【nhận định toulouse】Năm 2017, Hà Nội bắt đầu phải trả nợ vay làm đường sắt đô thị
Báo cáo tại kỳ họp thứ 4, HĐND Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016 – 2021 khai mạc sáng 3/7, về phương án sử dụng và vay trả nợ vốn vay lại nguồn vốn ODA của dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn – ga Hà Nội, ông Hà Minh Hải - Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội cho biết, tổng nguồn vốn ODA của dự án theo phương án do Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội lập là 957,2 triệu Euro, tương đương 24.589 tỷ đồng. Trong đó vốn cấp phát 469,5 triệu Euro, tương đường 12.523 tỷ đồng, vốn vay lại là 487,7 triệu Euro, tương đương 12.066 tỷ đồng.
Giá trị nguồn vốn vay ODA đảm bảo nằm trong hạn mức vốn vay ODA của dự án được phê duyệt tại Quyết định số 2186/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh danh mục tài trợ dự án.
Việc phân bổ vốn ODA theo cơ chế cấp phát và cơ chế vay lại đảm bảo tuân thủ theo đúng cơ chế tài chính dự án được phê duyệt.
Dự án đã hoàn thành đấu thầu và và ký kết hợp đồng 8/9 gói thầu. Đến nay, dự án thực hiện được khoảng 30% khối lượng, tiến độ thực hiện dự án đang có những chuyển biến tích cực, dự án phấn đấu hoàn thành vào năm 2021.
Về nội dung kế hoạch trả nợ vốn vay lại, ông Hải cho biết, dự án vay vốn của 4 nhà tài trợ là Chính phủ Pháp, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và ADB (Ngân hàng Phát triển Châu Á) (bao gồm cả khoản vay từ Quỹ Công nghiệp sạch – CTF. Giá trị vốn vay của các nhà tài trợ là: Vay Chính phủ Pháp 335 triệu Euro, trong đó khoản vốn theo cơ chế vay lại là 268,777 triệu Euro; vay AFD 179 triệu Euro, trong đó khoản vốn theo cơ chế vay lại là 68 triệu Euro; vay ADB 402 triệu USD tương đương 302,2 triệu Euro, trong đó khoản vốn theo cơ chế vay lại là 109 triệu USD, tương đương 81,9 triệu Euro.
Tổng nợ vay lại phải trả của dự án ước tính là 561,3 triệu Euro và 112,3 triệu USD, tương đương 15.821 tỷ đồng, thời điểm bắt đầu trả nợ khoản vay lại là năm 2017, thời điểm trả khoản nợ vay lại cuối cùng là năm 2055. Trong đó giá trị nợ vay lại đầu tiên phải trả trong giai đoạn 2017 - 2020 ước tính là 822,2 tỷ đồng.
Thỏa thuận vay lại nguồn vốn Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB) dự kiến ký trong tháng 6/2017 sẽ là hợp đồng vay lại đầu tiên ký giữa Bộ Tài chính và UBND thành phố.
Phương án tính toán kế hoạch trả nợ vốn vay lại của dự án được tuân thủ theo các điều kiện vay tại các hiệp định vay đã ký với nhà tài trợ. Từ năm 2017, UBND TP Hà Nội sẽ phải trả nợ khoản vay lại đầu tiên với giá trị khoảng 6,69 triệu Euro (khoảng 159,3 tỷ đồng) và khoản vay lại cuối cùng sẽ được trả nợ vào năm 2055 ./.
Khánh Linh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hà Nội triển khai nhiều hình thức bán hàng lưu động trong thời gian giãn cách
- ·Quán phở 5.000 đồng gần 20 năm không tăng giá
- ·Phân cấp quản lý tài sản nhà nước thuộc Bộ Tài chính
- ·Lễ hội tôn vinh cây chè tổ ở Suối Giàng
- ·Hà Nội xem xét kéo dài thời gian cách ly phòng dịch Covid
- ·Hà Nội đầu tư 76.451 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới
- ·Midu đãi khách thực đơn sang xịn trong tiệc cưới ở Đà Lạt
- ·Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ kết thúc chuỗi bốn phiên lên điểm
- ·Mua cây mai giả bền đẹp, đảm bảo chất lượng ở đâu?
- ·Fed cho phép gia tăng lạm phát để tạo thêm nhiều việc làm
- ·Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2022
- ·Cà phê tẩm hành lá độc lạ ở Trung Quốc
- ·Hát mãi ước mơ: Con đi hát kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ bị tai biến
- ·Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ kết thúc chuỗi bốn phiên lên điểm
- ·Bảo đảm cung ứng thuốc phòng, chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết
- ·Khó khăn trong công tác bảo tồn Khu dự trữ sinh quyển sông Hồng
- ·Vân Anh 'Bỗng dưng muốn khóc' mê khám phá ẩm thực
- ·Phấn đấu năm 2025 sẽ có 70 trường cao đẳng chất lượng cao
- ·4 ngày đầu giãn cách xã hội, Hà Nội xử phạt hơn 3 tỷ đồng các trường hợp vi phạm
- ·BMW chuẩn bị bán i3 và i8