【bxh vdqg han quoc】Hội nghị nữ nghị sỹ AIPA bàn về đảm bảo bình đẳng giới thực chất
Hội nghị nữ nghị sỹ AIPA,ộinghịnữnghịsỹAIPAbànvềđảmbảobìnhđẳnggiớithựcchấbxh vdqg han quoc đầu cầu Việt Nam. |
Vẫn tồn tại sự bất bình đẳng dai dẳng
Phát biểu khai mạc sự kiện này từ đầu cầu Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, bà Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, thúc đẩy việc làm bền vững và thu nhập tốt hơn cho phụ nữ và nam giới trong môi trường tự do, bình đẳng, an toàn và tôn trọng nhân phẩm, là một trong những thước đo sự tiến bộ xã hội của một quốc gia, được ghi nhận trong nhiều văn kiện thế giới và khu vực.
Chương trình phát triển bền vững của thế giới cho giai đoạn 2015-2030 đặt ra mục tiêu: “Đến năm 2030, đạt được việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tử tế cho tất cả phụ nữ và nam giới, .... và trả lương bình đẳng cho những công việc có cùng giá trị”.
Theo Phó Chủ tịch, mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong 20 năm qua, những số liệu mới cập nhật của ILO cho thấy vẫn tồn tại sự bất bình đẳng dai dẳng giữa phụ nữ và nam giới trong việc tiếp cận thị trường lao động, tình trạng thất nghiệp và điều kiện làm việc. Đại dịch COVID-19 gây tác động nghiêm trọng đến đối tượng lao động nữ, gần 510 triệu, tức 40% số lao động nữ toàn cầu, hiện đang làm việc trong bốn lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong khi đó chỉ có 36,6% lao động nam đang làm trong các ngành nêu trên.
"Xóa bỏ khoảng cách giới trong việc làm cần được ưu tiên hàng đầu nếu chúng ta muốn đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái vào năm 2030", Phó Chủ tịch Tòng Thị Phóng phát biểu.
Bà Tòng Thị Phóng cho biết, với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc cải thiện chính sách, tạo môi trường bình đẳng cho phụ nữ, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về bình đẳng giới, xóa bỏ khoảng cách giới, đặc biệt là ở lĩnh vực lao động, việc làm.
Năm 2019, Việt Nam đã tiến hành sửa đổi Bộ luật Lao động và một số luật liên quan để những quy định về lao động - việc làm đối với lao động nữ tập trung vào việc đảm bảo những quyền lợi cơ bản của người lao động và nâng cao năng lực thực thi chính sách về việc làm, thu nhập đối với lao động nữ.
Trong những năm tới, Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và tăng cường giám sát để đảm bảo bình đẳng giới thực chất và “không ai bị bỏ lại phía sau”, Phó Chủ tịch phát biểu.
Thất nghiệp cao hơn, thu nhập thấp hơn
Các phát biểu của các nữ nghị sỹ Brunei, Lào, Campuchia, Myanma... đều cho thấy đại dịch Covid đã tác động sâu sắc đến các ngành có nhiều lao động nữ. Và sự bất bình đẳng nam - nữ vẫn đang đòi hỏi có giáp pháp tích cực hơn từ các nghị sĩ.
Theo phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc hội Việt Nam, bà Hoàng Thị Hoa thì tại Việt Nam vẫn còn sự chênh lệch giữa nam giới và nữ giới trong việc tiếp cận thị trường lao động, tình trạng thất nghiệp và thu nhập bình đẳng.
Trong quý II/2020, lực lượng lao động nữ trong độ tuổi giảm 4,9% so với quý trước và giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức giảm của lực lượng lao động nam trong độ tuổi. Tỷ lệ nữ thất nghiệp là 2,4% cao hơn so với nam giới (2,14%). Thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 6,1 triệu đồng, cao hơn lao động nữ 1,4 lần (4,3 triệu đồng).
Bà Hoa cho biết, mặc dù Việt Nam đã kiểm soát được đại dịch Covid-19, nhưng Covid-19 đã tác động lớn đến thị trường lao động, đến người lao động trong đó có lao động nữ. Theo Tổng Cục thống kê, tính đến tháng 6 /2020, Việt Nam có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, bao gồm những người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập… Ảnh hưởng do giảm thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất với khoảng 17,6 triệu người.
Để ứng phó với đại dịch COVID-19, các nữ đại biểu Quốc hội và Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tham gia quá trình xem xét và thông qua gói hỗ trợ tài chínhcho người dân bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đảm bảo thu nhập cho người lao động và hộ gia đình, bà Hoa thông tin.
Nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam đề nghị AIPA tăng cường các hoạt động nghị viện, lập pháp, giám sát, quyết định ngân sách, thực hiện chức năng đại diện, hỗ trợ nâng cao năng lực của phụ nữ sẵn sàng ứng phó với đại dịch và thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong các tình huống khẩn cấp; tăng cường nguồn lực, thực hiện bình đẳng giới hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong đó có vấn đề việc làm bền vững, bảo đảm thu nhập đối với lao động nữ.
Các Nghị viện thành viên và các nghị sĩ cần tăng cường trao đổi kinh nghiệm và thực tiễn tốt trong việc hoạch định và hoàn thiện chính sách việc làm đối với lao động nữ, mở ra nhiều cơ hội học tập, làm việc cho phụ nữ, tạo điều kiện trao đổi cởi mở các ý tưởng với phụ nữ, nâng cao tính minh bạch trong hoạch định chính sách, bà Hoa nhấn mạnh.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Người cha nguy kịch cần có 60 triệu đồng mổ tim
- ·Đồng Phú phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”
- ·Người dân Tân Hiệp “sống mòn” bên bãi rác
- ·Tình thương ở lớp học đặc biệt
- ·Chị Nguyễn Thị Sen cùng 2 con được bạn đọc ủng hộ gần 400 triệu đồng
- ·Lan toả văn hoá đọc
- ·1.576 cơ sở có nguy cơ cao về cháy, nổ
- ·Đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch bệnh
- ·Ngã úp vào bếp lửa, bé gái có nguy cơ biến dạng khuôn mặt
- ·Thêm 25 con bò giống trao tặng hộ nghèo huyện Bù Đốp
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 6/2016 (Lần 2)
- ·Nghề “kén” người
- ·Đồng Phú phát huy hiệu quả nguồn Quỹ “Vì người nghèo”
- ·Phụ nữ Chơn Thành nâng cao hiệu quả hoạt động
- ·Giận chồng, phút yếu lòng tôi đã… ăn nem
- ·Ðảm bảo an toàn mùa mưa bão
- ·Thầm lặng làm đẹp phố phường
- ·Bù Gia Mập, Lộc Ninh tặng 13.107 phần quà cho hộ nghèo, cận nghèo
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 5/2017
- ·Đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa tiêu biểu