【tứ kết cúp c1 châu âu】Thuốc thúc chín trái cây có thật sự độc hại?
Theo chuyên gia công nghệ thực phẩm, thuốc thúc chín trái cây không độc hại như nhiều người lầm tưởng
Trao đổi với Chất lượng Việt Nam, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh – Chuyên gia công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, việc sử dụng hoạt chất hoặc đất đèn để thúc chín trái cây được nhiều bà con nông dân sử dụng không ảnh hưởng đến chất lượng trái cây và ở một mức cho phép thì nó an toàn.
Các nhà khoa học cho rằng, Ethephon không độc, là hoạt chất được sử dụng trong nông nghiệp. TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới cũng khẳng định: Cách đây 20 năm từng có một Hội đồng khoa học đánh giá chất Ethephon, và thống nhất đưa vào nhóm chất điều hòa sinh trưởng, có dinh dưỡng, chứ hoàn toàn không phải là thuốc bảo vệ thực vật.
Bản thân chất này được thế giới sử dụng phổ biến trong trồng trọt, có tác dụng điều hòa sinh trưởng cây trồng, thúc hoa quả chín nhanh, chín đều.
Song vị này cũng lưu ý, nếu nông dân sử dụng Ethephon không rõ nguồn gốc, hoặc dùng không đúng liều lượng thì sẽ không đảm bảo sức khỏe và khó quản lý.
Theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, từ lâu các nước trên thế giới đã sử dụng rộng rãi Ethephon cả trong và sau thu hoạch để kích thích sự chín đều. Việc phát triển nông nghiệp hiện đại không thể thiếu những ứng dụng của công nghệ sinh học.
Trong ngành chế biến nông sản, không ai có thể chờ từng trái cây chín rồi mới đưa vào sản xuất, nhất là các loại khó chín đều như mít, sầu riêng, chuối...
Cho dù các nhà khoa học khẳng định Ethephon không độc hại, nhưng việc sử dụng như thế nào hiện nay chưa được quản lý. Ông Thịnh cho rằng, không nên dùng Ethephon ép chín trái cây một cách quá nhanh. Thay vì ép chín một ngày thì nông dân nên sử dụng liều lượng cho quá trình chín kéo dài ba bốn ngày.
“Trong quá trình bảo quản, lưu thông, hoạt chất Ethephon trong trái cây sẽ bốc hơi chứ không còn tồn dư”, ông Thịnh khẳng định. Tuy nhiên, trước câu hỏi nếu để trái cây chín tự nhiên có tốt hơn sử dụng Ethephon, ông thừa nhận “chất lượng trái cây chín tự nhiên tốt hơn."
Thực tế, thông tin từ Hiệp hội trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam, trên thị trường không chỉ có Ethephon. Khá nhiều hóa chất xử lý trái chín có nguồn gốc Trung Quốc hoặc một số hãng của nước ngoài trôi nổi, không kiểm soát. Các thuốc lấy tên khác nhau như “Hoa quả thúc chín tố” (Trung Quốc), “Trái chín” (Việt Nam),...
Ngoài ra, nông dân vẫn dùng đất đèn ủ chín trái cây. Trong đất đèn có chứa arsenic và phosphorus độc, khi gặp nước tạo mùi hôi khó chịu, dễ cháy, nổ. Đất đèn cũng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nhức đầu, chóng mặt...
Bên cạnh đó, nông dân còn sử dụng hoá chất, các thuốc bảo vệ thực vật để chống côn trùng, vi khuẩn, nấm mốc giữ trái cây lâu hư, có thể giữ nhiều tháng, thậm chí cả năm.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nửa tháng qua, đại gia người Hải Dương này ‘đút túi’ khoản tiền ‘khủng’ gần 2.6 nghìn tỷ đồng
- ·Kẻ cuồng yêu giết nữ sinh lãnh án tử hình
- ·Việt Nam, Indonesia to raise trade to $15b by 2028: Leaders
- ·Thiệt mạng do đi sai phần đường
- ·Du lịch Mẫu Sơn: Thời khắc cất cánh
- ·7 năm tù cho kẻ buôn bán trái phép chất ma túy
- ·Người dân về quê ăn Tết, trộm lộng hành vơ vét hàng tỷ đồng
- ·Xe 7 chỗ tông gãy cột điện, 2 người bị thương nặng
- ·Hơn 4 nghìn tấn cam vàng Navel Úc sắp về Việt Nam: Loại quả này có gì đặc biệt?
- ·Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
- ·Chiếc ô tô mới giá 242 triệu đồng phiên bản hybrid của Toyota hấp dẫn cỡ nào
- ·MTTQVN các cấp tổ chức 4.150 cuộc tuyên truyền ATGT
- ·Tử vong trong khi ngủ
- ·Đầu thú sau khi trộm
- ·Xổ số Vietlott Power 6/55: Giải Jackpot hơn 35 tỷ đồng có tìm thấy chủ nhân ngày hôm qua?
- ·VKSND Bù Đăng giải quyết 93/109 tin tố giác tội phạm
- ·6 tháng, đình chỉ 532 vụ án
- ·Giấu “hàng đá” trong nhà nghỉ
- ·Hải Phòng: Xuất hiện ô tô Trung Quốc ‘nhái’ Audi Q5 rao bán giá 360 triệu đồng, chưa ai mua
- ·Trộm đột nhập trường học