【thứ hạng của lask】Ngành khoa học và công nghệ đồng hành cùng cả nước chống đại dịch
10 nhiệm vụ đột xuất để nâng cao năng lực phòng,ànhkhoahọcvàcôngnghệđồnghànhcùngcảnướcchốngđạidịthứ hạng của lask chống dịch
Ngay từ khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, Bộ KH&CN đã khẩn trương huy động lực lượng là các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực truyền nhiễm, dịch tễ, sinh học phân tử, vaccine, y học thảm họa... và doanh nghiệp triển khai các nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học, chế tạo bộ KIT phát hiện virus SARS-CoV-2, xây dựng phác đồ điều trị, sản xuất kháng thể đơn dòng, robot và máy thở phục vụ tình huống, ứng phó với các cấp độ dịch bùng phát, sản xuất vaccine phòng dịch COVID-19.
Năm 2020, Bộ KH&CN đã phê duyệt 10 nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia đột xuất để nâng cao năng lực phòng, chống dịch COVID-19; huy động hiệu quả mạng lưới đại diện KHCN tại các nước để kết nối các nhóm nghiên cứu và trao đổi, thử nghiệm các thiết bị, công nghệ sản phẩm phòng, chống dịch; thúc đẩy hợp tác công-tư trong các nhiệm vụ nghiên cứu.
Sau quá trình triển khai, các kết quả đạt được gồm: Nuôi cấy, phân lập thành công virus SARS-CoV-2 (do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện), góp phần nghiên cứu sâu hơn về virus, đồng thời cung cấp vật liệu và hỗ trợ tích cực cho nghiên cứu chế tạo bộ KIT, sản xuất kháng thể đơn dòng và vaccine.
Nghiên cứu, sản xuất thành công bộ KIT phát hiện virus SARS-CoV-2 (do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty cổ phần công nghệ Việt Á thực hiện), đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chứng minh khả năng nghiên cứu, làm chủ công nghệ chế tạo bộ KIT phát hiện virus SARS-CoV-2 của Việt Nam ngang tầm với các nước trên thế giới.
Sản phẩm vaccine phòng COVID-19 Nanocovax (do Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen nghiên cứu sản xuất, Bộ KH&CN hỗ trợ 30% kinh phí nghiên cứu) được thử nghiệm lâm sàng trong tháng 12/2020. Điều này thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học, sự cố gắng vượt bậc của doanh nghiệp, mang lại nhiều hy vọng cho nhân dân cả nước và quốc tế trong lúc dịch bệnh vẫn đang bùng phát trên thế giới và Việt Nam.
Chia sẻ về nhiệm vụ nghiên cứu vaccine, Trung tướng, GS.TS. Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y cho biết, chỉ sau 6 tháng được Bộ KH&CN giao chủ trì đề tài nghiên cứu sản xuất vaccine phòng COVID-19, với sự cố gắng, phối hợp chặt chẽ của cơ quan quản lý, các viện nghiên cứu, nhà khoa học, trường đại học, đến nay, sản phẩm vaccine đầu tiên Nanocovax phòng COVID-19 đã được phép thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, 2 trên người. Trong khi đó, thời gian bình thường để sản xuất một loại vaccine phải cần từ 10 năm-15 năm.
Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ sản xuất vaccine của Việt Nam khi vaccine của nước ta là một trong 50 vaccine trên thế giới được phép thử lâm sàng trên người. Hiện nay, việc thử nghiệm vaccine đang được tiến hành theo quy trình nghiêm ngặt. Nếu thuận lợi, cuối năm 2021, vaccine này có thể được sử dụng để phòng COVID-19.
Ngoài ra, phát huy nền tảng của Hệ tri thức Việt số hóa trong phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty Công nghệ DTT điều phối Hệ tri thức Việt số hóa (iTrithuc) triển khai miễn phí ứng dụng Microsoft Teams-nền tảng hỗ trợ day học trực tuyến và tương tác trực tuyến trong lĩnh vực y tế, giáo dục trên toàn quốc; tập trung ưu tiên phát triển các ứng dụng để hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 như xây dựng bản đồ vùng dịch (sử dụng Vmap), theo dõi (tracking) di chuyển và biến động của khách nước ngoài tại các điểm du lịch, xây dựng phần mềm khai báo y tế...
Việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KHCN phòng, chống dịch COVID-19 cũng như kết quả nghiên cứu thành công các sản phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch trong thời gian ngắn vừa qua cho thấy sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và xã hội, các tổ chức KHCN, các nhà khoa học Việt Nam và cũng chứng minh rằng nền KHCN nước nhà đã từng bước đủ năng lực để giải quyết các "bài toán" của đất nước.
Ngành KH&CN triển khai các nhiệm vụ cấp quốc gia đột xuất để nâng cao năng lực phòng, chống dịch COVID-19 - Ảnh minh họa
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan
- ·Biệt thự biển Premier Village Danang Resort
- ·19 ngày liên tiếp Việt Nam không có ca mắc mới trong cộng đồng
- ·Biệt thự nghỉ dưỡng Đà Nẵng: Nhen nhóm hút vốn từ Hà Nội
- ·Nhiều chính sách mới cho cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi
- ·Người dân tuyệt đối không được chủ quan
- ·Mua nhà Vinhomes Central Park, nhận siêu du thuyền triệu đô
- ·DIG Corp xây dựng khách sạn 4 sao tại Vĩnh Yên
- ·Đà Nẵng phải làm những gì để đạt mức tăng trưởng GRDP trên 10% trong năm 2025?
- ·Biệt thự biển hút Việt kiều đầu tư
- ·Cân nhắc sử dụng giữa sơn và giấy dán tường
- ·Các cơ sở y tế cần thực hiện nghiêm hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh Covid
- ·Sáng 6/6, Việt Nam có 1 ca mắc mới COVID
- ·Việt Nam ghi nhận thêm một trường hợp mắc COVID
- ·Nở rộ khuyến mãi, xả hàng quần áo mùa hè
- ·Dự án cao cấp GoldSeason chính thức ra mắt thị trường
- ·Thêm 2 ca nhiễm mới, Việt Nam có 251 trường hợp mắc COVID
- ·Các cơ sở y tế: Siết quy trình sàng lọc người bệnh, thân nhân
- ·Nga có thể rút khỏi dự án với Mỹ về xây trạm không gian trên Mặt Trăng
- ·Bệnh nhân cuối cùng điều trị tại Bệnh viện tỉnh Ninh Bình đã khỏi bệnh