会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bongdaáo】Củng cố năng lực của nền kinh tế để tận dụng các cơ hội cho phát triển!

【bongdaáo】Củng cố năng lực của nền kinh tế để tận dụng các cơ hội cho phát triển

时间:2025-01-11 10:29:11 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:371次

cung co nang luc cua nen kinh te de tan dung cac co hoi cho phat trien

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT,ủngcốnănglựccủanềnkinhtếđểtậndụngcáccơhộichopháttriểbongdaáo Nguyễn Chí Dũng

Thưa Bộ trưởng, năm 2019 kinh tế Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thử thách gì?

- Về tình hình thế giới 2019, dự báo có nhiều biến động kinh tế, tốc độ có tăng chậm lại, đặc biệt là với nền kinh tế của Mỹ và Trung Quốc. Điều này sẽ có tác động lớn tới chúng ta, do nền kinh tế của Việt Nam có độ mở rất lớn.

Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế T.Ư:
Cần làm rõ chiến lược thu hút FDI trong thời gian tới
Ngày 14/1 vừa qua, hiệp định CPTPP đã chính thức có hiệu lực. Như vậy tính đến nay, Việt Nam đã có 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang ký kết hoặc đang đàm phán, giúp mở rộng cánh cửa của hơn 60 nền kinh tế, trong đó có 15/20 nước G20. Đây là một lợi thế rất lớn cho Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài khi đóng vai trò như một cửa ngõ quan trọng để tiếp cận được hầu hết các thị trường lớn trên thế giới. Tuy nhiên, cơ hội luôn gắn liền với thách thức. Với nền công nghiệp phụ trợ còn yếu và thiếu, nhiều DN Việt Nam vẫn chủ yếu gia công ở giai đoạn cuối trong chuỗi sản xuất, giá trị gia tăng thấp nên khi các FTAs có tính đến quy tắc xuất xứ và năng lực của công nghiệp hỗ trợ thì Việt Nam sẽ gặp nhiều bất lợi. Vì vậy, cần làm rõ chiến lược thu hút FDI trong thời gian tới là gì, làm thế nào để kết nối được các DN Việt Nam với các DN FDI cùng tham gia vào chuỗi giá trị, sản xuất toàn cầu, và cùng khai thác được các lợi thế của các FTA thế hệ mới mang lại. Chúng ta cần làm gì để Việt Nam không phải chỉ là “một con mèo nhỏ” mà phải trở thành “một con hổ mới” của kinh tế châu Á, như cách so sánh của Giáo sư Jay Rosengard, Đại học Harvard đã từng phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ nhất.

Đối với trong nước, quy mô nền kinh tế, năng lực cạnh tranh, năng suất lao động còn thấp, những cải cách, cơ cấu kinh tế đã đạt được những thành tựu nhưng vẫn mới chỉ ở giai đoạn đầu… Ngoài ra biến đổi khí hậu, thiên tai… ảnh hưởng xấu tới đời sống nhân dân, nguồn lực nhà nước. Khu vực tư nhân phát triển mạnh, song chưa đáp ứng được yêu cầu về huy động nguồn lực của xã hội để phát triển. Đây là những khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế Việt Nam trong phát triển kinh tế năm 2019.

Theo ông, đâu là động lực tăng trưởng cho kinh tế 2019 và những nền tảng này phải được củng cố như thế nào để tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao, bền vững?

- Về động lực tăng trưởng 2019, theo tinh thần, phương châm của Đảng và Chính phủ trong chủ đề của năm 2019 là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”. Trong đó, từ bứt phá là từ khóa quan trọng khi chúng ta đã đi gần hết chặng đường 5 năm và chuẩn bị đánh giá tổng kết kế hoạch 5 năm và chiến lược 10 năm tới. Theo đó chúng ta phải tăng tốc và bứt phá để chuẩn bị về đích, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm, xây dựng nền tảng của 5 năm tới, trên tinh thần đã được Tổng bí thư, Chủ tịch nước đề ra là năm 2019 phải hơn năm 2018.

Tinh thần của Chính phủ là bứt phá, tăng tốc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu rất rõ trong Nghị quyết 01, nhưng tôi muốn nhấn mạnh một số ý không chỉ liên quan tới năm 2019 mà còn cho cả giai đoạn tới, đó là chúng ta phải tích cực cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh một cách hiệu quả, thực chất hơn để giảm các chi phí cho DN, tạo thuận lợi hơn nữa để thúc đẩy DN phát triển.

Thứ hai, phải tập trung vào khu vực kinh tế tư nhân. Trong những năm qua, kinh tế tư nhân có phát triển mạnh mẽ thông qua số liệu thành lập mới các DN, thu hút vốn đầu tư trong tổng đầu tư toàn xã hội rất lớn. Nhiều dự án, công trình có đóng góp nhất định. Nhưng hiện nay thực sự còn nhiều khó khăn, rào cản, cần có những chính sách tháo gỡ khó khăn, tạo sân chơi bình đẳng cho các DN trong khi tiếp cận các nguồn lực để làm sao có cuộc chơi công bằng, minh bạch, theo kịp cơ chế thị trường. Đây chính là tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 của Đảng đã đề ra, để kinh tế tư nhân sẽ là động lực để phát triển kinh tế.

Thứ ba là đổi mới khoa học công nghệ, đây là nhu cầu rất bức thiết đối với nền kinh tế. Chúng ta cũng đã xác định được vấn đề này song, cần phải có những quyết sách, hành động nhanh chóng, mạnh mẽ hơn nữa để nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, ứng dụng vào nền kinh tế.

Thứ tư, cần chuẩn bị tốt cho hội nhập liên quan đến CPTPP, năng lực của nền kinh tế, năng lực của các DN để đón nhận, tận dụng động lực cơ hội này, thay vì không chuẩn bị tốt thì sẽ thua thiệt. Đấy là những động lực, bứt phá và cũng là những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong năm 2019 để đạt được kết quả cao hơn mục tiêu của năm 2019 mà Quốc hội đã đề ra, góp phần hoàn thành kế hoạch 5 năm và tạo nền tảng cho giai đoạn mới.

Ông đánh giá như thế nào về vai trò của đổi mới sáng tạo và tận dụng khai thác lĩnh vực này như thế nào để thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2019 cũng như các năm tới?

- Đổi mới sáng tạo không phải là vấn đề riêng của năm 2019 mà đây là vấn đề của cả giai đoạn tiếp theo, khi mà chúng ta đang có những hạn chế nhất định trong phát triển, áp dụng khoa học công nghệ, ví dụ như năng lực cạnh tranh, năng suất lao động thấp, khả năng kết nối với DN FDI còn hạn chế… Tất cả những hạn chế này đều xuất phát từ việc chúng ta chưa có công nghệ, chưa nắm được công nghệ… Do vậy, vấn đề dựa vào công nghệ để bứt phá, phát triển lên là cốt lõi, trọng tâm xuyên suốt thời gian tới của bất kể quốc gia nào. Nhìn rộng ra, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc đều là những quốc gia đang đầu tư rất lớn cho công nghệ và họ cũng đã thu được những thành tựu rất lớn, đưa ra những tham vọng rất lớn dựa trên đổi mới sáng tạo. Tôi cho rằng, Việt Nam cũng không nằm ngoài điều đó, phải nhận diện rõ hơn và thực hiện quyết liệt hơn làm sao đưa khoa học công nghệ vào phát triển nền kinh tế.

Bộ KHĐT đang được giao xây dựng Đề án xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia. Để làm được điều này, chúng tôi đã tham quan, nghiên cứu các mô hình đổi mới sáng tạo tốt được áp dụng tại một số nước như Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc… Hiện có nhiều mô hình nhưng quan trọng là phải tìm ra mô hình tốt và phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam. Chúng tôi đã nghiên cứu và đề cập đến điều này trong Đề án sắp sửa trình Chính phủ, theo đó sẽ phải làm sao để tận dụng được các mô hình tốt một cách hiệu quả nhất và vận hành tốt nhất. Hiện nay, tại Việt Nam, một số DN đã chuyển hướng tham gia phát triển công nghệ, nhưng chủ yếu vẫn là tự phát, bàn tay hỗ trợ của Nhà nước chưa đủ mạnh. Hy vọng sắp tới Nhà nước có nghiên cứu và có hành động, chính sách cụ thể, mạnh mẽ hơn để hỗ trợ DN trong quá trình đổi mới hoặc tiếp nhận công nghệ.

Tựu trung lại, tôi muốn nhấn mạnh, chúng ta hoàn toàn có thể tự tin và mạnh mẽ tiến về phía trước. Chúng ta có thể làm được nếu chọn đúng và tích cực, quyết liệt hành động, không phải ngại điều gì. Chỉ sợ chúng ta suy nghĩ chưa tới hoặc tới rồi nhưng hành động không quyết liệt và hiệu quả. Do đó, phải thay đổi tư duy, tầm nhìn và hành động quyết liệt. Tôi tin rằng, dù còn nhiều khó khăn phía trước nhưng nếu làm được như vậy thì phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm tới khởi sắc hơn, làm được nhiều điều thần kỳ hơn năm 2018.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương:
Khu vực tư nhân đã có nhiều khởi sắc thì phải có động thái kiến nghị, mở đường phát triển thêm. Tôi kiến nghị một cách tiếp cận mới. Theo đó, có một nhóm DN có tốc độ tăng trưởng cao, chúng ta nên tập trung hỗ trợ nhóm DN này. Trước đây chúng ta hay “lựa chọn” người thắng cuộc là ông lớn DNNN để bơm vốn, bây giờ chúng ta chuyển hướng lại là “hỗ trợ” người thắng cuộc chứ không phải “lựa chọn” người thắng cuộc. Đầu tiên chúng ta hỗ trợ họ bằng thể chế, cái gì vướng mắc, đang cản trở DN nói chung và nhóm DN này nói riêng trong phát triển thì hỗ trợ. Trên thực tế, chúng ta có thể có nhiều nghìn DN tư nhân đang ở nhóm DN này. Họ đã chứng tỏ có tiềm năng phát triển thì chỉ cần hỗ trợ để họ có thể có điều kiện phát triển hơn nữa. Đối với khu vực DNNN, đây cũng là trục để khơi thông nguồn lực, theo đó cần có cách thức quản trị mới, tạo sự đổi mới hơn từ áp lực thị trường. Hy vọng Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN thực sự đi vào hoạt động và có những thay đổi quy chế, luật lệ để Ủy ban có thể hoạt động với vai trò đích thực là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.

Ông John Kerry, Cựu Ngoại trưởng Mỹ:
Việt Nam là quốc gia có nhiều cơ hội và lợi thế về năng lượng sạch, vì thế chúng ta không cần đầu tư vào than nữa, bởi chúng ta thấy có sự bùng nổ bệnh tật liên quan đến vấn đề ô nhiễm. Chúng ta muốn giải quyết vấn đề năng lượng phải thu hút đầu tư dài hạn, trong đó thu hút vốn đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài, nếu Việt Nam có chu trình năng lượng phù hợp thì chắc chắn sẽ thu hút được đầu tư bởi Việt Nam có nhiều tiềm năng về năng lượng sạch. Tại sao Việt Nam không áp dụng cơ chế hỗ trợ giá từ điện sạch, không sử dụng cơ chế huy động nguồn lực tài chính để thúc đẩy năng lượng xanh, thúc đẩy đầu tư vào hệ thống truyền tải có sự tham gia của tư nhân, không sử dụng điện mặt trời trên mái... khi đây là cơ hội đầu tư giá rẻ mà ai cũng có thể là khách hàng, đối tác của điện lực.
Hoài Anh (ghi)

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
  • ACB: Một năm cắt giảm hơn 1.100 nhân sự
  • Từ 1.1.2015 phạt nặng chủ xe quá tải
  • Tình hình Ukraine mới nhất ngày 15/1/2015
  • TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
  • Ô tô giá rẻ tiết kiệm xăng nhất Việt Nam hiện nay
  • Thông tin mới nhất về việc cầu Long Biên có nguy cơ sập cục bộ
  • Dự báo thời tiết hôm nay 18/12/2014: Bắc Bộ rét đậm, vùng núi có nơi rét hại
推荐内容
  • Khám phá biệt thự bằng tre độc đáo có độ bền như thép
  • Tình hình Ukraine mới nhất: Ukraine không đạt được thỏa thuận gói viện trợ 15 tỷ USD từ IMF
  • Trung Quốc tuyên bố tăng cường khai thác năng lượng trên Biển Đông và Hoa Đông
  • Khủng bố IS giả chết để trốn về nhà
  • Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
  • Kế hoạch kích cầu hàng nghìn tỷ euro của ngân hàng Trung Âu