【kết quả slovakia】Bộ Tài chính đã sớm triển khai ứng dụng giao dịch điện tử
Xây dựng định hướng rõ ràng
Đại diện Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, Chiến lược tài chính đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 450/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đề ra nhiệm vụ “Hoàn thành việc xây dựng nền tảng công nghệ cung cấp dịch vụ công điện tử ngành tài chính”. Trong đó, đề cập tới việc đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, hoàn thiện phương thức điều hành chính sách tài chính.
Nội dung trên đã được cụ thể cho từng lĩnh vực thông qua các chiến lược ngành (Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020; Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020; Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020; Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020...).
Đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Nghị quyết về Chính phủ điện tử, trong đó giao nhiệm vụ cho Bộ Tài chính cải tiến mạnh mẽ quy trình, thủ tục hành chính về thuế, hải quan, kho bạc thông qua áp dụng GDĐT. Các nhiệm vụ này đã được đưa vào các chương trình hành động, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm và kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020 của ngành Tài chính.
Năm 2018, Bộ Tài chính ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính theo Quyết định số 2445/QĐ-BTC. Đến năm 2019, Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 theo Quyết định số 844/QĐ-BTC.
Bộ Tài chính đã tổ chức nghiên cứu Luật GDĐT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật GDĐT, làm căn cứ xây dựng các Luật chuyên ngành có nội dung áp dụng GDĐT, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn về GDĐT trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính, các chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT của Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính đã tích hợp quy định về áp dụng GDĐT trong một số luật chuyên ngành do Bộ chịu trách nhiệm dự thảo, như: Luật Hải quan năm 2014, Luật Kế toán năm 2015, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, Luật Quản lý thuế năm 2019… Việc quy định về áp dụng GDĐT trong luật chuyên ngành tạo cơ sở pháp lý vững chắc và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển, ứng dụng GDĐT.
Sau khi Luật Giao dịch điện tử năm 2005 được ban hành, Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, đồng thời xây dựng, ban hành các Thông tư hướng dẫn về giao dịch điện tử trong các lĩnh vực do Bộ Tài chính quản lý. Các văn bản này đều đã được điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế để phù hợp với nhu cầu của thực tiễn.
Ứng dụng mạnh mẽ trong nội bộ Bộ Tài chính
Bộ Tài chính đã áp dụng GDĐT từ rất sớm trong hoạt động quản lý chuyên ngành, đặc biệt tại các đơn vị thuộc Bộ có tổ chức bộ máy từ cấp trung ương đến địa phương như Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước.
Trước đây, các hệ thống thông tin được triển khai theo mô hình phân tán, các đơn vị thực hiện GDĐT thông qua cơ chế truyền số liệu. Từ khoảng năm 2000 đến nay, các hệ thống thông tin quan trọng của ngành Tài chính đều được triển khai theo mô hình tập trung (hệ thống đặt tại Trung tâm dữ liệu, các đơn vị từ cấp trung ương tới địa phương truy cập hệ thống thông qua mạng diện rộng của ngành Tài chính), tạo thuận lợi rất lớn cho việc áp dụng GDĐT.
Triển khai Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, Bộ Tài chính đã cơ bản triển khai hệ thống Quản lý văn bản điện tử trong phạm vi toàn ngành, hiện đang nâng cấp hệ thống để đáp ứng các quy định kỹ thuật của nhà nước và áp dụng chữ ký số cá nhân.
Bộ Tài chính cũng đã tích cực triển khai GDĐT với các cơ quan nhà nước. Cụ thể, cho đến nay, Tổng cục Hải quan đã kết nối với trên 20 bộ, ngành để thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, kết nối với 8 nước ASEAN để thực hiện cơ chế một cửa ASEAN về hải quan. Kho bạc Nhà nước đã triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho tất cả các cơ quan nhà nước trên phạm vi toàn quốc.
Bộ Tài chính đã triển khai kết nối liên thông hệ thống quản lý văn bản điện tử của Bộ Tài chính với trục trao đổi văn bản của Văn phòng Chính phủ, thông qua đó thực hiện trao đổi văn bản điện tử với các cơ quan nhà nước khác.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai mạnh mẽ thủ tục hành chính điện tử, dịch vụ công điện tử, nhận được sự hoan nghênh của đông đảo người dân và doanh nghiệp, Bộ Tài chính và các đơn vị thuộc Bộ cũng đã triển khai thành công nhiều dịch vụ công trực tuyến trên phạm vi cả nước, đặc biệt trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, chứng khoán./.
Khánh Huyền
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đứa con của một lần sung sướng…
- ·Ai là người ăn trộm chiếc đồng hồ của thuyền trưởng?
- ·Dự kiến siết quy định thi ngoại ngữ 6 bậc, ngăn gian lận thi thay, thi hộ
- ·'Bắt trước' hay 'bắt chước', từ nào mới đúng chính tả?
- ·Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024
- ·Dự kiến siết quy định thi ngoại ngữ 6 bậc, ngăn gian lận thi thay, thi hộ
- ·Quần đảo Hải Tặc thuộc tỉnh nào của Việt Nam?
- ·Thầy giáo vui mừng chạy đứt dép đến báo tin học sinh đoạt giải
- ·Giá vàng hôm nay (16/8): Vàng trong nước tiếp tục tăng nhẹ
- ·Năm bộ óc kiệt xuất sẽ tới Việt Nam vào tháng 12
- ·Dù ngân hàng đang 'chữa bệnh thừa tiền', vay đảo nợ ngân hàng không dễ
- ·Lũ trên các sông có thể vượt báo động 3, Thừa Thiên
- ·Nữ giảng viên ‘nặng tình’ với màu áo lính nơi biên cương hải đảo
- ·'Ròn rã' hay 'giòn giã', từ nào mới đúng chính tả?
- ·Là vợ nhưng tôi luôn phải chủ động...
- ·Trường Đại học Trà Vinh khai giảng năm học 2024
- ·Giáo sư Yann LeCun
- ·Thầy giáo Hàn Quốc trượt tuyết đi làm nhanh như ô tô gây sốt mạng
- ·Dolin – Nhà sản xuất motor giảm tốc uy tín thế giới đến từ Đài Loan
- ·Nàng công chúa Việt bị câm, 10 tuổi đã lấy chồng là ai?