【kèo monza】Vi vu sáo trúc
Nguyễn Văn Tâm tận tình hướng dẫn lớp sáo trúc miễn phí
Tấm lòng rộng mở
Đó là lớp sáo miễn phí được thành lập bởi chàng trai Nguyễn Văn Tâm. 4 năm trước,áotrúkèo monza Tâm mở lớp với mong muốn sẻ chia niềm đam mê sáo trúc đến những người yêu loại nhạc cụ truyền thống này. Anh bộc bạch: “Mình bắt đầu niềm đam mê với sáo trúc từ năm 2010, khi còn là cậu học trò phổ thông trung học. Vào Huế học đại học, niềm đam mê ấy lớn dần, rồi bén duyên trở thành người bạn song hành với mình nhiều năm nay”.
Rời Hà Tĩnh vào Huế, Nguyễn Văn Tâm vừa học vừa tham gia các lớp dạy sáo trúc. Chàng trai 9X dần tìm thấy con người của mình, bay bổng trong từng thanh âm khi chạm tay vào sáo. Rồi từ đam mê thanh âm, anh lấn sân sang làm sáo thủ công, biểu diễn, biến đam mê thành nghề nghiệp nuôi sống bản thân.
Bán sáo trúc “handmade” một thời gian dài, anh gặp không ít khách hàng mê sáo. Ánh mắt họ sáng lên niềm yêu thích khi nghe Tâm giới thiệu cặn kẽ loại sáo hay sẵn lòng thổi mẫu giúp khách hàng. Nhưng cũng từ những buổi bán buôn, chàng trai mê sáo nhận ra một điều làm anh day dứt. Anh kể: “Mọi người đa phần không có điều kiện học hoặc bị gò bó về thời gian. Vì thế nhiều khách hàng của mình băn khoăn và e dè, trong đó có rất nhiều bạn trẻ”.
Cũng từ đó, niềm day dứt biến thành động lực thúc đẩy chàng trai sinh năm 1993 hành động. “Mình đã và đang theo đuổi đam mê, “sống được” với sáo trúc nên muốn chia sẻ niềm vui khi được thổi sáo. Để ai cũng có thể chìm đắm trong thanh âm trong trẻo của loại nhạc cụ này”, Tâm nói. Thế là vào năm 2016, lớp học sáo trúc miễn phí của chàng trai 9X ra đời. Mỗi buổi sáng chủ nhật hàng tuần, chẳng kể nắng mưa, sương giá, 8h sáng là chàng trai mê sáo đã có mặt tại công viên đối diện Trường đại học Sư phạm. Anh sẵn sàng lắng nghe, chỉ dạy cho những ai muốn tiếp cận và học thổi sáo trúc.
Vi vút thanh âm
Ban đầu chỉ mươi thành viên, đến nay lớp sáo trúc miễn phí đã duy trì ổn định hơn 40 thành viên (chưa kể nhiều thành viên tham gia lớp học nhưng phải tạm dừng vì bận rộn công việc). Đa phần các bạn trẻ là học sinh, sinh viên. Có người tham gia lớp học đã 4 năm, người 3 năm, người mới gia nhập.
Thánh Mỹ, học viên đã tham gia lớp sáo trúc 3 năm, chia sẻ: “Với em lớp học là nơi gắn kết, tiếng sáo là thanh âm giúp em giải tỏa căng thẳng sau khi học tập, thi cử. May mắn vì em chỉ rảnh mỗi sáng chủ nhật, và em dành hết thời gian này cho niềm say mê với sáo trúc”. Đã 3 năm nay, chặng đường dài từ Hương Phong (Hương Trà) không cản nổi bước chân nhiệt huyết của cô gái yêu sáo. Sau thời gian dài tập luyện, Thánh Mỹ đã chinh phục nhiều ca khúc với đủ thể loại. Tiếng sáo Thánh Mỹ thật trong veo, đầy năng lượng như tuổi trẻ của chính cô gái 17 tuổi ấy.
Ngoài hướng dẫn cách cầm nắm sáo, cách lấy hơi và cách thổi, Nguyễn Văn Tâm còn chăm chú dạy nhạc lý cho các bạn trẻ. Sau đó, dựa vào thực lực người tập, Tâm cho các bạn tập tành với những ca khúc quen thuộc như “Việt Nam quê hương tôi”, “Lòng mẹ”, “Làng tôi”. “Đây đều là các giai điệu có tiết tấu chậm, không yêu cầu quá cao về kỹ thuật nên sẽ là bước đệm tốt giúp các bạn tự tin hơn, vững vàng hơn”, Tâm nói.
Trên hành trình dài bán và dạy sáo trúc miễn phí, hành trang của Nguyễn Văn Tâm là những câu chuyện cảm động về người và sáo. Đó là cụ già rưng rưng xúc động nắm lấy chiếc sáo anh giới thiệu, cất lên làn hơi của người tuổi đã trên 70. Là giọng u trầm không còn trong trẻo như xưa, nhưng cái rưng rưng của người từng trải ấy lại thấm vào từng nốt nhạc, rung động đến những khách hàng đang lặng người chung quanh. Hàng chục năm vất vả để mưu sinh, cụ ông từng tiếc nuối bỏ nghệ sáo trúc. Nay gặp lại người bạn cũ, tiếng sáo đã tự mình kể nên câu chuyện, và chính câu chuyện ấy đã truyền thêm lửa nghề cho Nguyễn Văn Tâm.
Với hành trang thấm đẫm tình yêu thương, mỗi sáng chủ nhật hàng tuần, tiếng giảng giải của chàng trai 9X lại sang sảng bên góc công viên ấy. Khi chúng tôi tìm đến lớp học của Tâm, ngoài trời những cơn mưa lạnh theo gió thổi hun hút. Nhà kèn thông thống bốn bề, môi người nào người ấy tím tái, rét run cầm cập. Nhưng khi đặt sáo lên môi, lấy hơi, bấm lỗ sáo, âm thanh thánh thót lại vang lên chẳng run rẩy chút nào. Đó không còn là tiếng sáo đơn thuần nữa, đó là ngọn lửa đam mê bỏng trong lòng, là tình nhân ái và tấm lòng rộng mở, tha thiết của Tâm cùng các học viên. Tiếng sáo vút lên không trung, thổi vào không gian giai điệu của tình người ngay giữa những ngày đông xứ Huế.
Bài, ảnh: Mai Huế
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhau
- ·TP.Bến Cát: Phong trào thi đua bám sát yêu cầu, mục tiêu phát triển của địa phương
- ·TP.Thuận An: Học tập, quán triệt nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- ·Giải thích việc xử lý hình sự hành vi “vi phạm bí mật kinh doanh”
- ·Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook
- ·Quốc hội yêu cầu phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi toàn quốc
- ·Xã Hiếu Liêm (huyện Bắc Tân Uyên): Lãnh đạo xã đối thoại với nhân dân
- ·Xã Cây Trường II (huyện Bàu Bàng): Tổ chức hội thi Bí thư chi bộ giỏi năm 2024
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 28
- ·Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- ·“Hồi sinh” vỏ hộp sữa
- ·Ngành cơ khí vẫn loay hoay tồn tại
- ·Toàn bộ nhân viên Coteccons được thưởng ít nhất 10 tháng lương
- ·Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025
- ·Thông cáo báo chí số 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
- ·Làm rõ hơn vai trò của Quốc hội trong bảo vệ Hiến pháp
- ·Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Thách thức và cơ hội từ những mối đe dọa phi truyền thống
- ·Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
- ·Thủ tướng điện đàm với Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về biến đổi khí hậu