【tỷ số haka】Bước tiến lớn trong ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý ngân quỹ
Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã tăng cường ứng dụng các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạt động,ướctiếnlớntrongứngdụngcôngnghệhiệnđạivàoquảnlýngânquỹtỷ số haka như: triển khai xây dựng kho dữ liệu thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN); ứng dụng công nghệ di động cảnh báo rủi ro kiểm soát chi; thiết lập hạ tầng CNTT trên nền tảng ảo hóa, sẵn sàng tiến đến điện toán đám mây…
Minh bạch, giảm chi phí
Thời gian qua, KBNN thường xuyên tiến hành cải cách cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ gắn với hiện đại hóa và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Đây là một bước tiến lớn trong công tác quản lý ngân quỹ, tạo điều kiện cho người nộp thuế có thể lựa chọn địa điểm và phương thức nộp phù hợp nhất với mình; nộp tiền ngoài giờ hành chính; giảm thời gian thực hiện 1 giao dịch thu nộp NSNN và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN. Đến nay, đã có 98% giao dịch thu NSNN được thực hiện bằng hình thức điện tử liên thông ngân hàng - kho bạc - thuế - hải quan, chỉ còn khoảng 2% số lượng giao dịch thu NSNN thực hiện thủ công chủ yếu liên quan đến thu phạt, lệ phí hành chính ở địa phương.
KBNN đang triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đến các đơn vị sử dụng ngân sách trong toàn hệ thống KBNN. Mục tiêu đến hết năm 2020 triển khai 120.000 đơn vị hành chính, sự nghiệp của 4 cấp ngân sách. Đến tháng 8/2019, đã có trên 40.000 đơn vị sử dụng hệ thống. Dịch vụ công trực tuyến đã tạo sự công khai, tăng tính minh bạch, hướng tới sự hài lòng, thuận lợi và giảm thời gian, chi phí đi lại, chi phí hoạt động của các đơn vị sử dụng ngân sách.
KBNN đang triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đến các đơn vị sử dụng ngân sách trong toàn hệ thống KBNN. Mục tiêu đến hết năm 2020 triển khai 120.000 đơn vị hành chính, sự nghiệp của 4 cấp ngân sách. Đến tháng 8/2019, đã có trên 40.000 đơn vị sử dụng hệ thống. Dịch vụ công trực tuyến đã tạo sự công khai, tăng tính minh bạch, hướng tới sự hài lòng, thuận lợi và giảm thời gian, chi phí đi lại, chi phí hoạt động của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Tăng liên thông để cung cấp dịch vụ tốt hơn
Về ứng dụng công nghệ hiện đại, KBNN đã triển khai xây dựng kho dữ liệu về thu, chi NSNN và các hoạt động nghiệp vụ của KBNN, cung cấp dữ liệu cho Kho dữ liệu thu, chi NSNN của Bộ Tài chính phục vụ công tác quản lý, điều hành. Liên quan đến ứng dụng dụng công nghệ di động vào cảnh báo rủi ro trong kiểm soát chi NSNN, bà Đặng Thị Thủy cho biết, hệ thống cảnh báo rủi ro đã cung cấp thêm kênh thông tin trực tuyến qua thiết bị di động thông minh cho khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời. Đồng thời, KBNN đã thiết lập hạ tầng CNTT trên nền tảng ảo hóa, sẵn sàng tiến đến điện toán đám mây; nghiên cứu và đã hoàn thành thử nghiệm (POC) công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong phối hợp thu và thanh toán điện tử với các ngân hàng thương mại.
Hiện nay KBNN cũng đang xây dựng chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030, đã và đang nghiên cứu mô hình, thông lệ tốt về xây dựng hệ thống thông qua việc tham gia các hội nghị quốc tế. Trong khuôn khổ chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030, có 2 nội dung gắn chặt với xây dựng và hình thành kho bạc số, đó là: Thứ nhất, xây dựng kiến trúc các hệ thống CNTT của KBNN theo hướng hình thành kho bạc điện tử và kho bạc số theo định hướng phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó đến năm 2030, toàn bộ các hoạt động quản lý, quản trị, cung cấp dịch vụ của KBNN được thực hiện trong môi trường số hóa và trên nền tảng các ứng dụng CNTT hiện đại, có sự kết nối, liên thông với các bộ, ngành, địa phương để hướng tới hình thành kho bạc số. Thứ hai, thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin về ngân sách và kế toán nhà nước số.
Còn nhiều vướng mắc trong triển khai
Triển khai chính phủ điện tử là nhu cầu cấp bách với mục tiêu cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, tuy nhiên theo bà Đặng Thị Thủy, việc triển khai đòi hỏi cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị. Hiện nay, một trong các vướng mắc lớn nhất khi triển khai chính phủ điện tử là sự phối hợp, liên thông giữa các cơ quan, tổ chức trong kết nối, chia sẻ, trao đổi dữ liệu điện tử giữa các bên.
Về thu NSNN, việc thực hiện điện tử hóa quy trình thu phạt vi phạm hành chính do các cơ quan ra quyết định phạt vi phạm hành chính chưa cung cấp, chia sẻ dữ liệu điện tử về phạt vi phạm hành chính với KBNN. Điều này khiến KBNN chưa thể cung cấp tiện ích, dịch vụ điện tử cho người dân nộp phạt vi phạm hành chính. Dữ liệu điện tử về thu phí, lệ phí thủ tục hành chính cũng chưa được các cơ quan quản lý (trung tâm hành chính) cung cấp, chia sẻ cho KBNN.
Về chi NSNN, mặc dù KBNN đang triển khai dịch vụ công điện tử về kiểm soát chi NSNN, nhưng theo quy định hiện nay các đơn vị sử dụng ngân sách vẫn phải tải tệp scan hồ sơ kiểm soát chi như các hợp đồng mua sắm công. Hiện vẫn chưa có cơ chế chia sẻ dữ liệu về đấu thầu điện tử, hợp đồng điện tử từ cơ quan liên quan đến KBNN để đơn giản thủ tục hành chính cho các đơn vị sử dụng ngân sách khi tham gia dịch vụ công trực tuyến KBNN.
Chính vì vậy, KBNN kiến nghị Chính phủ sớm ban hành nghị định về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu để các cơ quan, tổ chức thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thực hiện. Ngoài ra, các cơ quan ra quyết định phạt cần cung cấp, chia sẻ dữ liệu điện tử về phạt vi phạm hành chính để KBNN cung cấp dịch vụ nộp phạt qua dịch vụ công trực tuyến. Các cơ quan quản lý (trung tâm hành chính) cần cung cấp, chia sẻ dữ liệu về phí, lệ phí hành chính để KBNN cung cấp dịch vụ nộp phí, lệ phí qua dịch vụ công trực tuyến.
Bên cạnh đó, KBNN cũng kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hình thành cơ sở dữ liệu điện tử về đấu thầu điện tử và hợp đồng điện tử, để cung cấp, chia sẻ với KBNN, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho đơn vị sử dụng ngân sách.
Để tiếp tục triển khai hiệu quả chính phủ điện tử, KBNN kiến nghị lãnh đạo Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu và trình ban hành chế độ kế toán nhà nước thống nhất (chế độ kế toán ngân sách với chế độ kế toán hành chính sự nghiệp) để tạo tiền đề thống nhất về tiêu chuẩn cấu trúc dữ liệu, nhằm thuận lợi cho tổng hợp báo cáo tài chính nhà nước toàn Chính phủ và tổng hợp quyết toán NSNN khi hình thành hệ thống thông tin ngân sách và kế toán nhà nước số.
Minh Anh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Facebook bị 'trục trặc kỹ thuật' nhưng không tiết lộ nguyên nhân
- ·Bộ Y tế đốc thúc các địa phương tăng tốc truy vết người về từ Đà Nẵng
- ·Tổng thống Putin giám sát quân đội Nga tập trận hạt nhân
- ·Trao giải “Nét đẹp Chiến sĩ áo trắng trên các mặt trận chống dịch bệnh COVID
- ·Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Nantes, 01h00 ngày 5/1: Bay vào Top 3
- ·Sáng 15/8, Việt Nam có thêm 1 ca mắc mới COVID
- ·Giá vàng hôm nay (20/9): Vàng miếng chững giá, vàng nhẫn vẫn tăng mạnh
- ·Paletine kêu gọi Hội đồng Bảo an cứu dân Gaza, Nhật phạt thực thể liên can Hamas
- ·Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
- ·Hà Nội: Xử lý nghiêm kinh doanh xăng dầu chai, lọ… tự phát
- ·Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- ·Giá vàng hôm nay 14/6/2024: Giá vàng thế giới “quay xe” rơi thẳng đứng
- ·Thêm 41 ca mắc COVID
- ·Israel gửi thêm lực lượng vào Dải Gaza, Mỹ phản đối lệnh ngừng bắn
- ·NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
- ·Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết lên án Mỹ cấm vận Cuba
- ·Sinh viên tiếp xúc với bệnh nhân mắc COVID
- ·Hương Trà: Cần tăng cường cơ sở vật chất tại chốt kiểm tra y tế
- ·Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông
- ·Tỷ giá USD hôm nay 16/6/2024: Đồng USD vượt mốc 105,5 ngày cuối tuần