【truc tiep 3s.net】Giao dịch điện tử: Doanh nghiệp mong thoát hẳn tư duy “bàn giấy”
Ủng hộ việc sửa đổi
TheịchđiệntửDoanhnghiệpmongthoáthẳntưduybàngiấtruc tiep 3s.neto đánh giá của Bộ Tài chính, Nghị định 27 đã ban hành hơn 10 năm. Cho đến nay, phần lớn quy định của Nghị định không còn phù hợp với thực tiễn và hệ thống pháp luật hiện hành. Các quy định chưa được sửa đổi của Nghị định 27 thiên về mô phỏng thực hiện theo phương thức giấy tờ truyền thống trên môi trường điện tử, chưa mạnh dạn khai thác lợi thế của phương thức điện tử (xử lý tự động, giảm thao tác thủ công và can thiệp của con người), do đó hạn chế tính hiệu quả của việc triển khai giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
Ngoài ra, theo các DN, một số quy định như chấp nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử tại Nghị định 27 được thực hiện theo hướng mô phỏng hình thức giấy tờ, làm phức tạp hóa việc ứng dụng giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, khi thực hiện theo Nghị định 27, các DN phản ánh, cơ quan quản lý khác ngoài cơ quan tài chính vẫn yêu cầu DN thực hiện giao dịch điện tử (thuế, hải quan) cung cấp hồ sơ dạng giấy, dẫn đến DN thường xuyên phải chuyển đổi từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy, gây phiền hà cho DN.
Vì thế, việc sửa đổi Nghị định 27 theo đề xuất của Bộ Tài chính rất được cộng đồng DN ủng hộ, bởi đây là xu thế tất yếu, giúp giảm chi phí, thời gian, đặc biệt là giảm nhũng nhiễu do hạn chế sự tiếp xúc giữa cán bộ Nhà nước và DN.
Theo ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Nghị định mới đã có những điều khoản theo hướng mở hơn trong việc chấp nhận pháp lý của chữ ký số theo mục tiêu của Chính phủ điện tử, ngoài ra, việc kiểm tra giấy tờ điện tử, hủy chứng từ điện tử cũng được quy định cụ thể hơn. Điều này rất quan trọng nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động giao dịch điện tử của DN.
Tuy nhiên, để giảm phiền hà hơn nữa cho DN, ông Đinh Công Hiệp, Trưởng phòng Pháp chế, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội cho rằng, các quy định mới về giao dịch điện tử nên bỏ hẳn tư duy chứng từ giấy, giao dịch “bàn giấy”. Ông Hiệp lấy ví dụ, quy định lại mục 7 dự thảo nghị định thay thế Nghị định 27 về chuyển chứng từ giấy sang chứng từ điện tử yêu cầu chứng từ giấy được chuyển thành điện tử dưới dạng hình ảnh nguyên trạng (quét thành tệp ảnh hoặc PDF), phải đảm bảo toàn vẹn nội dung chứng từ giấy, cộng thêm xác thực cá nhân hoặc tổ chức thực hiện… Vì thế, vị này cho rằng, quy định này khiến DN vẫn phải thực hiện trên bản giấy, đóng dấu đỏ, trong khi nếu giao dịch điện tử hoàn toàn thì DN chỉ cần sử dụng bản mềm cùng với chữ ký số, để giảm hẳn thủ tục cho DN.
Cần sự phối hợp đồng bộ
Một vấn đề trong dự thảo nghị định được nhiều DN quan tâm là tại điều 17, chương III, dự thảo đã nêu về trách nhiệm của Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra chứng từ tài chính. Theo đó, các cơ quan này không được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân xuất trình bằng chứng đã thực hiện giao dịch điện tử bằng hình thức giấy trong trường hợp đã được cung cấp phương tiện kiểm tra bằng phương thức điện tử. Nhưng các DN đều phản ánh, sự chuyển động của một số cơ quan, bộ, ngành để áp dụng theo giao dịch điện tử còn hạn chế.
Về vấn đề này, đại diện Bộ Tài chính cho biết, khi người dân, DN làm dịch vụ thông quan hàng hóa, giấy tờ, vận đơn điện tử đầy đủ, nhưng khi cơ quan Công an, lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra lại không được trang bị thiết bị thông tin đồng bộ nên vẫn yêu cầu DN, người dân trình giấy tờ giấy. Nên đây là một trong những khó khăn cần thời gian để các cơ quan cùng hoàn thiện, giúp nghị định mới về giao dịch điện tử được thực thi hiệu quả, sát thực tế.
Mặt khác, theo chuyên gia thuế tài chính Đặng Thị Minh An, giao dịch điện tử liên quan nhiều đến chữ ký số, chữ ký điện tử, nhưng vẫn còn không ít DN nhỏ và vừa “không dám” sử dụng chữ ký số để giao dịch thuế do lo ngại quy chế của DN hoặc quy định về thu chi, kế toán của DN không khớp, có lỗ hổng sẽ khiến nhiều đối tượng xấu trục lợi. Đồng quan điểm, đại diện một DN về bảo hiểm cho rằng, Việt Nam hiện có 4 DN cung cấp chữ ký số nhưng phần mềm chưa thống nhất, khiến DN khó khăn trong việc tiếp cận hoặc chứng từ điện tử không công nhận chữ ký số. Vì thế, DN này đề nghị các cơ quan quản lý cần có những cải cách để việc thực hiện được hiệu quả hơn.
Có thể thấy, DN rất quan tâm đến hoạt động giao dịch điện tử bởi điều này sẽ tạo thuận lợi, giảm phiền hà cho DN. Nhưng để vấn đề này được phát huy đúng ưu điểm, thế mạnh, các cơ quan nhà nước cần vào cuộc một cách đồng bộ, lắng nghe ý kiến đóng góp của DN để sửa đổi các điều luật hợp lý. Bởi một chuyên gia đã cho rằng, một nghị định tốt sẽ đảm bảo việc ban hành thông tư hướng dẫn cho từng lĩnh vực cũng được xây dựng vững chắc, dễ hiểu.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Vàng trong nước đứng giá, vàng thế giới giảm nhẹ
- ·Vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Vĩnh Long tăng vượt bậc
- ·Tổng mức đầu tư tăng gấp 2, đề nghị làm rõ năng lực nhà đầu tư Dự án BOT Cảng hàng không Phan Thiết
- ·Nhiều nhà đầu tư găng tay tìm đến KCN MINH HƯNG SIKICO
- ·Tổng đài FPT Long An khuyến mại lắp đặt Internet, truyền hình, hỗ trợ khách hàng
- ·99.019 tỷ đồng vào sân bay Long Thành; 1.800 tỷ đồng cho cao tốc Nha Trang
- ·CĐV Việt Nam tại Dubai tin đội nhà giành chiến thắng trước Indonesia
- ·Lai Châu đề xuất xây hầm qua đèo Hoàng Liên 3.500 tỷ đồng trên Quốc lộ 4D
- ·Tăng chỉ tiêu tín dụng lên đến 2% cho toàn hệ thống ngân hàng
- ·Xuất khẩu hơn 190 tấn tôm đầu tiên sang các thị trường cao cấp
- ·Nắng nóng gay gắt: Tiêu thụ điện ở TP.HCM liên tục lập đỉnh
- ·Hải Phòng đặt mục tiêu thu hút vốn FDI đạt 5 tỷ USD/năm
- ·Thu hút đầu tư nước ngoài: “Cuộc chơi” sòng phẳng
- ·Chuyển đổi sang đầu tư công, cao tốc Nghi Sơn
- ·Một luật sửa bốn luật: Có thể cắt giảm thời gian thủ tục hành chính trong đầu tư đến 260 ngày
- ·Đón tin mừng với dự án tỷ USD
- ·Anh tiễn Đức khỏi Euro 2021
- ·Tiền đạo Tiến Linh: “Tinh thần của Việt Nam là không bao giờ từ bỏ”
- ·Kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu xanh hóa các ngành kinh tế
- ·Hải Dương thu hút gần 90 triệu USD vốn FDI