【giải indonesia hôm nay】Vợ chồng nghèo "tay trắng" nuôi 7 con trai vào đại học
Vợ chồng nghèo "tay trắng" nuôi 7 con trai vào đại học
Phạm Hoàng(Dân trí) - Xuất thân từ người nông dân lam lũ, vợ chồng ông Lê Lộc ở Gia Lai đã nuôi 7 cậu con trai đỗ vào đại học. Hạnh phúc của ông bà là thấy con cái trưởng thành, công việc ổn định.
Mong muốn các con học được học tập đầy đủ
Trong xã vùng khó Ia H'lốp (huyện Chư Sê, Gia Lai), gia đình ông Lê Lộc và bà Đào Phương Nữ Cẩm Linh "nổi tiếng" khi có 7 người con trai đều đỗ đại học.
Theo ông Lê Lộc, người con đầu Lê Huy Hoàng (SN 1992) tốt nghiệp đại học năm 2015 và con trai út vừa mới đỗ đại học năm nay. Để nuôi 7 con ăn học, gia đình đã phải "oằn mình" làm nhiều nghề, vay mượn khắp nơi. Dẫu gian khổ nhưng gia đình luôn động viên các con chăm chỉ học tập, nuôi dưỡng ước mơ.
Ông Lộc tâm sự: "Để có tiền nuôi liên tiếp các con vào đại học, vợ chồng chúng tôi không dám mua tấm áo mới. Tất cả tiền bạc, chúng tôi đều dành dụm để lo cho từng người con. Trải qua hơn 25 năm khó khăn, chúng tôi thấy hạnh phúc vì những nỗ lực đã được đền đáp bằng việc các con đỗ đại học, có công việc ổn định".
Theo bà Linh, trong số 7 con trai của ông bà, có một cặp song sinh. Gia đình khó khăn, đông con nên cuộc sống gặp muôn vàn khó khăn. Cả nhà 9 miệng ăn chỉ dựa vào nguồn tiền ít ỏi từ việc đi làm thuê của vợ chồng ông bà. Nỗi lo lớn nhất lúc bấy giờ của ông bà là chi phí ăn học của con.
"Vợ chồng tôi không có điều kiện đi học nhiều nên mong muốn các con phải học tập đầy đủ. Vợ chồng luôn động viên để không đứa nào phải nghỉ học giữa chừng, lo lắng chuyện cơm áo khi đang đi học", bà Linh chia sẻ.
Không nản lòng trước khó khăn, vợ chồng ông Lộc đã "một nắng, hai sương", cần mẫn đi làm khắp nơi. Thấu hiểu được sự khó khăn, vất vả của bố mẹ, 7 người con đều nỗ lực, chuyên cần trong học tập, tranh thủ thời gian rỗi, phụ giúp bố mẹ làm vườn. Dù không có điều kiện đi học thêm nhưng 7 anh em đều là học sinh giỏi và đỗ vào các trường đại học với điểm số cao.
7 chàng trai, 9 tấm bằng đại học
Anh Lê Huy Hoàng là con cả, cũng là "đầu tàu" dẫn dắt, hướng dẫn các em học. Năm 2011, anh Hoàng xuất sắc đậu vào ngành báo chí của Trường Đại học Khoa học Huế.
Biết gia đình khó khăn nên khi ổn định việc học, Hoàng xin làm tạp vụ cho quán cà phê, quán ăn vào thời gian rảnh. Sau đó, Hoàng dìu dắt, giúp đỡ 2 người em là Lê Xuân Thái và Lê Thanh Bình cùng học Trường Đại học Luật Huế.
"Từ lúc học cấp 3, tôi đã xin nghỉ học nhưng bố mẹ luôn động viên học tập. Hiểu được những kỳ vọng đó nên tôi luôn nỗ lực học tập và chủ động kiếm việc làm thêm để có tiền học, phụ giúp bố mẹ lo cho các em", anh Hoàng chia sẻ.
Bà Linh nhớ lại: "Năm 2013, 3 người con cùng vào đại học. Thời ấy, cà phê, tiêu đều mất mùa, mất giá khiến kinh tế gia đình kiệt quệ. Nhiều hôm, hai vợ chồng không có gạo nhưng vẫn dành dụm tiền gửi cho con đi học. Khó khăn là vậy nhưng tôi luôn gọi điện hỏi han, khích lệ các con không được từ bỏ việc học".
Trải qua gian đoạn khó khăn, lần lượt 6 người con của vợ chồng ông Lộc đều ra trường và tự tìm cho mình công việc ổn định trong nhà nước và các công ty. Cậu con cả Lê Huy Hoàng đang công tác tại Đảng ủy xã Ia H'lốp.
Hai người em anh Hoàng là Lê Xuân Thái và Lê Thanh Bình đều làm trong các công ty luật. Lê Hữu An, Lê Hữu Toán, Lê Hữu Thạch tốt nghiệp trường đại học ngành ô tô và đang làm kỹ thuật viên trong các hãng kinh doanh ô tô tại thành phố Pleiku, Gia Lai.
Năm 2024, cậu con trai út Lê Hữu Thất (SN 2006) vừa đậu vào ngành kỹ thuật ô tô của Khoa Kỹ thuật giao thông tại Trường Đại học Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).
Không những vậy, anh Lê Huy Hoàng đang sở hữu 2 tấm bằng đại học ngành báo chí và luật. Em trai anh Hoàng là Lê Thanh Bình có 2 tấm bằng đại học luật và ngôn ngữ Anh.
Ông Lộc tự hào khi những người con đều không phụ sự kỳ vọng mà học tập, tự nuôi sống bản thân. Những ngày lễ Tết, 7 người con trai lại cùng về quây quần bên mâm cơm gia đình.
"Con cái giờ đã khôn lớn, thành tài, có công ăn việc làm ổn định nên vợ chồng tôi được thanh thản tuổi già. Dẫu các con không làm lớn, làm to nhưng đối với chúng tôi, các con đã thành công", ông Lộc tâm sự.
(责任编辑:La liga)
- ·Hóa chất tẩy rửa có thể làm nguy cơ mắc bệnh về phổi tăng cao
- ·Giảm ô nhiễm nhựa – không thể trì hoãn
- ·Đẩy mạnh dự án 'Cánh rừng Net Zero', Vinamilk khoanh nuôi tái sinh 25ha rừng ngập mặn Cà Mau
- ·Vĩnh Phúc: Lấy lợi ích người dân làm mục tiêu xây dựng 'Làng văn hóa kiểu mẫu'
- ·Giá xăng, giá điện tăng làm ‘nóng’ họp báo Chính phủ thường kỳ
- ·Chương trình 'đổi sách lấy cây' tiếp nhận gần 13 tấn sách, giấy
- ·Phú Yên kiên quyết xóa các điểm nóng về rác thải nhựa
- ·Phú Quốc hướng tới thành phố đảo không rác thải nhựa
- ·Zalo và hàng loạt báo điện tử bị ‘sập’ do mất điện: Điện lực đã thông báo trước
- ·Thay đổi nhận thức, bắt nhịp tiêu dùng xanh
- ·Xây công viên khoa học cho khối doanh nghiệp kỹ thuật cao
- ·Đà Nẵng vận động ngư dân phân loại và mang rác về bờ
- ·Chai nhựa, túi nylon đang hủy diệt môi trường Việt Nam ra sao?
- ·Thỏa thuận xanh châu Âu: Chấm dứt bao bì lãng phí, tăng cường tái chế
- ·Tin vui: 3 ca nhiễm Covid
- ·Park Min Jae qua đời ở tuổi 32
- ·Pháp luật Môi trường đối với doanh nghiệp
- ·Quản lý rác thải nhựa bằng việc nâng cao ý thức và thói quen tiêu dùng
- ·Thủ tướng: 'Địa phương nào cần, Chính phủ mang tiền đến'
- ·EPR là con đường phát triển bền vững cho doanh nghiệp