【ty le nhà cái】Chống buôn lậu thuốc lá: Vì sao kết quả chưa như kỳ vọng?
Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đang lên kế hoạch chống buôn lậu thuốc lá dịp cao điểm cuối năm để công tác này đạt hiệu quả hơn.
Khởi tố 347 vụ buôn lậu
Ngay từ năm 2014,ốngbuônlậuthuốcláVìsaokếtquảchưanhưkỳvọty le nhà cái Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 30/CT-TTg về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá. Tại Nghị quyết số 41/NQ-CP (năm 2015) về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, Chính phủ cũng xác định, thuốc lá là mặt hàng cần phải quan tâm tập trung đấu tranh, ngăn chặn không để thẩm lậu từ nước ngoài vào nội địa.
Ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho hay, hiếm có mặt hàng nào được Chính phủ quan tâm, ban hành cả Chỉ thị và đưa vào Nghị quyết của Chính phủ chỉ đạo lực lượng chức năng quyết liệt đấu tranh chống buôn lậu như mặt hàng thuốc lá. Tại các văn bản này đã xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu trong quản lý địa bàn, lĩnh vực phụ trách. Cụ thể, khu vực biên giới (gồm có các lực lượng: Hải quan, biên phòng, cảnh sát biển); trong nội địa (gồm có công an, quản lý thị trường, thuế…). Chính phủ cũng yêu cầu các lực lượng tập trung đấu tranh triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu thuốc lá; không có vùng cấm trong công tác chống buôn lậu.
Theo ông Thế, sau gần 3 năm, các lực lượng chức năng đã tập trung nắm tình hình, xây dựng nhiều phương án tổ chức đấu tranh, ngăn chặn thuốc lá lậu và xác định 6 địa bàn trọng điểm gồm: TP. Hồ Chí Minh, Long An, An Giang, Tây Ninh, Đồng Tháp, Cần Thơ. Kết quả, từ ngày 30/9/2014 đến 30/6/2017, các lực lượng đã phát hiện, tạm giữ 20,8 triệu bao thuốc lá lậu các loại; khởi tố 347 vụ/475 đối tượng; tiêu hủy hơn 21 triệu bao thuốc lá lậu, bao gồm cả số thuốc lá nhập lậu đã phát hiện trước đó.
Bên cạnh kết quả đạt được, ông Thế cũng thẳng thắn chỉ rõ, tình hình buôn lậu thuốc lá vẫn còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Nam như Long An, An Giang, Tây Ninh.
Nguyên nhân chính là do địa hình biên giới dài, rộng, địa bàn phức tạp; lợi nhuận từ buôn lậu thuốc lá rất lớn, khiến cho các đối tượng liều lĩnh tìm đủ mọi cách đưa hàng qua biên giới vào tiêu thụ trong nội địa. Bên cạnh đó, một số địa phương còn chưa quan tâm đúng mức đến công tác chỉ đạo, điều hành; một số lực lượng chức năng có thời điểm chưa nắm bắt kịp diễn biến tình hình. Trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị để tình trạng buôn lậu thuốc lá diễn biến phức tạp chưa được xử lý nghiêm túc, còn tình trạng nể nang, né tránh…
Kiên quyết không để tồn tại điểm nóng về buôn lậu thuốc lá
Việc đấu tranh chống buôn lậu nói chung và mặt hàng thuốc lá nói riêng đã được Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tiếp tục đẩy mạnh.
Đầu tháng 9/2017, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia - Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Công điện (số 06/CĐ-BCĐ389) về việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá.
Công điện yêu cầu: Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở, cánh gà cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển, cảng hàng không quốc tế…
Trong đó, Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ chỉ đạo lực lượng hải quan xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng chức năng, địa phương giám sát chặt chẽ, không để các đối tượng tổ chức buôn lậu, vận chuyển trái phép thuốc lá qua các cửa khẩu, cánh gà cửa khẩu, sân bay quốc tế, cảng biển, kho ngoại quan; kịp thời bắt giữ, xử lý các đối tượng buôn lậu thuốc lá tại địa bàn, lĩnh vực phụ trách. Bộ Công thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng, các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, bắt giữ, xử lý; kiên quyết không để tồn tại các điểm nóng, kho hàng, các điểm tập kết, các khu vực bày bán thuốc lá nhập lậu trong nội địa…
Ông Thế cho hay, tới đây, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia sẽ tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia xây dựng, ký ban hành Kế hoạch cao điểm đấu tranh ngăn chặn tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, trong đó tập trung vào mặt hàng thuốc lá, xăng dầu, tân dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Đồng thời, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia sẽ đề xuất sửa đổi cơ chế chính sách, quy định pháp luật còn bất cập, chồng chéo đang gây khó khăn cho hoạt động chống buôn lậu mặt hàng này.
Thu Hằng - Hải Linh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- ·Chủ tịch nước thăm, chúc Tết quân và dân khu vực Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sắp thăm chính thức Hàn Quốc và Ấn Độ
- ·Bức tranh kinh tế xã hội 2021 nổi lên nhiều điểm sáng giữa đại dịch Covid
- ·Thời tiết Hà Nội 22/8: Nắng oi trước khi đón tiếp đợt mưa lớn
- ·Cách chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai
- ·TPHCM triển khai xe tiêm vắc xin Covid
- ·Thủ tướng: Việt Nam mong muốn cùng Romania làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác
- ·Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- ·Đầu từ hơn 160 tỉ tôn tạo Di tích thành cổ Diên Khánh
- ·Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al Jabalain, 19h30 ngày 6/1: Bất ngờ?
- ·Đạt và vượt nhiều chỉ tiêu lĩnh vực VHTTDL
- ·Bộ VHTTDL đề nghị xử lý thông tin xuyên tạc, sai sự thật
- ·Vụ Việt Á: Kiến nghị làm rõ trách nhiệm Bộ Y tế và Bộ Khoa học Công nghệ
- ·Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
- ·Bộ trưởng Hồ Đức Phớc gửi Thư chúc mừng năm mới Xuân Quý Mão 2023
- ·Giá điện sẽ tăng khi chi phí đầu vào tăng 1% trở lên?
- ·Chủ động nhưng phải nâng cao chất lượng công tác phối hợp
- ·Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- ·Chủ tịch nước: Dự án 18