【bxh ngoại hạng anh 2023】Tranh luận với Cục trưởng Bộ Y tế về thủ tục
- Cuộc tranh luận diễn ra tại buổi làm việc giữa tổ công tác của Thủ tướng với 11 bộ ngành kiểm tra các nhiệm vụ Chính phủ,ậnvớiCụctrưởngBộYtếvềthủtụbxh ngoại hạng anh 2023 Thủ tướng giao liên quan đến kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu sáng nay.
Tranh luận bắt đầu từ ý kiến của Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc. Ông tỏ ra băn khoăn khi quy định Luật Vệ sinh ATTP kiểm dịch thú y chỉ áp dụng với thực phẩm tươi sống, nếu áp vào thực phẩm đóng gói sẵn là không phù hợp.
Do đó, ông đề nghị bãi bỏ quy định này.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc |
Cục trưởng ATTP Nguyễn Thanh Phong cho hay, quá trình sửa đổi kiểm tra chuyên ngành có sản phẩm chồng chéo giữa y tế, nông nghiệp, công thương.
“Luật ATTP không quy định kiểm dịch nhưng trong luật Thú y lại quy định. Bộ Y tế không thể bắt Bộ Nông nghiệp không thực hiện, vì vướng luật Thú y nên không dám bỏ”, ông Phong nhấn mạnh.
Ông kiến nghị QH nên bỏ quy định này hoặc vùng đang có dịch thì vừa kiểm tra ATTP vừa kiểm dịch...
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng góp lời: “Cục trưởng cũng không nên bao biện quá chuyện ấy. Mình phải nhìn thực tế của ngành mình. Anh ở trên nói thế thôi chứ ở dưới không thế đâu. Nếu tốt như thế thì DN chả phải kêu”.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng |
Bộ trưởng Dũng đề nghị: “Anh nói anh làm nhiều, thì anh phát hiện ra bao nhiêu phần trăm, anh biết không? Anh công bố cho báo chí đi”.
Chủ nhiệm VPCP lưu ý, qua câu chuyện này cho thấy thể chế có vấn đề để cần đề xuất sửa đổi.
Tuy nhiên, Cục trưởng ATTP khẳng định: “Bộ Y tế hoàn toàn không bao biện”.
Ông cho rằng những gì ông trao đổi dựa trên nguyên tắc thẳng thẳn, quyết liệt, đúng thì xử lý.
“Ngay đi xe máy có nhắn tin tôi cũng dừng lại để trả lời. Cục cũng chỉ làm được đến thế, yêu cầu của DN lớn, có kiến nghị xem sửa đổi, có kiến nghị không thể đáp ứng”, Cục trưởng nói.
DN phản ứng với 5 không
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho rằng, rủi ro mất An toàn VSTP nằm ở nhóm hàng khác, không phải nằm ở nhóm thực phẩm bao bì đóng gói nhập từ bên ngoài.
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TƯ |
Theo ông Cung, thực phẩm đóng gói nhập khẩu, các nhà sản xuất bên ngoài đã có tiêu chí, tiêu chuẩn công bố độ an toàn rồi không phải nhóm bơm tạp chất vào đây.
“Còn sử dụng rau 2, 3 luống, bơm tạp chất trong tôm làm cơ sở để viện giải rằng là sử dụng thủ tục này là cần thiết thì theo tôi cơ sở khoa học và thực tiễn để bảo vệ cho việc này không gắn với nhau”, TS Nguyễn Đình Cung phản bác.
Viện trưởng Viện CIEM cho biết, thủ tục này DN kêu đã 5 năm rồi. “Tôi cho là phàn nàn của họ là đúng, hoàn toàn chính xác”, ông Cung khẳng định.
Ông cho rằng phản ứng của DN với thủ tục kiểm tra chuyên ngành xoay quanh 5 không: Không hợp pháp hợp lý, không minh bạch, không tiên lượng trước được, không hiệu lực và không phù hợp với thông lệ quốc tế.
TS Cung diễn giải, không minh bạch thể hiện ở chỗ thủ tục quy định bao nhiêu hồ sơ, khi nộp nhân viên thụ lý yêu cầu nhiều hồ sơ khác ngoài quy định. Ví dụ như yêu cầu hợp đồng dán nhãn tiếng Việt, những yêu cầu đó không liên quan gì đền vệ sinh ATTP.
Đề nghị thay giấy xác nhận bằng việc gửi thông báo cho Bộ Y tế
Cục trưởng Cục An toàn VSTP tiếp tục tranh luận: “Anh Cung nói không phù hợp với thông lệ quốc tế thì tôi đã có báo cáo rồi, duy nhất Nhật Bản và một số nước phát triển châu Âu, trong ASEAN có Singapore đúng là không có việc tiền kiểm mà chuyển sang hậu kiểm.
Còn lại tất cả từ TQ đến Thái Lan, Philippines trên từng sản phẩm đều có số giấy phép sản xuất trên mã sản phẩm. Nên không thể nói là không phù hợp với thông lệ quốc tế.
Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế Nguyễn Thanh Phong |
Ông Phong bày tỏ, những gì nêu ra là để “các đồng chí chia sẻ, cơ quan quản lý nhà nước cực kỳ áp lực” và đề nghị thành viên tổ công tác đưa ra phương thức thay đổi phù hợp hơn.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc liền hiến kế: “Chúng tôi chỉ đề nghị là thay giấy xác nhận đó bằng việc DN gửi thông báo cho Bộ Y tế”.
Tuy nhiên, Cục trưởng Cục ATTP vẫn so sánh thực tế các nước và khẳng định một lần nữa: “Tôi nói hoàn toàn không bao biện”, nhưng ở Việt Nam chưa làm được như thế.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng ví dụ sô cô la cõng 13 giấy phép, sữa chua vừa phải kiểm dịch của Bộ Công thương vừa phải kiểm tra ATTP của Bộ Y tế. Kén tằm vừa kiểm dịch động vật vừa kiểm tra thực vật. Nói về thông tin sô cô la gánh 13 giấy phép, Cục trưởng Cục ATTP tỏ ra ngơ ngác: “Tôi không hiểu thông tin này từ đâu. Còn nguyên liệu DN tự kê khai”. |
Thu Hằng
(责任编辑:Cúp C2)
- ·32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- ·Không để tăng giá vật liệu trong thời gian thực hiện dự án
- ·Khảo sát kè sinh thái tuyến kênh Một Ngàn
- ·Thống nhất vị trí tổ chức lễ khởi công cao tốc Cần Thơ
- ·Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế
- ·Gần 50 phóng viên, biên tập viên, người làm báo tham gia tập huấn ‘Ảnh báo chí’
- ·Hàng loạt Dự án Cao tốc Bắc
- ·Khởi công cầu nông thôn chào mừng 20 năm thành lập tỉnh
- ·Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai
- ·Phát động thực hiện 20 mô hình “Đường hoa
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Giao thông hỗn loạn vì xe ben kéo sập cáp viễn thông
- ·Nam bộ kháng chiến
- ·Thượng tá Nguyễn Thanh Bình giữ chức Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy
- ·Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- ·Nhiều kết quả nổi bật qua 2 năm thực hiện đề án Hậu Giang xanh
- ·Liên đoàn Lao động huyện Long Mỹ vận động được 500 bộ áo dài
- ·Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ gần đạt kế hoạch năm
- ·Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- ·Cảnh cáo nguyên chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Ninh