【kết quả c1 lượt đi】Thủ tướng: Campuchia
Tăng trưởng kinh tế của CLMV liên tục đạt mức cao trong khu vực,ủtướkết quả c1 lượt đi được dự báo có thể đạt 4,6% trong năm 2024 và 4,7% trong năm 2025. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều của 4 nước đạt trên 769 tỷ USD, đóng góp 21,8% tổng giá trị trao đổi thương mại của ASEAN.
Các lãnh đạo CLMV khẳng định khát vọng chung về xây dựng một tiểu vùng hòa bình, thịnh vượng và hiện thực hóa mục tiêu trở thành các nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định thế giới đang chứng kiến những chuyển động sâu rộng, mang tính thời đại, mở ra cho 4 nước cơ hội phát triển chưa từng có, cơ hội của kỷ nguyên liên kết và đổi mới sáng tạo.
Đây chính là thời điểm vàng để tạo đột phá cho hợp tác CLMV để bắt kịp, tiến cùng và vươn lên.
Với tinh thần đó, Thủ tướng đề xuất phương châm “3 cùng” cho hợp tác CLMV.
Cùng quyết tâm xây dựng cơ chế hợp tác CLMV ngày càng hiệu quả, thực chất hướng đến một khu vực kinh tế CLMV phát triển, tự cường và có sức cạnh tranh cao; các nền kinh tế có mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030.
Cùng phối hợp thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mới mang tính khả thi cao, phù hợp với xu thế mới và bổ trợ hiệu quả cho các cơ chế khác, nhất là ACMECS và GMS. Thủ tướng đề nghị CLMV cần tập trung xây dựng Chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực CLMV, kết hợp giữa đào tạo đội ngũ trí thức với đội ngũ lao động lành nghề.
Cùng phối hợp tranh thủ sự tham gia, đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, các đối tác phát triển vào quá trình thiết kế và triển khai các dự án, chương trình hợp tác của CLMV, nhất là trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, nông nghiệp thông minh, ứng phó với biến đổi khí hậu...
Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng hợp tác CLMV và sẽ tiếp tục đóng góp hết sức mình để làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, láng giềng thân thiện, cùng có lợi, để 4 nước bắt kịp, tiến cùng và vươn lên trong kỷ nguyên phát triển mới.
Việt Nam đóng góp 10 triệu USD cho Quỹ Phát triển ACMECS
Trong chiều nay, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10 đã diễn ra với chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập”.
Các lãnh đạo nhấn mạnh những đóng góp quan trọng của hợp tác ACMECS trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của người dân tại tiểu vùng Mekong.
Các lãnh đạo hoan nghênh những bước tiến quan trọng trong triển khai Kế hoạch tổng thể ACMECS giai đoạn 2019 – 2023, đặc biệt là hợp tác thương mại – đầu tư, du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển nhân lực.
Nội dung hợp tác nguồn nước Mekong được nêu đậm tại hội nghị. Lãnh đạo 5 nước nhất trí tăng cường hợp tác quản lý bền vững nguồn nước xuyên biên giới, nhất là phối hợp với Ủy hội sông Mekong quốc tế; chia sẻ dữ liệu thủy văn; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm thiên tai.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò trung tâm của ACMECS trong hợp tác tiểu vùng Mekong, là cấu phần không thể thiếu của Cộng đồng ASEAN, cửa ngõ kết nối ASEAN với Đông Bắc Á, Đông Nam Á, là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực, chủ động và sáng tạo vào quá trình phát triển ACMECS, phấn đấu xây dựng “một ACMECS mạnh vì một ASEAN đoàn kết, thống nhất trong đa dạng và phát triển đồng đều”.
Hợp tác ACMECS giai đoạn tới cần hội tụ tinh thần “5 chung” là khát vọng chung, tầm nhìn chung, quyết tâm chung, tiếng nói chung và hành động chung. Với quan điểm như vậy, Thủ tướng đã đề xuất 5 nội dung để hợp tác ACMECS bứt phá.
Một là, tư duy gắn kết hành động, bảo đảm thông suốt từ xây dựng chiến lược đến triển khai thực tế. Thủ tướng thông báo Việt Nam sẽ đóng góp 10 triệu USD cho Quỹ Phát triển ACMECS.
Hai là, truyền thống gắn kết hiện đại, bảo đảm sự phát triển đồng bộ, hài hòa giữa lĩnh vực kinh tế truyền thống với lĩnh vực công nghệ mới, hiện đại.
Ba là, tăng trưởng nhanh gắn kết bền vững với trọng tâm thúc đẩy chuyển đổi xanh, xây dựng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ.
Bốn là, quốc gia gắn kết khu vực và quốc tế, cần tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, dịch vụ và đi lại của người dân giữa 5 nước...
Năm là, gắn kết Chính phủ với người dân và doanh nghiệp.
Sáu là, gắn kết giữa phát triển với duy trì ổn định, bảo đảm an ninh.
Việt Nam thành lập Tổng lãnh sự quán tại Trùng Khánh, Trung Quốc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường chứng kiến trao đổi công hàm về việc thành lập Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Trùng Khánh.(责任编辑:La liga)
- ·Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- ·“Giảm nhiệt” học trái tuyến
- ·Bế mạc đánh giá ngoài 3 chương trình đào tạo tại Trường ĐH Y dược
- ·Bạo lực học đường: Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp mới của Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo Panathinaikos vs PAOK FC, 01h30 ngày 6/1: Ông vua sân khách
- ·Sinh viên Đặng Minh Ánh đạt danh hiệu tân hoa khôi Trường ĐH Nông lâm
- ·Trang bị kỹ năng giao tiếp phi bạo lực cho học sinh
- ·Ukraine nói Donetsk vẫn là ‘điểm nóng’, Pháp đồng ý mở rộng NATO
- ·Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
- ·Cựu Thủ tướng Australia giải thích vụ 'chính phủ ngầm'
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·Tháng 9, Hải quan Bắc Ninh thu hơn 1,5 tỷ đồng từ xử lý vi phạm
- ·Các địa phương nợ bảo hiểm xã hội trên 11.114 tỷ đồng
- ·Tăng giải pháp quản lý sinh viên ngoại trú
- ·Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- ·Tập đoàn Bảo Việt: Tổng doanh thu hợp nhất đạt 9.133 tỷ đồng
- ·96% vụ vi phạm về hải quan ở đường bộ, đường biển
- ·“Giảm nhiệt” học trái tuyến
- ·Vang mãi bản hùng ca Phước Long
- ·Bà Truss được Nữ hoàng Anh bổ nhiệm làm Thủ tướng