【bảng xếp hạng bóng đá cúp c1 châu âu】Ông Nguyễn Hòa Bình: Đổi tên để tòa án độc lập xét xử
Tại hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) vào chiều 26/3,ÔngNguyễnHòaBìnhĐổitênđểtòaánđộclậpxétxửbảng xếp hạng bóng đá cúp c1 châu âu nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến liên quan đến việc tổ chức TAND, nhất là câu chuyện đổi tên tòa án.
Lo ngại “bình mới rượu cũ”
Cụ thể, Thường trực Ủy ban Tư pháp đề nghị giữ nguyên quy định của luật hiện hành về TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện. Tuy nhiên, cơ quan chủ trì soạn thảo luật (TAND tối cao) đề nghị quy định như dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp 6. Tức là, đổi mới TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm.
Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (Tây Ninh) ủng hộ phương án giữ nguyên như quy định hiện hành. Bởi tòa án đang tổ chức theo mô hình 4 cấp, đây là mô hình kết hợp giữa tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ và cấp xét xử.
“Phương án đổi tên gọi là hình thức, chỉ đổi tên gọi còn không thay đổi về nội dung và phương thức. Vì vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử”, nữ đại biểu tỉnh Tây Ninh phân tích.
Theo bà Thúy, việc đổi tên gọi sẽ dẫn tới việc không tương thích với tổ chức các cơ quan tư pháp ở địa phương như Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát…, dẫn tới phải sửa đổi, bổ sung nhiều luật liên quan.
Đại biểu cũng bày tỏ lo ngại, đổi tên gọi tòa án còn làm phát sinh chi phí tuân thủ như con dấu, biển hiệu, giấy tờ,…
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng, việc thay đổi này là “không cần thiết”, để tránh tình trạng “bình mới rượu cũ”, hạn chế phát sinh các chi phí. Vì đổi mới không tạo ra những chuyển biến khác biệt trong công tác xét xử.
Việc đổi tên gọi của TAND cấp tỉnh, cấp huyện hiện nay thành Tòa phúc thẩm, Tòa sơ thẩm; còn tổ chức bộ máy, cơ cấu trong Tòa án vẫn không có sự thay đổi.
Trong khi hệ thống tòa án hiện nay hoạt động ổn định, hiệu quả và có sự thống nhất giữa các văn bản có liên quan trong hệ thống pháp luật.
Không sửa bây giờ là lỡ cơ hội để đổi mới triệt để hoạt động tòa án
Phản hồi ý kiến các đại biểu, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định, đây là quy định của Đảng, xuyên suốt từ trước tới nay, rất nhiều nghị quyết của Đảng đều nói tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử.
“Luật không quy định tòa án cấp tỉnh làm cái này, cấp huyện làm cái kia, mà chỉ quy định tòa sơ thẩm, phúc thẩm… Bản án cũng không nói Tòa án Hà Nội làm cái này, Tòa án Ba Đình làm cái kia mà chỉ nói tòa sơ thẩm quyết định thế này, tòa phúc thẩm quyết định cái kia”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói.
Ông tiếp tục dẫn chứng, với truyền thống pháp lý, từ khi thành lập tòa án, Bác Hồ đã lập các tòa án sơ thẩm, phúc thẩm. Điều này đã được ghi trong Hiến pháp 46. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế, không có nước nào tổ chức cấp tỉnh, cấp huyện cả. Đây là thẩm quyền quốc gia, quyền lực quốc gia.
Nhắc lại ý kiến một số đại biểu cho rằng chỉ đổi tên không đổi thẩm quyền, ông Bình khẳng định “đổi tên, đổi cả thẩm quyền theo thẩm quyền xét xử”; dự luật bổ sung, ghi rõ trong nhiệm vụ tòa sơ thẩm có thay đổi. Vì vậy, không nên nói chỉ đổi tên không đổi thẩm quyền.
“Thực tế đã đổi tên là đổi thẩm quyền, nhưng việc đổi thẩm quyền sẽ còn nhiều hơn nữa khi sửa các luật tố tụng và phân cấp của tòa án. Chúng ta đã tiến một bước là phân công cho tòa cấp huyện xử đến 15 năm, nhưng thực tế trình độ của tòa cấp huyện hiện nay thậm chí có thể xử đến đến chung thân, tử hình nhưng chúng ta có bước đi hợp lý. Không thể dừng lại mãi cấp huyện là 15 năm”, Chánh án TAND tối cao phân tích.
Ông nêu thực tế, một số vụ có yếu tố nước ngoài chuyển lên tòa cấp tỉnh nhưng thực tế năng lực tòa cấp huyện, đặc biệt là tòa cấp quận của Hà Nội và TP.HCM cũng có thể xử được, “không việc gì phải lên tỉnh làm việc này”.
Giải thích thêm về lợi ích của việc đổi tên tòa án, ông Nguyễn Hòa Bình cho rằng, điều quan trọng nhất là nguyên tắc độc lập của tòa án được bảo đảm. Điều này đúng với Hiến pháp, đúng với yêu cầu Nghị quyết 27 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính.
“Chúng tôi xin cho phép lập 2 phương án để giải trình trước Quốc hội. Hiện nay, chúng ta không làm thì tương lai con cháu chúng ta cũng phải làm, đây là xu hướng thế giới. Nếu không sửa bây giờ là lỡ một cơ hội để đổi mới triệt để hoạt động tòa án", ông Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh và cho biết đây là xu hướng tiến bộ nhưng vì lý do này, lý do khác chưa làm được.
Theo Điều 4 của dự luật quy định về tổ chức của TAND cấp tỉnh hiện nay theo 2 phương án:
Phương án 1: TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (giữ nguyên như hiện hành)
Phương án 2: TAND phúc thẩm
Với TAND cấp huyện hiện nay cũng theo 2 phương án:
Phương án 1: TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (giữ nguyên như hiện hành).
Phương án 2: Tòa án nhân dân sơ thẩm
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Những ngày kinh hoàng của người vợ trẻ
- ·Điều chỉnh khung thời gian năm học 2020
- ·Thời khắc đặc biệt cho nền nghệ thuật biểu diễn tại Hà Nội
- ·Các ngân hàng trung ương đối mặt với sự đánh đổi khó khăn về chính sách
- ·Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
- ·Hội nghị Đối tác toàn cầu Microsoft 2014
- ·Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo lạm phát đạt đỉnh trong cuối năm
- ·Viettel khai trương khu trình diễn công nghệ 3G miễn phí
- ·Lòng đường quốc lộ 1A cũ biến thành sân phơi lúa
- ·'Hóa thân': Khi hồn người kẹt trong con bọ
- ·Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An
- ·TP.HCM: Nợ thuế nội địa tăng cao
- ·126 đơn vị tham gia Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 16
- ·Thêm nhà hát sau Nhà hát Lớn là phá vỡ cảnh quan
- ·“Phải chi trời bắt nghèo đừng bắt mang bệnh”
- ·Lexus LS thế hệ mới sẽ cạnh tranh Porsche Panamera
- ·ADB hạ dự báo tăng trưởng của các nước châu Á đang phát triển
- ·Tây Nguyên: Thu nộp 56 tỷ đồng từ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp
- ·Anh cưới tôi chỉ vì bố tôi là sếp
- ·Mazda ấn định ngày ra mắt xe mui trần MX