【tl keo bd】Nâng chất FDI
Bàn đến chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thế hệ mới,tl keo bd một số ý kiến cho rằng cần “đem các liên doanh quay lại”. Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến tháng 6, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt 331,2 tỷ USD, vốn giải ngân lũy kế khoảng 181 tỷ USD.
Tính theo tỷ lệ % GDP hay theo đầu người thì vốn FDI vào Việt Nam vượt Trung Quốc, Ấn Độ và phần lớn vượt các nước ASEAN. Dòng vốn FDI tại Việt Nam đã góp phần quan trọng vào xuất khẩu, đóng góp vào ngân sách, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ… song tác động lan tỏa đến khu vực doanh nghiệp trong nước còn hạn chế.
Trong bối cảnh đó, việc phát triển mô hình liên doanh được coi là một giải pháp quan trọng để củng cố mối liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, tăng cường tác động lan tỏa tích cực từ khối ngoại.
Mô hình liên doanh đã từng rất phát triển trong thời kỳ đầu, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa thu hút FDI (dù pháp luật Việt Nam vẫn cho phép hình thức 100% vốn nước ngoài), bởi hầu hết nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam khi ấy còn bỡ ngỡ.
Tuy nhiên, càng về sau này, phần lớn các dự án FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam đều lựa chọn hình thức 100% vốn nước ngoài. Lũy kế đến nay Việt Nam có 25.953 dự án FDI còn hiệu lực, song trong số này chỉ có 3.873 dự án liên doanh, với tổng vốn đăng ký trên 74 tỷ USD, chiếm 22,3% về số vốn, nhưng lại chỉ chiếm chưa đến 15% về số dự án.
Theo chuyên gia kỳ cựu về đầu tư nước ngoài, GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp FDI, hình thức liên doanh sẽ có tác động lan tỏa từ doanh nghiệp FDI tới doanh nghiệp trong nước tốt hơn, mang lại nhiều lợi ích hơn cho kinh tế - xã hội Việt Nam. Trên thực tế, ở những năm đầu thu hút FDI, một số cuộc hôn nhân giữa các doanh nghiệp ngoại - nội đã “cơm không lành, canh chẳng ngọt”.
Nguồn lực tài chính còn mỏng, kinh nghiệm làm ăn quốc tế chưa nhiều; hầu hết đối tác liên doanh trong nước đều góp vốn bằng đất. Nhiều trường hợp, sau một thời gian liên doanh, kinh doanh thua lỗ thì đối tác Việt Nam bỏ cuộc, để đối tác nước ngoài nắm trọn dự án.
Giờ đây, hoạt động liên doanh đã có sự thuận lợi hơn đáng kể. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có những tên tuổi lớn như Vingroup, BRG, TH…, đủ sức bắt tay khá bình đẳng, cân sức cân tài với doanh nghiệp ngoại.
Sự bùng nổ của hình thức đầu tư mua bán - sáp nhập (M&A) cũng cho phép nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng và dễ dàng liên doanh với các doanh nghiệp trong nước để bổ sung nguồn lực, chia sẻ kinh nghiệm quản trị tiên tiến, chuyển giao công nghệ và - dĩ nhiên - cùng tận hưởng lợi nhuận.
Đáng mừng là trong một vài năm gần đây, xu hướng liên doanh dường như cũng đang trở lại. Từ đầu năm tới nay, đã có 98 công ty liên doanh được cấp chứng nhận đầu tư. Con số này của cả năm 2017 là 140, năm 2016 là 315, còn của 2 năm 2013 - 2014 là 544. Bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm, cả nước có 2.749 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp gần 4,1 tỷ USD, tăng 82,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Đáng lưu ý, nguồn tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nhiều khả năng, tháng 10 tới, dự án thành phố thông minh, quy mô vốn đầu tư lên tới hơn 4,1 tỷ USD, sẽ bắt đầu được triển khai thực hiện. Dự án này do liên doanh BRG và Sumitomo phát triển.
Trước mắt, giai đoạn 1 có quy mô hơn 73ha, tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD. Trong tháng 6, Công ty AAPICO Hitech (Thái Lan) cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc thành lập một liên doanh dập và hàn các chi tiết thân vỏ xe với Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VINFAST (Việt Nam). Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 60 triệu USD, trong đó AAPICO nắm 51% vốn, VINFAST nắm 49%...
Có thể coi đây là những tín hiệu ban đầu tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu “nâng chất” FDI.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Sun Group khởi công dự án quảng trường biển và tổ hợp đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi
- ·Cổ phiếu thứ 6 “họ FLC” bị hủy niêm yết bắt buộc
- ·Ngân hàng BIDV rao bán hàng loạt tài sản của nhiều doanh nghiệp có giá trị hàng trăm tỷ đồng
- ·Cập nhật BCTC quý III/2023: Những CTCK, thép, ngân hàng... đầu tiên công bố
- ·Cảnh báo sớm về các rào cản thương mại để doanh nghiệp ứng phó hợp lý
- ·Vì sao hoạt động kinh doanh bảo hiểm của AIA giảm 32% nhưng vẫn báo lãi ròng 887 tỷ đồng?
- ·HSBC: Biến đổi khí hậu đe dọa ngành du lịch ven biển
- ·TP. Thái Bình: Phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế
- ·Xuất khẩu dệt may vào Liên minh Kinh tế Á Âu cảnh báo có khả năng vượt ngưỡng
- ·Phiến quân IS tấn công làm nổ khu vực giếng dầu tại miền Bắc Iraq
- ·Thẩm mỹ viện Việt Sing: Tiếp tục ‘bất chấp’ thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn cơ thể trái phép?
- ·TP.HCM: Ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép heo và các sản phẩm từ heo
- ·Xét xử cựu Chủ tịch TP Đà Nẵng: Giao đất không đấu giá, trái pháp luật gây thiệt hơn 22.000 tỷ đồng
- ·Xung đột Israel
- ·Chiêm ngưỡng sân khấu vinh danh các nhà khoa học kiệt xuất của Giải thưởng VinFuture 2023
- ·Thượng viện Mỹ xác nhận ông Tommy Beaudreau làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ
- ·9 sự kiện nổi bật thế giới 2019
- ·Thái Bình: Vui tết cùng các con Làng trẻ em SOS
- ·Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc
- ·CCG Group rót gần 4.740 tỷ đồng làm khu công nghiệp và điện gió tại Trà Vinh