【lịch bóng đá trực tiếp】Cần lập một “ma trận" phân loại nợ thuế
Thời gian qua,ầnlậpmộtmatrậnampquotphânloạinợthuếlịch bóng đá trực tiếp công tác quản lý nợ thuế luôn được ngành Thuế coi là công việc trọng tâm với nhiều biện pháp cụ thể, liên tục. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu giảm số nợ thuế xuống tỷ trọng dưới 5% cơ cấu ngân sách nhà nước vẫn là bài toán khó. Theo ông nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu?
Kinh tế khó khăn, đi kèm với đó là lãi suất vay vốn cao dẫn đến hệ lụy là khá nhiều DN phải đối mặt với sự eo hẹp về tài chính và theo đó cũng dây dưa, chây ỳ nghĩa vụ nộp thuế. Một số DN nợ nhiều do xây dựng những công trình nhà nước, đòi hỏi phải có khối lượng vốn lớn trong khi tình trạng giải ngân cho DN chậm, dẫn đến chậm trễ nộp thuế.
Ngoài ra, một bộ phận DN, tổ chức kinh tế và cá nhân có ý thức tuân thủ pháp luật kém, sẵn sàng vi phạm pháp luật miễn là đạt được lợi ích cục bộ.
Cũng có một bộ phận không nhỏ DNNN làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Sự kém hiệu quả của DNNN chính là một trong những nguyên nhân khách quan khiến số nợ thuế của khu vực này quá cao và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số nợ thuế thời gian qua.
Có ý kiến cho rằng, hiện nay, bên cạnh các DN nợ thuế do khó khăn thực sự, vẫn còn nhiều DN đang cố tình chây ì không chịu nộp thuế do nhiều nguyên nhân như: Phạt chậm nộp của cơ quan Thuế thấp hơn lãi suất ngân hàng; ngành Thuế chưa có chế tài đủ mạnh để "ép" DN nộp thuế... Điều này có đúng không thưa ông?
Nhận định trên đúng một phần. Quả thật, so với lãi suất ngân hàng cho vay bình quân hiện nay (lãi suất thực tế, bao gồm cả các chi phí có liên quan để vay được vốn ngân hàng) thì tỷ lệ tính tiền chậm nộp thuế hiện hơi thấp. Vì lẽ đó, một số DN khó khăn về vốn kinh doanh đã chấp nhận nộp chậm tiền thuế để được sử dụng vốn với chi phí thấp hơn vay vốn ngân hàng và thấp hơn nhiều nếu vay vốn của cá nhân hoặc các tổ chức khác.
Còn nói chế tài chưa đủ mạnh thì không hoàn toàn đúng. Luật Quản lý thuế đã quy định các biện pháp cưỡng chế nợ thuế và nếu thực hiện tốt các biện pháp này thì thực sự đủ mạnh rồi. Không lẽ kê biên và bán đấu giá tài sản, công bố hóa đơn không còn giá trị sử dụng và thu hồi mã số thuế, thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn chưa đủ mạnh sao? Vấn đề ở đây là sự kiên quyết trong tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế và công tác phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan để cưỡng chế nợ thuế ở một số địa phương chưa tốt.
Thêm vào đó, cũng cần lưu ý rằng, bên cạnh những người nộp thuế khó khăn về vốn nên chiếm dụng tiền thuế thì một bộ phận rất lớn số nợ thuế là của những DN bỏ trốn, DN “ma” – đây là những DN cố tình thành lập ra để gian lận thuế, mua bán hóa đơn, có ghi nhận doanh thu nhưng cố tình nợ thuế để sau đó bỏ trốn để trốn thuế. Số nợ thuế này gần như không có khả năng thu hồi.
Ảnh: ST. |
Vậy, để công tác quản lý nợ thuế được hiệu quả, ngành Thuế cần phải thay đổi những gì thưa ông?
Để công tác quản lý nợ thuế được hiệu quả, cơ quan Thuế có nhiều việc phải làm. Trong đó, trọng tâm là các công việc sau:
Ngành Thuế phải tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Luật Quản lý thuế sao cho sát với thực tiễn quản lý. Theo đó, cần tăng tỷ lệ tính tiền chậm nộp và điều chỉnh điều kiện và trình tự thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế.
Cần lập một "ma trận" phân loại nợ thuế với các tiêu chí khác nhau, không chỉ phân loại nợ thuế thành nợ có khả năng thu, nợ khó thu, nợ chờ xử lý như quy trình hiện hành. Nợ thuế cần được phân loại cụ thể theo các tiêu chí khác như: Theo khả năng thu nợ, theo đặc điểm sở hữu của đối tượng nợ, theo loại hình DN, theo sắc thuế, theo tuổi nợ, theo nguyên nhân nợ… Việc đa dạng hóa các tiêu chí phân loại nợ trong quy trình giúp cán bộ quản lý nợ thuế và lãnh đạo cơ quan thuế có cái nhìn đa chiều về nguyên nhân nợ, đặc điểm nợ, đặc điểm của đối tượng nợ thuế… Từ đó, có biện pháp đôn đốc, xử lý nợ thuế phù hợp nhất hoặc có kiến nghị với cơ quan thuế cấp trên trong xử lý các khoản nợ thuế.
Hiện nay, chưa có bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả cưỡng chế nợ thuế. Bởi vậy, chưa có cơ sở vững chắc để đánh giá số lượng và chất lượng công tác từng cán bộ cưỡng chế nợ thuế, bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng như tình hình thực hiện công tác cưỡng chế nợ thuế của từng cơ quan thuế. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế còn là cơ sở để nghiên cứu đề xuất các biện pháp cải tiến hoạt động cưỡng chế nợ thuế của từng cơ quan thuế.
Đặc biệt, cần tăng cường công tác kiểm tra phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan trong tổ chức thực hiện cưỡng chế bởi cưỡng chế nợ thuế là việc một mình ngành Thuế không thể làm được. Có như vậy, việc cưỡng chế nợ thuế mới thực sự hiệu quả.
Xin cảm ơn ông!
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn Thuế Việt Nam: Nhiều lợi ích khi đóng thuế đầy đủ “DN có ý thức tuân thủ pháp luật thuế tốt, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ, đúng hạn được rất nhiều lợi ích. Trước hết, khi DN nộp thuế tốt sẽ trở thành “bạn vàng” của cơ quan Thuế. Điều này có ý nghĩa không chỉ ở việc DN sẽ được cơ quan thuế nêu gương, tuyên dương, mà còn được tạo nhiều điều kiện thuận lợi như được ưu tiên hoàn thuế trước… Ngược lại, nếu DN có tâm lý cố tình chây ỳ nợ thuế, thì cơ quan thuế sẽ đưa DN vào nhóm đối tượng thuộc diện rủi ro cao hay quá trình thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế… cũng kiểm soát chặt hơn. Bên cạnh đó, việc thực hiện công bố các DN còn nợ thuế là một nội dung để đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác quản lý thuế. Theo đó, cơ quan Thuế phải nêu bật được những đơn vị chấp hành tốt, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ. Đồng thời, những DN còn chậm nộp thuế, nợ thuế cũng phải được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để thúc đẩy việc giảm thiểu nợ thuế, nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước . Thực hiện công khai các đơn vị nợ thuế nhằm mục tiêu thúc đẩy DN nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế. Do đó, DN cần thu xếp nguồn tài chính để nộp các khoản tiền nợ thuế vào NSNN trước khi bị áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn”. Ông Nguyễn Đức Định, Giám đốc Công ty Tư vấn Xây dựng Miền Trung: Đòi lại sự công bằng cho doanh nghiệp “Trong môi trường phát triển kinh tế hiện nay, quan trọng nhất là sự công bằng. Đã làm ăn kinh doanh có lãi thì đương nhiên phải thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Điều này vừa đem lại lợi ích cho đất nước vừa đem lại lợi ích cho DN. Nếu có việc một DN hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng lại cố tình trốn tránh không chịu đóng thuế thì cơ quan Thuế cần phối hợp với các cơ quan chức năng khác “mạnh tay” xử lý. Như vậy sẽ tránh được việc tạo tiền lệ xấu cho các DN khác làm theo. Đồng thời tạo ra được một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng cho các DN thực sự có năng lực khác”. Bảo Minh |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- ·EU chấp thuận kế hoạch cứu trợ bổ sung cho Air France
- ·Giá vàng thế giới giảm trong phiên 19/4
- ·FED đánh giá lợi ích của thỏa thuận thương mại Mỹ
- ·Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi
- ·Cận cảnh cuộc sống đơn độc tuổi 74 của nghệ sĩ Mạc Can trong phòng trọ
- ·Măng tô công sở tuyệt đẹp cho mùa đông.
- ·VDB huy động 6.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm và 5 năm
- ·'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- ·Hà Nội đề xuất hỗ trợ 80.000 đồng/ngày/người trong thời gian cách ly
- ·Giám đốc điều hành Jeju Air bị cấm rời khỏi Hàn Quốc sau vụ tai nạn thảm khốc
- ·Cổ phiếu ngân hàng, dầu khí kéo VN
- ·Tập đoàn Aeon mở chuỗi Trung tâm thương mại tại Việt Nam
- ·Hà Nam kích cầu du lịch trước ảnh hưởng của dịch COVID
- ·Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
- ·Triển lãm có một không hai ở Hà Nội khiến ai xem cũng giật mình
- ·Giá vàng châu Á đảo chiều đi xuống phiên cuối tuần
- ·Hoãn chặng đua F1 Hà Nội do dịch Covid
- ·Phát hiện xác chết trôi trên sông Bảo Định
- ·Mời hơn 20 hoạ sĩ sáng tác tranh cổ động tuyên truyền phòng chống dịch Covid