【italia vs anh】Tesla mở ra kỷ nguyên mới của ngành công nghiệp xe hơi
Dù doanh số Tesla chưa đầy 1% thị phần toàn cầu,ởrakỷnguyênmớicủangànhcôngnghiệpxehơitalia vs anh trong mắt các nhà đầu tư, ít nhất, họ cũng đáng giá hơn cả một ngành ra đời từ những năm 1880. Sự nổi lên mạnh mẽ và chóng vánh của Tesla đánh dấu kỷ nguyên mới của ngành công nghiệp xe hơi, nhờ cách tiếp cận bằng phần mềm mà đánh bại bí quyết sản xuất cũ kỹ.
Nếu có ai đó không bất ngờ, chỉ có thể là Daimler, công ty mẹ Mercedes-Benz. Daimler từng cứu nguy startup Tesla khi mua 10% cổ phần với giá 50 triệu USD vào tháng 5/2009. Khoản đầu tư đó giúp các kỹ sư Mercedes hiểu được CEO Elon Musk sẵn sàng ra mắt công nghệ không hoàn hảo và liên tục nâng cấp nó, sử dụng phong cách cập nhật không dây trên smartphone, không quá đặt nặng đến lợi nhuận ban đầu.
Các kỹ sư Mercedes giúp Tesla phát triển mẫu sedan hạng sang Model S để đổi lấy việc tiếp cận các gói pin của Tesla. Dù vậy, năm 2014, Daimler quyết định bán cổ phần trong hãng xe điện.
Tesla tiếp tục tiên phong những cách tiếp cận mới trong sản xuất, thiết kế phần mềm và kiến trúc điện tử, giúp họ giới thiệu các sáng tạo nhanh hơn đối thủ và được so sánh với Apple.
Theo ba nguồn tin của Mercedes, vụ hợp tác chớp nhoáng giữa Dailmer và Tesla nhấn mạnh sự xung đột giữa văn hóa mới và cũ: người Đức ám ảnh với kiểm soát và an toàn dài hạn, trong khi người Mỹ lại theo đuổi tư duy cấp tiến và đổi mới nhanh chóng. Chẳng hạn, Mercedes và các hãng xe tên tuổi khác không thoải mái khi giới thiệu công nghệ xe tự lái một phần nếu chưa qua nhiều năm thử nghiệm.
Trong khi đó, các nhà đầu tư lại yêu thích mô hình của Tesla, ngay cả khi Tesla sẽ đối mặt với hàng loạt mẫu xe điện từ những “ông lớn” cùng ngành khác trong vài năm tới. Họ đặt cược vào ông Musk và Tesla, dù nửa đầu năm 2020, chỉ riêng doanh số Mercedes-Benz là 935.089 xe, còn Tesla chỉ bán được 179.050 xe.
Ngày nay, vốn hóa Tesla đạt 785,69 tỷ USD, còn Daimler là 192,88 tỷ USD.
Xung đột văn hóa
Daimler và Tesla bắt đầu hợp tác sau khi các kỹ sư Mercedes mua một chiếc Tesla Roadster. Họ ấn tượng trước cách đóng gói pin của Tesla, vì vậy sắp xếp một chuyến thăm Silicon Valley để gặp ông Musk vào tháng 1/2009 và đặt hàng 1.000 bộ pin.
Việc hợp tác được mở rộng. Tại buổi họp báo chung tại bảo tàng Mercedes-Benz tháng 5/2009, Tesla cho biết quan hệ sẽ giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất Tesla Model S. Về phần mình, Mercedes muốn dùng pin của Tesla cho phiên bản chạy điện của mẫu xe B-Class. Tesla Model S lăn bánh năm 2012, còn B-Class phiên bản chạy điện xuất hiện tại các showroom muộn hơn hai năm.
Dù dùng pin do Tesla cung ứng, quãng đường di chuyển của xe Mercedes-Benz lại ngắn hơn do các kỹ sư Daimler cấu hình lại chiếc xe để giải quyết những lo ngại về sự xuống cấp của pin trong dài hạn và nguy cơ quá nhiệt.
Các kỹ sư người Đức phát hiện kỹ sư Tesla chưa hoàn thành các bài kiểm tra áp lực dài hạn với pin của mình. Do đó, họ phải thiết lập chương trình kiểm tra riêng.
Trước khi sản xuất một chiếc xe mới, kỹ sư Daimler sẽ giao bản thiết kế đặt ra các đặc tính của từng linh kiện cho nhà cung ứng. Họ không thể thực hiện thay đổi đáng kể một khi chốt thiết kế. Theo một kỹ sư, đây là cách bảo đảm lợi nhuận trong quá trình sản xuất số lượng lớn. Tesla không quá quan tâm tới vấn đề này.
Các kỹ sư Daimler gợi ý gầm Model S cần gia cố lại để ngăn những mảnh vụn trên đường làm thủng bộ pin. Để dập tắt những nghi ngờ về an toàn sau một loạt vụ cháy pin, Tesla đã nâng độ cao xe, cập nhật phần mềm xe và vài tháng sau, vào tháng 3/2014, bổ sung tấm khiên thứ ba cho các xe Model S mới và trang bị thêm cho những xe đã sản xuất.
Ông Musk đưa ra thay đổi nhanh chóng nhờ khả năng “đốt tiền” của Tesla trong quá trình phát triển. Ngược lại, tại Mercedes, những điều chỉnh như vậy mất 3 năm là ít nhất.
Model S bán chạy hơn Mercedes-Benz S-Class tại Mỹ vào tháng 5/2013 và trên thị trường toàn cầu vào năm 2017.
Elon Musk: Sáng tạo hoặc ra đi
Sự tập trung không ngừng nghỉ vào đổi mới của ông Musk phần nào giải thích vì sao ông có thể đột phá thế giới xe hơi truyền thống. Trong cuộc phỏng vấn năm 2020, nhân viên đặt câu hỏi cho ông về tầm quan trọng của đổi mới.
Khi đó, ông trả lời: “Chúng ta chắc chắn cần những người tạo ra sự đổi mới cho kỹ thuật bậc cao. Cơ cấu khuyến khích được thiết lập để trao thưởng cho những sáng tạo như vây. Không phải sai lầm mà chính là không cố gắng đổi mới sẽ đi cùng với hình phạt lớn. Bạn sẽ bị sa thải”.
Các nhà sản xuất xe hơi nổi tiếng đang cố gắng bắt kịp Tesla, thiết kế hệ điều hành riêng và phát triể xe điện. Từ góc độ của nhà đầu tư, họ sẽ mất hàng tỷ USD chi phí tái cơ cấu khi chuyển đổi dây chuyền sản xuất và nhà máy để rời xa công nghệ đốt trong truyền thống.
Nhà đầu tư đặt cược vào khả năng mở rộng quy mô sản xuất của Tesla, tương tự họ từng ủng hộ Toyota Motor, công ty định nghĩa lại ngành công nghiệp ô tô nhờ làm chủ “sản xuất tinh gọn” chất lượng, hiệu quả cao.
Giá trị vốn hóa của Toyota vượt người dẫn đầu General Motors vào năm 1996 nhưng đến năm 2008 mới bán được nhiều xe hơn đối thủ.
Gã khổng lồ Nhật Bản này cũng vun đắp quan hệ với Tesla. Startup Mỹ đã giúp họ thiết kế mẫu xe thể thao RAV4 chạy điện trong thương vụ năm 2010. Toyota ấn tượng với tốc độ đưa ra thiết kế mới của Tesla nhưng cuối cùng quyết định phương pháp của startup không phù hợp với quy trình sản xuất số lượng lớn, nơi Toyota tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng và độ bền sản phẩm nghiêm ngặt.
Theo Toyota, dự án liên quan đến hợp tác phát triển xe điện, linh kiện và hệ thống sản xuất. Công ty đạt được các mục tiêu mà dự án đề ra và kết thúc vào tháng 10/2014 sau khi Tesla giao gần 2.500 hệ thống truyền động điện trong 3 năm.
Năm 2015, bê bối gian lận khí thải của Volkswagen nổ ra, gây phản ứng dữ dội trên toàn cầu và buộc các hãng phải tăng cường đầu tư vào xe điện. Một giám đốc Dailmer thừa nhận, “Tesla đang dẫn dầu. Hãy xem họ có thể mở rộng quy mô hay không”.
Tesla cùng ông chủ Elon Musk đã thay đổi ngành công nghiệp tồn tại hơn một thế kỷ chỉ trong vòng 17 năm. Các nhà sản xuất truyền thống chưa được chuẩn bị để cạnh tranh trong thế giới xoay quanh phần mềm như ngày nay. Không giống như Tesla, họ có quy mô lớn, quan liêu, chậm chạp hồi đáp khách hàng, phụ thuộc vào khách hàng để tăng trưởng và khác biệt về văn hóa so với một công ty phần mềm. Tốc độ đổi mới của Tesla trên thị trường xe hơi cao cấp giống với Apple, Google hay Amazon. Giá trị vốn hóa tăng vọt là dấu hiệu rõ ràng cho thấy tất cả các hãng xe sẽ cần phát triển mô hình kinh doanh sáng tạo hơn nếu muốn tồn tại.
Du Lam
Email của Tesla tiết lộ dịch vụ Internet vệ tinh Starlink được triển khai siêu tốc ở Ukraine như thế nào
Chỉ mất 2 ngày sau lời hứa của ông Elon Musk, dịch vụ internet vệ tinh của Starlink đã được triển khai tại Ukraine.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- ·Hải quan Long An: Nhiều giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu
- ·Hệ thống VASSCM tại Nội Bài: doanh nghiệp tiết kiệm khoảng 2,5 giờ/1 lô hàng
- ·Áp dụng quản lý rủi ro, chống thất thu thuế
- ·Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng
- ·Lâm Đồng: Tiền thuế nợ tiếp tục giảm
- ·Ngành hóa chất: Sẵn sàng ứng phó thiên tai
- ·Lạng Sơn: Thực hiện soi chiếu đối với tất cả các lô hàng của các tờ khai XNK
- ·Bphone bản mạ vàng giá 20,2 triệu đồng được giao hàng trong tuần tới
- ·Dầu ăn có thể dùng làm nhiên liệu cho ô tô được không
- ·Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- ·Sơn nhà trúng xe với khuyến mãi ‘Hè rực lửa’
- ·Thế giới hướng về 'vàng trắng'
- ·Ưu thế nhà phố thương mại trong hệ sinh thái tỷ đô của Sun Group
- ·1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
- ·Tăng cường kiểm soát phóng xạ đối với phế liệu sắt thép nhập khẩu
- ·Kit test Covid
- ·Công an Hà Nội vạch trần các thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Tiếp nhận đề nghị gia hạn nộp thuế bằng phương thức điện tử để tránh Covid