【tỷ số trận dortmund】Quốc gia nào đang nắm quyền kiểm soát Bắc Cực?
TheốcgianàođangnắmquyềnkiểmsoátBắcCựtỷ số trận dortmundo The Economist, 8 quốc gia có lãnh thổ ở Bắc Cực là Mỹ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Thụy Điển và Nga đã lập nên Hội đồng Bắc cực (một cộng đồng khoa học và chính sách), nhằm đưa ra phần lớn quyết định tại đây.
Ngoài Hội đồng nói trên, còn có 13 quốc gia quan sát, trong đó có Trung Quốc. Với việc có nhiều nguồn tài nguyên chưa khai phá và được coi là một "con đường tơ lụa" mới, cuộc đua kiểm soát Bắc Cực đang trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Vào tháng 5, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố Bắc Cực thuộc về Nga. Theo ông Lavrov, "vì Nga chiếm 53% đường bờ biển Bắc Cực và có nhiều căn cứ quân sự nhất tại đây, Bắc Cực là một phần lãnh thổ tất yếu của chúng tôi".
Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng nghĩ như vậy, điển hình là các quốc gia NATO, khi gửi một tàu sân bay tới Bắc Cực lần đầu tiên sau 27 năm. Vào năm 2021, các chiến hạm của Anh và Mỹ đã tiến vào vùng biển Barents, gần với các căn cứ hải quân Nga. Đến năm 2023, Na Uy sẽ thực hiện cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử tại Bắc Cực kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
Vậy nguyên nhân dẫn đến cuộc chạy đua này là gì, và quốc gia nào đang nắm lợi thế tại Bắc Cực?
Trên thực tế, phần lớn diện tích của Bắc Cực là băng và nước, với tình trạng nóng lên toàn cầu thì diện tích băng đang ngày càng bị bó hẹp. Khi băng tan, một hành lang vận chuyển tự nhiên nằm giữa Siberia và Alaska, nối liền eo biển Bering với biển Barents đã xuất hiện, thu hút sự chú ý rất lớn của các quốc gia trong Vòng Bắc Cực.
Bất chấp việc tuyến đường biển này bị đóng băng tới 9 tháng mỗi năm, đã có hơn 1.000 tàu chở hàng đi qua đây vào năm 2020, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Một số quốc gia gọi tuyến đường này là "con đường tơ lụa địa cực".
Hiện tại, Nga là quốc gia kiểm soát hành lang này, và thu được một khoản tiền không nhỏ từ phí thông hành. Tuy vậy, lợi ích về kinh tế đi kèm với rủi ro an ninh, khi hành lang băng vốn là lớp bảo vệ tự nhiên cho vùng biển phía bắc của Nga, việc băng tan khiến cho Moscow phải huy động nhiều nhân lực hơn để giữ an ninh bờ biển.
Ngoài bề nổi của Bắc Cực, đáy biển cũng đang là khu vực tranh chấp của các quốc gia trong khu vực, bởi băng tan khiến cho các mỏ dầu khí và khoáng sản trở nên dễ tiếp cận hơn.
Tuy nhiên, để có thể tuyên bố chủ quyền ở vùng nước ngoài lãnh hải (cách đường bờ biển hơn 22km), các quốc gia phải chứng minh diện tích đáy biển đó là phần mở rộng thuộc thềm lục địa của họ. Vấn đề địa lý đang gây ra nhiều tranh cãi giữa các quốc gia, điển hình là việc Canada, Đan Mạch và Nga đều tuyên bố quyền kiểm soát với Lomonosov Ridge - một dãy núi nằm dưới mặt nước của Bắc Cực.
Để thể hiện quyền kiểm soát của mình, Nga thậm chí đã cho tàu ngầm cắm một lá cờ bằng titan xuống đáy biển Bắc Cực vào năm 2007. Không chịu kém cạnh, vào năm 2013, Canada đã cấp hộ chiếu cho ông già Noel với địa chỉ là Bắc Cực. Tuy nghe có vẻ "hài hước", nhưng đây là một động thái nhằm khẳng định chủ quyền trong cuộc tranh giành với Nga, Mỹ hay Đan Mạch.
Ở thời điểm hiện tại, Nga đang là quốc gia có lợi thế lớn nhất tại Bắc Cực, nhưng khi diện tích băng tiếp tục thu hẹp, cuộc đua tranh giành ảnh hưởng sẽ lại nóng hơn bao giờ hết, như lời một lãnh đạo NATO đã nói vào tháng 6, "băng tan có thể dẫn tới căng thẳng địa chính trị mới".
Việt Dũng
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Người lao động muốn nghỉ Tết sớm so với lịch quy định
- ·Khoảnh khắc kinh hoàng, xe tải mất lái 'ủi' bay 48 phương tiện trên cao tốc
- ·Bắt đường dây trôm hàng chục nghìn bộ phận ô tô giá trị tới 22 triệu USD
- ·Nữ tài xế 'mù mắt' vì bị bạt từ xe trước bay trúng kính lái
- ·Sử dụng mà không kí hợp đồng lao động, kiện thẳng tới Tòa án
- ·Có nên bỏ đầu số, viết thẳng tên địa phương trên biển số xe?
- ·Vừa bước ra khỏi xế hộp, cô gái trẻ bị vật 'trên trời rơi xuống' trúng người
- ·Nhà sư lái xe khi say xỉn, cãi cảnh sát 'uống rượu là để chống Covid'
- ·Nhành san hô
- ·Xe hơi giá rẻ của Ấn Độ xuất khẩu, rẻ như cho cũng khó bán
- ·Nhặt được sổ đỏ có thể đem cầm cố?
- ·Top xe 5 chỗ gầm cao dưới 700 triệu giá rẻ, bền, đẹp nhất
- ·Thót tim cảnh ô tô 'nuốt chửng' bé gái đang chơi giữa sân
- ·Có nên mua Honda Brio 2019 giá 430 triệu đồng?
- ·Cả nhà 3 người bệnh khốn khổ chỉ biết ăn gạo sống đón tết
- ·Giá xe bán tải Ford Ranger 2023 vừa ra mắt đã 'kèm lạc' đến 70 triệu đồng
- ·Sony bất ngờ ra mắt xe điện Afeela cực độc ngay đầu năm mới 2023
- ·Vinfast nhận được đánh giá ESG từ Sustainalytics
- ·Anh ấy mất đột ngột, con riêng của anh có được hưởng thừa kế?
- ·Lái xe trên cao tốc, nên đi ở làn đường nào cho an toàn?