【bdkq ngoại hạng anh】Báo cáo tài chính nhà nước: Giải pháp sửa đổi phù hợp với thông lệ quốc tế
Nhiều lỗi cần khắc phục
Bà Đặng Thị Thủy - Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho biết, qua thực tế 2 năm triển khai Báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN) và qua các ý kiến phát biểu tại hội thảo “Tổng kết công tác lập BCTCNN đầu tiên và một số giải pháp nâng cao chất lượng BCTCNN những năm tiếp theo”, KBNN nhận thấy có nhiều vấn đề cần khắc phục.
Đơn cử như BCTCNN năm 2018 chưa phản ánh đầy đủ số liệu tài sản kết cấu hạ tầng (TSKCHT). Theo đó, BCTCNN toàn quốc chỉ có số liệu TSKCHT đường bộ do trung ương quản lý, chưa có số liệu TSKCHT khác (hàng không, đường sắt quốc gia, hàng hải, đường thủy nội địa, thủy lợi…).
Nguyên nhân được chỉ ra là theo quy định tại Thông tư số 133/2018/TT- BTC (TT133), Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cung cấp thông tin TSKCHT được theo dõi trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công (CSDL). Tuy nhiên, trên CSDL chưa có dữ liệu tài sản hạ tầng khác. Trong khi đó, theo các quy định hiện hành, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có trách nhiệm chủ trì xây dựng CSDL chuyên ngành về tài sản hạ tầng… nhưng hiện nay, các bộ này vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện. Do đó, trên CSDL hiện mới chỉ có dữ liệu tài sản hạ tầng giao thông đường bộ và nước sạch. Trong đó, dữ liệu các tài sản này ở địa phương chưa đảm bảo độ tin cậy do cơ quan được giao quản lý tài sản ở nhiều địa phương (sở giao thông, sở nông nghiệp, sở tài chính…) chưa nhập hoặc nhập chưa chính xác.
Hay như về vấn đề nợ chính quyền, việc cung cấp thông tin về nợ chính quyền địa phương do Vụ Ngân sách nhà nước (NSNN), Bộ Tài chính cung cấp cho KBNN, trong khi đó, số liệu nợ chính quyền địa phương được tổng hợp vào BCTCNN tỉnh có thể khác với số liệu nợ được HĐND thông qua (vào tháng 11, 12). Nguyên nhân cũng là do theo quy định tại TT 133, Thông tư số 74/2018/TT- BTC hướng dẫn chế độ kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của chính phủ, chính quyền địa phương; thống kê, theo dõi các khoản nợ cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ, số liệu nợ chính quyền địa phương do Vụ NSNN tổng hợp số liệu của cơ quan tài chính cung cấp vào thời điểm trước 30/6, trong khi đó, HĐND thông qua số liệu nợ chính quyền địa phương trong kỳ họp tháng 11, 12 hàng năm. Do đó, cơ quan tài chính có thể thiếu thông tin trong trường hợp giải ngân vốn trực tiếp cho các dự án, chương trình mục tiêu do đơn vị thụ hưởng ngân sách chưa làm thủ tục ghi thu, ghi chi…
“Vá lỗi” trước mắt và giải pháp lâu dài
Theo Phó Tổng giám đốc KBNN, các lỗi của BCTCNN năm 2018 đã được BCTCNN năm 2019 khắc phục. Cụ thể, đối với TSKCHT giao thông đường bộ, hạ tầng nước sạch, Bộ Tài chính đã có công văn đề nghị các địa phương đôn đốc nhập dữ liệu vào CSDL để tổng hợp BCTCNN, thời hạn là ngày 31/10/2020. Đến nay, trên sơ sở số liệu Cục Quản lý công sản kết xuất từ CSDL, KBNN tỉnh, thành phố sẽ thống nhất/xác nhận số liệu với sở tài chính hoặc các sở, ban, ngành được giao quản lý tài sản. Số liệu được thống nhất/xác nhận là cơ sở để tổng hợp vào BCTCNN.
Đối với TSKCHT giao thông, thủy lợi khác, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho ý kiến về tiến độ xác định giá trị, tiến độ xây dựng và đưa giá trị TSKCHT khác vào CSDL quốc gia về tài sản công, các khó khăn và vướng mắc (nếu có). Từ đó, Bộ Tài chính có thông tin giải trình trên BCTCNN năm 2019.
Theo bà Thủy, với BCTCNN từ năm 2020 trở đi, để nâng cao trách nhiệm của các đơn vị trong việc cung cấp số liệu cho BCTCNN, KBNN đề xuất sửa đổi, bổ sung TT 133 theo hướng: cơ quan quản lý TSKCHT địa phương trực tiếp cung cấp thông tin cho KBNN đồng cấp trước ngày 30/4 năm sau đối với thông tin của huyện và trước ngày 30/6 đối với thông tin của cấp tỉnh. Đồng thời, BCTCNN các năm tiếp theo sẽ cập nhật số liệu của các TSKCHT khác căn cứ vào tiến độ, lộ trình xây dựng và hoàn thiện CSDL của các bộ nêu trên theo lộ trình phù hợp, khả thi.
Về vấn đề nợ chính quyền địa phương, trong BCTCNN năm 2019, KBNN cũng đưa ra đề xuất sửa đổi, bổ sung TT 133 theo hướng: cơ quan tài chính địa phương trực tiếp cung cấp số liệu nợ chính quyền địa phương cho KBNN tỉnh để tổng hợp, lập BCTCNN tỉnh. Đồng thời, Bộ Tài chính cần có giải pháp để cơ quan tài chính địa phương có đầy đủ thông tin về số vay nợ của địa phương (Cục Quản lý nợ hoặc chủ dự án cung cấp thông tin trong trường hợp giải ngân vốn).
Theo bà Thủy, với những tồn tại đã được chỉ ra và đề xuất hướng giải quyết, BCTCNN từ năm 2020 trở đi sẽ là bức tranh tổng thể, đầy đủ và hoàn chỉnh về nền tài chính của đất nước. Từ BCTCNN, các cơ quan của Chính phủ sẽ khai thác thông tin để phục vụ quản lý nhà nước ngày càng hiệu quả, công khai, minh bạch và theo thông lệ quốc tế.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công sẽ được nâng cấp Ông Nguyễn Tân Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, để nâng cao chất lượng Báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN), Bộ Tài chính đang thực hiện Dự án Nâng cấp cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về tài sản công, dự kiến hoàn thành trong năm 2021. Đồng thời, Cục Quản lý công sản tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc hướng dẫn báo cáo kê khai để nhập, duyệt, chuẩn hóa dữ liệu trong CSDL quốc gia về tài sản công; xây dựng CSDL chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý và tích hợp, kết nối vào CSDL quốc gia về tài sản công theo quy định để phục vụ việc lập BCTCNN… |
Vân Hà
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
- ·Bộ GD&ĐT đồng hành cùng Vingroup triển khai chương trình 'xanh'
- ·Xu hướng tiêu dùng xanh và thời cơ của doanh nghiệp
- ·Sớm đưa TP.HCM thành trung tâm giao dịch tín chỉ carbon với tầm nhìn toàn cầu
- ·Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- ·Giảm ô nhiễm nhựa – không thể trì hoãn
- ·Siêu thị, cửa hàng ngày càng 'xanh' để bảo vệ người tiêu dùng
- ·Kiểm soát nguồn khí thải công nghiệp, phương tiện giao thông
- ·Google Photos tròn 1 tuổi, 24 tỉ ảnh “tự sướng”
- ·BIDV trồng cây xanh tại Lai Châu
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·Phú Yên kiên quyết xóa các điểm nóng về rác thải nhựa
- ·Tiệm tạp hóa 'tẩy chay' túi nilon
- ·Doanh nghiệp chuẩn bị cho công cụ tái chế, thu gom bắt buộc thế nào?
- ·Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần
- ·BIDV trồng cây xanh tại Lai Châu
- ·Lấy 'Tăng trưởng xanh
- ·Chai nhựa, túi nylon đang hủy diệt môi trường Việt Nam ra sao?
- ·Samsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thư
- ·Vi phạm về bảo vệ môi trường bị xử lý thế nào?