【tỷ số uae hôm nay】Thực trạng gỡ khó của ngành thép “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”
Ảnh minh họa của tôn mạ màu |
Lành mạnh thị trường, gỡ khó cho doanh nghiệp
Trước vấn nạn tôn thép Trung Quốc tràn vào Việt Nam (VN), ngày 18/6/2019, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1711/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) tạm thời đối với một số sản phẩm thép phủ màu (hay thường gọi là tôn màu) có xuất xứ từ Trung Quốc với mức thuế lần lượt từ 3,45% đến 34,27% và Hàn Quốc từ 4,48% đến 19,25%. Tuy mức thuế đó không cao và mới chỉ có hiệu lực tạm thời, nhưng đã cho thấy tác động rất tích cực đến các DN ngành tôn thép, giúp cho các DN gia tăng sản lượng tiêu thụ tại thị trường nội địa, giảm thiệt hại đáng kể. Đồng thời, quyết định này còn giúp nhà nước thu được thuế từ các DN Việt làm ăn chân chính và hạn chế thất thoát thuế, tăng thu ngân sách nhà nước. Đồng thời, người tiêu dùng không phải bỏ tiền để mua phải hàng Trung Quốc kém chất lượng.
Trên thị trường, thép Trung Quốc có chất lượng kém đang bán tràn lan với giá thấp hơn khoảng 25% so với giá bán của các DN sản xuất nội địa. Vì vậy, với mức thuế tự vệ tạm thời theo quyết định 1711 chỉ từ 3.45%, 4.48% là rất thấp, chưa thể tạo nên môi trường cạnh tranh công bằng và lành mạnh hoàn toàn. Để tạo sự công bằng và minh bạch, các DN nội địa kiến nghị Bộ Công Thương nên sớm áp dụng chính thức các biện pháp CBPG mặt hàng tôn thép với mức thuế tự vệ thấp nhất từ 20% - 25%.
Chưa kịp mừng đã vội lo
Khi các DN còn đang chật vật vượt khó vì sức ép thị trường thì lại đón thêm “sóng dữ” bởi mới đây Bộ Tài chính đã có công văn số 8745/BTC-CST xin ý kiến dự thảo sửa đổi Nghị định 125/2017/NĐ-CP với nội dung kiến nghị tại trang số 23 của công văn đề cập “Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang làm dấy lên lo ngại về việc thép giá rẻ Trung Quốc có thể lan tràn vào VN, kéo theo giá thép trên thị trường giảm mạnh. Điều này khiến nhà máy sản xuất thép lớn nhất VN đang cân nhắc tạm dừng kế hoạch triển khai lò cao số 3. Việt Nam nhập khẩu (NK) hơn 8 triệu tấn cuộn cán nóng mỗi năm, 40% trong số đó là NK từ Trung Quốc. Nếu không có thuế NK đánh vào mặt hàng thép cán cuộn giá rẻ từ Trung Quốc thì sẽ tiếp tục tràn vào VN, gây bất ổn thị trường thép VN”. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính dự kiến tăng thuế suất MFN đối với thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 từ 0% lên 5%.
Đề xuất của dự thảo trên đưa ra, ngay lập tức đã có nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại và cho rằng: Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, việc áp dụng mức thuế đó có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cho thị trường thép VN, nguy cơ xóa sổ ngành sản xuất thép thành phẩm là khó tránh khỏi.
Ảnh minh họa |
Để bảo vệ DN sản xuất tôn, thép trong nước, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã gửi công văn khẩn tới Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Phòng Công nghiệp và Thương mại VN kiến nghị Bộ Tài chính không điều chỉnh thuế MFN đối với nhóm thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 từ 0% lên 5%. Đồng thời, chưa áp dụng bất kỳ biện pháp phòng vệ thương mại nào đối với mặt hàng thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 nói chung, vì những lý do: Thứ nhất, tăng thuế suất MFN không làm hạn chế mà còn gia tăng sản lượng thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 của Trung Quốc NK vào VN.
Trên thực tế, Việt Nam và Trung Quốc đều tham gia Hiệp định ACFTA nên thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 từ Trung Quốc nhập vào VN được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt 0% theo hiệp định này. Những quốc gia cung cấp thép cuộn cán nóng cho VN chiếm tỷ trọng lớn như: Ấn Độ, Đài Loan, Brazil,… không có FTAs với VN nên sẽ chịu thuế MFN và đương nhiên không thể cạnh tranh lại với Trung Quốc. Như vậy, nếu thuế suất MFN 5% được thông qua thì lượng thép cuộn cán nóng NK từ Trung Quốc sẽ chiếm tỷ trọng ít nhất 70-80% tổng lượng thép cuộn cán nóng NK vào VN.
Thứ hai, tăng thuế suất MFN làm ngành sản xuất cán nguội, tôn mạ và ống thép đang khó khăn sẽ chồng chất thêm khó khăn bởi: Các DN sẽ bị hạn chế nguồn cung, trong khi sản lượng sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ. Hiện nay tất cả các DN sản xuất tôn mạ đều phải NK thép cán nóng nhóm 72.08 làm nguyên liệu sản xuất vì công suất sản xuất nội địa vào khoảng 4 triệu tấn/ năm mới đáp ứng 30% nhu cầu. Nguồn cung nội địa khan hiếm và thực trạng chung là các DN chỉ mới tiếp cận được khoảng 10 – 13% nhu cầu, còn lại khoảng 90% đều phải NK. Đồng thời, một số chủng loại sản phẩm yêu cầu chất lượng cao trong nước không sản xuất được. Việc tăng thuế suất MFN sẽ làm hạn chế nguồn cung NK, làm cho các DN sản xuất thép VN bất lợi so với DN cùng ngành ở các nước khác trong việc tiếp cận nguồn cung nguyên liệu đa dạng xuất xứ với giá cả, chất lượng hợp lý.
Giảm năng lực cạnh tranh do DN phải tìm nguồn cung ở thị trường mới nhưng lại đòi hỏi phù hợp cả về giá, chất lượng, tiến độ nên việc cung ứng hàng hóa không phải là chuyện dễ dàng. Thuế suất MFN còn tác động lên chi phí NK của DN, dẫn đến làm tăng giá thành sản phẩm, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôn mạ VN với các nước khác ở cả thị trường XK lẫn thị trường nội địa.
Hiện nay, giá thép cuộn cán nóng sản xuất nội địa đang cao hơn giá nhập khẩu CIF VN từ 15 – 20 USD/tấn, tương ứng từ 3% - 4%. Nếu tăng thuế suất MFN thêm 5% thì giá nguyên liệu trung bình tại VN cao hơn giá thế giới từ 8% - 9%, giá thành phẩm cũng tăng tương ứng. Như vậy, các DN sản xuất tôn mạ VN không thể XK được, thậm chí ở thị trường trong nước cũng không cạnh tranh được với hàng tôn màu NK đang có mức thuế suất MFN 5%.
Chính sách thuế không còn hỗ trợ ngành sản xuất tôn mạ trong nước. Cụ thể, thuế suất MFN đối với tôn màu là 5%, nếu tăng thuế suất MFN đối với thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 (nguyên liệu sản xuất tôn mạ kẽm phủ màu, tôn mạ lạnh phủ màu) từ 0% lên 5% thì thuế suất của nguyên liệu bằng với thuế suất của thành phẩm, điều này không phù hợp với nguyên tắc thuế NK tăng dần từ nguyên liệu thô đến thành phẩm.
Việc tăng thuế suất MFN thời điểm này là chưa phù hợp và sẽ gây thêm nhiều tác động tiêu cực đến các DN sản xuất tôn mạvà ống thép... Các DN cần những quyết sách đúng đắn và nhất quán từ các Bộ, ngành để tháo gỡ những khó khăn và những rào cản của thị trường để tạo môi trường bình đẳng, minh bạch, lành mạnhvà tạo động lực cho cộng đồng DN phát triển. |
Thứ ba, DN sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước đang có nhiều thuận lợi về thị trường tiêu thụ, chưa cần thiết phải tăng thuế suất MFN để hỗ trợ. Thông thường, việc tăng thuế suất MFN đối với một loại sản phẩm cần đảm bảo 2 yêu cầu chính: Trong nước đã sản xuất được loại sản phẩm đó; năng lực sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu trong nước đối với loại sản phẩm đó. Tuy nhiên, hiện nay VN chỉ mới sản xuất được một vài mặt hàng thép cuộn cán nóng trong nhóm 72.08, nhiều mặt hàng của nhiều DN trong nước có nhu cầu mà vẫn phải NK. Kể cả khi dự án Dung Quất cho ra sản phẩm thì cũng chỉ mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu nội địa. Vậy, dư địa thị trường trong nước còn rất lớn, đồng thời thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 của VN sản xuất đáp ứng tiêu chí xuất xứ XK. Do đó, tiềm năng tiêu thụ ở thị trường nước ngoài của thép cuộn cán nóng VN là rất lớn. Như vậy, vấn đề thị trường tiêu thụ không thể là nguyên nhân “khiến nhà máy sản xuất thép lớn nhất VN đang cân nhắc tạm dừng kế hoạch triển khai lò cao số 3” như thông tin nêu tại trang số 23 của công văn số 8745.
Thứ tư, tăng thuế suất MFN làm giảm khả năng cạnh tranh của đa số DN sản xuất tôn mạ, có thể làm thị trường thép cuộn cán nóng (HRC) nội địa bị xáo trộn và tác động tiêu cực đến định hướng phát triển của ngành thép Việt Nam. Bởi, việc tăng thuế suất MFN chắc chắn làm giảm sức cạnh tranh của các DN sản xuất thép cán nguội, tôn mạ và ống thép dùng nguyên liệu thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 NK. Trong khi, một vài DN vừa sản xuất thép cuộn cán nóng, vừa sản xuất tôn mạ sẽ không phải chịu tác động từ việc tăng thuế MFN dẫn đến giảm tính cạnh tranh lành mạnh của thị trường, tạo cơ hội cho độc quyền, gây bất lợi cho người tiêu dùng.
Với đặc thù ngành thép VN phát triển từ hạ nguồn lên thượng nguồn. Trước tình hình thị trường hiện nay các DN sản xuất thép cán nguội, tôn mạ và ống thép còn đang khó khăn, việc tăng thuế MFN sẽ khiến cho các nhà sản xuất này càng khó tồn tại trên thị trường, nguy cơ VN sẽ không còn ngành sản xuất thép cán nguội, tôn mạ và ống thép, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc làm của hàng chục ngàn lao động, vốn đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng của hàng chục ngàn cổ đông.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nhận định 90% người Việt đang phải dùng gạo 'bẩn' là không có căn cứ và không công bằng
- ·U23 Việt Nam nhận thưởng ‘khủng’: Tiền thưởng được chia như thế nào?
- ·Chủ tịch Hà Nội yêu cầu làm rõ vụ bãi xe lậu “rút ruột” bến xe Yên Nghĩa
- ·Tìm thấy bản photo bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, bản gốc ở đâu?
- ·VTV chắc chắn sẽ mua bản quyền World Cup 2018 với lý do bất ngờ này?
- ·Người “bất chấp tất cả” điều khiển xe ô tô chạy ngược chiều trên đường cao tốc là ai ?
- ·Thủ tướng chúc Tết các cơ quan, đơn vị tại Đà Nẵng
- ·Nữ tài xế phát ngôn gây ‘sốc’: Tiếp tục ngông cuồng, phải cử 2 công an viên áp giải
- ·Hội nghị Trung ương 7: Tăng tuổi nghỉ hưu hướng đến nhiều mục tiêu
- ·VFF cảnh báo hành vi sử dụng trái phép hình ảnh U23 Việt Nam
- ·Thủ tướng chủ trì Hội nghị với doanh nghiệp về phục hồi nền kinh tế
- ·Nữ đại gia bị 'cuỗm' 245 tỷ đồng tại Eximbank là ai?
- ·Phát hoảng khi phát hiện cá sấu trong bể bơi nhà mình
- ·Những ngành học dễ xin việc cho thí sinh xét tuyển khối D
- ·Dấu hiệu cảnh báo Rotuyn ô tô hư hỏng, nếu phớt lờ có thể gặp sự cố bất ngờ
- ·Nam sinh tử nạn khi cứu 3 mẹ con thả cá chép: Cô giáo được cứu sống nói gì
- ·Tuyên Quang: Xe máy “đối đầu” xe tải, một người tử vong
- ·Sự thật nguồn gốc cây ‘quái thú’ chở qua nhiều tỉnh thành trên quốc lộ 1A
- ·8 máy bay được trang bị để chuẩn bị ứng phó siêu bão Mangkhut
- ·Lời nhắn đẫm nước mắt của thanh niên tự tử bằng thuốc sâu ở Hải Dương