【kq ulsan】Những điểm nhất của ngành Tài chính TP.HCM
TheữngđiểmnhấtcủangànhTàichíkq ulsano Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng, từ thực tiễn tại địa phương, TP.HCM mạnh dạn đề xuất và thực hiện các giải pháp mang tính đột phá, mang đậm dấu ấn TP.HCM, được Chính phủ nhân rộng ra toàn quốc như:
Là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện thí điểm việc xử lý sắp xếp lại địa chỉ nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước nhằm quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả nhà đất thuộc sở hữu nhà nước. Đồng thời, kết quả đạt được đã làm chuyển biến nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước trong việc quản lý tài sản công, bổ sung ngồn vốn vào ngân sách, tăng thêm nguồn tài chính để đầu tư, hiện đại hóa công nghệ, trang thiết bị, mở rộng qui mô, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hội nhập, góp phần chỉnh trang đô thị, đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước lâu dài. Tính đến nay, trên tổng số 12.963 địa chỉ nhà đất kê khai, tương đương 239.703.702 m2, TP.HCM đã xử lý được 1.820 địa chỉ, thu nộp ngân sách tổng số tiền trên 18.713 tỷ đồng. Từ hiệu quả đạt được, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện trên phạm vi cả nước.
Địa phương đầu tiên phát hành thành công trái phiếu đô thị. Từ năm 2003, TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai phương thức phát hành trái phiếu đô thị để bổ sung nguồn chi đầu tư phát triển theo cơ chế tự vay, tự trả bằng nguồn thu của ngân sách Thành phố. Từ đây mở ra một kênh huy động vốn mới, phù hợp với các dự án hạ tầng đô thị và là phương thức huy động có tiềm năng lớn và lâu dài, không chỉ cho Thành phố mà cho cả nước; góp phần nâng cao tính tự chủ của chính quyền địa phương trong lĩnh vực ngân sách, tăng cường cơ chế phân cấp về huy động vốn đầu tư giữa Trung ương và địa phương.
Giai đoạn 2003 - 2014, TP.HCM phát hành thành công 20.850 tỷ đồng trái phiếu đô thị. Năm 2015 phát hành 3.000 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn đầu tư các công trình trọng điểm. Từ mô hình này, Chính phủ đã hoàn chỉnh các quy định về phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, đến nay đã có 7 tỉnh, thành phố thực hiện huy động vốn đầu tư bằng hình thức phát hành trái phiếu.
TP.HCM cũng là địa phương đầu tiên thí điểm đấu giá quyền sử dụng đất. Nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất trên địa bàn Thành phố, tạo nguồn thu bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển cho ngân sách.
UBND TP.HCM đã thành lập Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất Thành phố, Sở Tài chính là cơ quan thường trực, Giám đốc Sở Tài chính là Chủ tịch Hội đồng. Việc đấu giá quyền sử dụng đất theo cơ chế nêu trên đã tạo sự công khai, minh bạch và có hiệu quả cao trong khai thác, quản lý, sử dụng quỹ đất, góp phần đầu tư phát triển cho các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn Thành phố.
Địa phương đầu tiên thí điểm huy động nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển. Trước nhu cầu cấp bách về vốn đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, trong điều kiện nguồn cân đối ngân sách còn hạn chế, Thành phố là địa phương đi đầu trong việc thí điểm mô hình “đổi đất lấy hạ tầng”, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước theo chủ trương xã hội hóa đầu tư bằng việc triển khai một số phương thức huy động vốn đầu tư mới như đầu tư theo hình thức BT, BOT, BOO;
Đồng thời hình thành một định chế tài chính mới chuyên để đầu tư hạ tầng; huy động nguồn lực xã hội thông qua Chương trình kích cầu đầu tư. Từ hình thức này nhiều công trình trọng điểm đã hình thành và đưa vào sử dụng như dự án đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài, Nhà máy nước Thủ Đức, Dự án mở rộng xa lộ Hà Nội….
Địa phương đầu tiên thí điểm giao tự chủ tài chính cho cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. TP.HCM cũng là một trong những địa phương đầu tiên thực hiện khoán biên chế, kinh phí quản lý hành chính cho cơ quan quản lý nhà nước và giao tự chủ về tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập. Việc giao tự chủ này đã tăng sự chủ động của đơn vị sử dụng ngân sách, phát huy tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí.
Trong quá trình thực hiện tại TP.HCM, từ kết quả đạt được qua thí điểm, cùng với các ý kiến góp ý của các địa phương, Chính phủ đã hoàn chỉnh cơ chế giao khoán biên chế, kinh phí quản lý hành chính cho cơ quan quản lý nhà nước và giao tự chủ về tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng trên phạm vi cả nước.
Bên cạnh đó, công tác tài chính - ngân sách còn góp phần ổn định giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát. Đặc biệt trong những năm suy giảm kinh tế và lạm phát cao, ngành Tài chính TP.HCM đã phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác quản lý, điều hành giá, thực hiện nhiều giải pháp bình ổn thị trường.../.
(责任编辑:La liga)
- ·Ông Mikheil Kavelashvili nhậm chức Tổng thống Gruzia
- ·Dự báo thời tiết 19/2/2024: Miền Bắc gia tăng nắng trước khi đón không khí lạnh
- ·Chợ cá lóc lớn nhất TP.HCM nhộn nhịp ngày vía Thần Tài
- ·Cho bạn nhậu mượn xe máy dẫn đến tai nạn nghiêm trọng, nam thanh niên bị khởi tố
- ·Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- ·Bạch đào hiếm xuống phố Hà Nội, giá 40 triệu đồng vẫn hút khách mua chơi Tết
- ·Siêu cây dáng rồng được trả 3 tỷ đồng, chủ nhân không bán, để khách check
- ·Chủ tịch TP.HCM: Năm 2025 đưa toàn bộ hoạt động của thành phố lên nền tảng số
- ·Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- ·Công an TP.HCM thông tin vụ cô gái mất tích dịp Tết, bị sát hại phi tang thi thể
- ·Thời tiết Hà Nội 9.9: Mưa rào kèm giông kéo dài nhiều ngày
- ·Sương mù dày đặc, trăm chuyến bay chậm giờ, Cục Hàng không chỉ đạo ‘nóng’
- ·Chiều 30 Tết Giáp Thìn, đường phố Hà Nội vắng lặng, khác hẳn ngày thường
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn ở cao tốc Cam Lộ
- ·Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ
- ·Huy động người nhà, xuyên đêm nướng hơn 5000 cá lóc phục vụ ngày vía Thần Tài
- ·Lực lượng chống khủng bố phô diễn kỹ năng bắn súng, giải cứu con tin
- ·Đề xuất Bộ trưởng Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ khi cấp thiết
- ·Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- ·Người dân trở lại TP.HCM sau kỳ nghỉ Tết, các tuyến cửa ngõ vẫn thông thoáng