【stuttgart – wolfsburg】Chứng khoán tuần: Sóng kết quả kinh doanh quý 2 lớn đến đâu?
Do đó thị trường có quyền kỳ vọng vào chuyển biến tốt hơn trong những tuần tới,ứngkhoántuầnSóngkếtquảkinhdoanhquýlớnđếnđâstuttgart – wolfsburg đặc biệt là những tuần đầu tháng 7. Thống kê những tháng 7 của thị trường trong 8 năm qua cũng đem lại kết quả khá tích cực. Tháng 7 nào kể từ năm 2010 đến nay VN-Index cũng có giai đoạn tăng trưởng nhất định, mặc dù không phải tháng 7 nào cũng kết thúc tháng là tăng.
Cụ thể, từ năm 2010 – giai đoạn 2009 trở về trước thị trường chịu tác động lớn từ bối cảnh khủng hoảng – thị trường trải qua 8 tháng 7 và toàn bộ đều có một nhịp tăng, chủ đạo là đầu tháng, với mức tăng trưởng thấp nhất của VN-Index là 0,35% (tháng 7/2011) và cao nhất là tăng 7,83% (tháng 7/2016) so với cuối tháng 6 cùng năm. Mức biến động tăng trung bình tháng 7 trong 8 năm gần nhất của VN-Index là 3,91%.
Điểm tiêu cực là trong 8 năm qua, tháng 7 nào thị trường cũng phải chịu một đợt suy giảm trong tháng, sau khi có được một nhịp tăng như thống kê nói trên. Nói cách khác, thị trường tháng 7 thường suy yếu về cuối tháng sau khi đã tăng trong thời gian đầu. Thậm chí có tới 7/8 tháng 7 thị trường có thời điểm điều chỉnh xuống thấp hơn cả cuối tháng 6.
Diễn biến này là phù hợp với trạng thái thị trường bình thường khi các nhà đầu tư ngóng đợi kết quả kinh doanh quý 2 sẽ xuất hiện vào tuần cuối tháng 7 nhưng lại thực hiện mua sớn hơn. Thống kê với các cổ phiếu lại cho những diễn biến không theo khuôn mẫu nào cụ thể vì các cổ phiếu phân hóa rất nhiều ở giai đoạn này. Có những cổ phiếu tăng rất sớm từ đầu tháng nhưng cũng có cổ phiếu tăng muộn hơn. Thậm chí có không ít cổ phiếu giảm liên tục trong tháng 7.
Nguyên nhân cũng có thể đến từ sự chọn lọc của nhà đầu tư. Các doanh nghiệp được dự báo sẽ có kết quả kinh doanh tích cực thường tăng sớm và sau đó điều chỉnh. Khả năng tìm kiếm kết quả kinh doanh của nhà đầu tư hiện tại cũng thuận lợi hơn khi các công ty chứng khoán thực hiện tốt chức năng tư vấn, phân tích. Kết quả phân tích sớm thường không khác nhau là mấy nên dòng tiền có xu hướng tập trung vào những cổ phiếu được khuyến nghị nhiều.
Mức tăng trưởng của giá cổ phiếu trong kỳ báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 cũng rất đa dạng nhưng điều bất ngờ là các blue-chips lại có mức biến động mạnh hơn, thể hiện ở biến động của chỉ số VN30Index. Chẳng hạn với dữ liệu từ 2012 đến nay (thời điểm ra đời chỉ số VN30Index), mức tăng trưởng tốt nhất của VN30Index trong tháng 7 so với cuối tháng 6 là 4,54% trong khi của VN-Index là 4,96%. Ngược lại, mức điều chỉnh tối đa so với cuối tháng 6 của VN-Index chỉ là -1,52% trong khi của VN30Index là -1,83%.
Điều có thể rút ra từ các thống kê nói trên là các blue-chips có khả năng ổn định và tăng sớm khi có kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 2 hàng năm, nhưng tốc độ tăng lại không nhanh. Có thể các cổ phiếu này có quy mô lớn hơn phần còn lại của thị trường nên khó đầu cơ hơn.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 29/6 | Giá đóng cửa ngày 22/6 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 29/6 | Giá đóng cửa ngày 22/6 | Mức tăng (%) |
LDG | 12.1 | 14.7 | -17.69 | DAT | 19.4 | 14 | 38.57 |
PNJ | 87 | 105 | -17.14 | HCD | 15.2 | 11 | 38.18 |
TV1 | 15.7 | 18.7 | -16.04 | CLW | 18.3 | 15.05 | 21.59 |
CLG | 2.91 | 3.45 | -15.65 | TNI | 7.8 | 6.7 | 16.42 |
BHN | 91.5 | 105.9 | -13.6 | TLD | 15.7 | 13.6 | 15.44 |
NAV | 4.33 | 5 | -13.4 | SJF | 24.8 | 21.6 | 14.81 |
TS4 | 5.91 | 6.8 | -13.09 | NVT | 5.05 | 4.42 | 14.25 |
VPB | 28.7 | 32.9 | -12.77 | TDW | 22.4 | 19.8 | 13.13 |
VPS | 13.45 | 15.4 | -12.66 | SGT | 5.7 | 5.05 | 12.87 |
FCM | 6.28 | 7.15 | -12.17 | DTT | 17.7 | 15.7 | 12.74 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 29/6 | Giá đóng cửa ngày 22/6 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 29/6 | Giá đóng cửa ngày 22/6 | Mức tăng (%) |
CCM | 18.2 | 29.2 | -37.67 | VE8 | 7.2 | 5.5 | 30.91 |
KHL | 0.3 | 0.4 | -25 | PTI | 24.2 | 19.8 | 22.22 |
PCG | 16.3 | 20.5 | -20.49 | VGP | 25.8 | 21.4 | 20.56 |
TPP | 9.5 | 11.6 | -18.1 | TV3 | 52.8 | 44.2 | 19.46 |
KSK | 0.5 | 0.6 | -16.67 | BPC | 21 | 17.6 | 19.32 |
HHG | 3.8 | 4.5 | -15.56 | PGT | 3.2 | 2.7 | 18.52 |
PCE | 7.2 | 8.5 | -15.29 | TFC | 4.9 | 4.2 | 16.67 |
CET | 2.9 | 3.4 | -14.71 | PXA | 0.7 | 0.6 | 16.67 |
SJE | 22.7 | 26.5 | -14.34 | VCM | 16.2 | 14.3 | 13.29 |
SPI | 1.2 | 1.4 | -14.29 | KHB | 0.9 | 0.8 | 12.5 |
Tuy nhiên, thị trường 2018 đang có hai đặc điểm mà không lần nào trong 8 năm qua thị trường xuất hiện: Đó là biến động thanh khoản quá lớn và thị trường trải qua 3 tháng liền trước cực kỳ thất vọng. Mức giảm giá từ đầu tháng 4 đến hết tháng 6 là gần 20% trong khi kể từ 2010 đến nay thị trường toàn tăng trong thời gian này dù có biến động trong từng tháng. Nói cách khác thị trường năm 2018 đã không có đà như thường lệ.
Về thanh khoản, biến động quy mô dòng tiền trong quá khứ không sốc như hiện tại. Từ chỗ giao dịch vượt trên 10.000 tỷ đồng đều đặn, thị trường tụt xuống còn khoàng 4-5.000 tỷ đồng là mức thay đổi rất lớn, dù con số tuyệt đối này vẫn vượt xa các giai đoạn trước. Cùng với đó là quy mô cổ phiếu niêm yết mới cũng lớn hơn rất nhiều trong quá khứ. Chẳng hạn số liệu từ HSX cho thấy chỉ từ 1/7/2017 đến nay riêng sàn này đã đón nhận thêm hơn 10 tỷ cổ phiếu, cả niêm yết mới lẫn phát hành thêm.
Hai yếu tố này sẽ có ảnh hưởng lớn đến khả năng lặp lại lịch sử của thị trường. Đặc biệt là khả năng tăng lên của thanh khoản sẽ quyết định mức biến động tăng của thị trường vì lúc này quy mô thị trường đã tăng lên rất nhiều.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
18.6.2018 | 4,285.3 | 237.1 | 690.3 |
19.6.2018 | 6,467.4 | 775.2 | 830.8 |
20.6.2018 | 3,646.5 | 514.7 | 684.0 |
21.6.2018 | 2,784.7 | 468.4 | 450.3 |
22.6.2018 | 3,268.1 | 674.0 | 530.0 |
25.6.2018 | 3,143.9 | 312.9 | 290.7 |
26.6.2018 | 2,503.8 | 167.5 | 211.3 |
27.6.2018 | 3,175.8 | 303.5 | 335.8 |
28.6.2018 | 3,750.3 | 418.0 | 416.2 |
29.6.2018 | 3,373.8 | 507.4 | 833.1 |
Trọng Nghĩa
(责任编辑:World Cup)
- ·Cục Trồng trọt thông tin về giống thanh long ruột đỏ Long Định 1
- ·Quy hoạch Bình Dương đến năm 2030: Công nghiệp, dịch vụ, đô thị là trụ cột tăng trưởng
- ·Nghiên cứu thêm phương án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam
- ·Becamex Bình Dương: Trở lại cuộc đua trụ hạng
- ·Patrick Eyewear và vị thế đối tác chính thức của Ray
- ·Đại học Tân Tạo lại thua kiện, phải trả học phí thu vượt cho sinh viên
- ·Xử phạt các trường hợp đưa thông tin sai lệch về dịch Covid
- ·Quy hoạch 7 trung tâm logistics, vì sao TP.HCM chưa làm trung tâm nào?
- ·Tép Bạc giới thiệu máy cho tôm ăn tự động, thiết bị công nghệ được sản xuất tại Việt Nam
- ·Nước mắt người ở lại
- ·Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải kiểm tra tiến độ dự án kết nối cao tốc Bến Lức – Long Thành
- ·Cần quyết liệt hơn trong công tác phòng chống tham nhũng
- ·Thời cơ vàng của Quảng Ninh
- ·Nghị quyết phát triển vùng Đông Nam Bộ: Mở ra cơ hội mới cho vùng đất năng động
- ·Đường Vành Đai 3, đoạn qua Long An cơ bản hoàn thành các mốc tiến độ
- ·Đà Nẵng đánh giá năng lực doanh nghiệp quan tâm đầu tư KCN Hoà Cầm
- ·TP HCM chính thức triển khai chính quyền đô thị
- ·Giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2023: Bamboo FC đánh rơi tấm vé dự vòng chung kết
- ·3D Master ứng dụng công nghệ hỗ trợ tính tín chỉ carbon nhanh gấp 10 lần
- ·Đưa Bộ Pháp điển điện tử đến gần hơn đối với cá nhân, tổ chức