rừng được SMART lưu trữ đầy đủ các thông tin như tọa độ, khoảng cách tuần tra, ngày tháng tuần tra...
“Bước đầu làm quen với ứng dụng SMART, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, phần mềm này được tích hợp trên điện thoại, phù hợp với các thành viên trong tổ ghi nhận thông tin hiện trường khi kiểm tra thực địa; hỗ trợ nhiều chức năng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Sau hơn một năm triển khai áp dụng SMART trên thiết bị điện thoại thông minh, các kết quả thực hiện tuần tra, kiểm tra hiện trường được cập nhật thông qua phần mềm quản lý nhanh chóng và chính xác hơn”, anh Đăng nói.
Theo thông tin từ Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, số liệu ứng dụng SMART tự động truyền về máy chủ từ đầu năm 2023 đã ghi nhận hơn 700 ngày tuần tra của các đội bảo vệ rừng với gần 1.500 lượt cán bộ tham gia, trong đó đã tháo được hơn 60 bẫy thú rừng và giám sát các loại động, thực vật hoang dã, quý hiếm.
Nhờ đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao, đồng thời đa dạng sinh học rừng cũng được theo dõi một cách tỉ mỉ và chính xác. Có thể thấy rằng, SMART là công cụ hữu hiệu, hỗ trợ đắc lực cho ban quản lý khu bảo tồn trong quản lý và giám sát việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ khi tuần tra, bảo vệ rừng và giám sát đa dạng sinh học.
Từ đó, lãnh đạo khu bảo tồn sẽ có hướng chỉ đạo kịp thời nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện công tác chuyên môn của cán bộ, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý, kiểm soát tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của đơn vị.
Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa Hà Văn Hoan khẳng định, việc quản lý tại khu bảo tồn đã được nâng cao đáng kể từ khi đưa SMART vào ứng dụng. Những dữ liệu ghi nhận từ ứng dụng SMART giúp ích rất lớn cho ban quản lý trong quá trình xây dựng các quy định và đưa ra giải pháp phù hợp nhằm quản lý và bảo tồn tài nguyên rừng hiệu quả hơn.
“Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa là nơi cư trú của quần thể các động, thực vật quý hiếm như gà lôi lam mào trắng, voọc Hà Tĩnh, sao la, mang lớn, thỏ vằn; đinh tùng, lan hài, trầm hương..., trong đó có nhiều loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Việc sử dụng phần mềm SMART vào công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Qua đó giúp lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của ban quản lý tiếp cận kịp thời với khoa học, công nghệ và giải quyết những yêu cầu cấp thiết trong công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Thời gian tới, đơn vị sẽ tổng kết, đánh giá lại các hoạt động liên quan đến việc sử dụng ứng dụng SMART để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị có cài đặt ứng dụng cho đội ngũ cán bộ, người dân tham gia tuần tra bảo vệ rừng”,ông Hoan cho biết.
Theo Nam Phương(Báo Quảng Trị)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra vaccine ngừa COVID
- ·Đồng loạt tổ chức đại hội hội nông dân cơ sở
- ·Điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Thuấn giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy
- ·Chợ hoa xuân 2023 chưa nhộn nhịp
- ·Cần “sân chơi” công bằng cho ngành mía đường trong nước
- ·Tuổi trẻ Long An tự hào tuyên truyền ca khúc cách mạng
- ·Tượng đài Chiến thắng Chày Đạp được đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật
- ·Lãnh đạo tỉnh làm việc với đơn vị dự kiến đóng tàu du lịch Xà No
- ·Tết Nguyên đán 2019 người lao động được nghỉ liền 9 ngày, dịp lễ 30/4
- ·Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- ·Khẩu trang bất lương
- ·Khai mạc trọng thể Hội nghị Nghị sỹ Trẻ Toàn cầu lần thứ 9 tại Hà Nội
- ·Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc tết các cơ sở bảo trợ xã hội
- ·Xí nghiệp in Hồ Văn Tẩu giữ vững vùng xanh để duy trì sản xuất, kinh doanh
- ·Chùm ảnh: Nhiều tuyến đường tại Hà Nội biến thành sông, giao thông tê liệt sau mưa lớn
- ·Lập tổ công tác của Thủ tướng tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản
- ·Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ
- ·Tăng cường giải ngân vốn đầu tư công để kích thích sản xuất, kinh doanh
- ·Xuất khẩu gạo vào EU tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ EVFTA
- ·Đảng ủy Quân sự tỉnh công bố, trao quyết định về công tác cán bộ