【kết quả trận parma】Cần gì để phát triển doanh nghiệp công nghệ số Make in Việt Nam?
Samsung đẩy mạnh phát triển năng lực công nghệ cao cho thế hệ trẻ Việt Nam | 100% sản phẩm “Make in Việt Nam” của Viettel đều đạt giải tại IT World Awards 2023 Doanh nghiệp cần tư duy đúng về phát triển bền vững từ Bộ chỉ số CSI Quỹ phát triển KHCN chưa hiệu quả,ầngìđểpháttriểndoanhnghiệpcôngnghệsốMakeinViệkết quả trận parma ứng dụng công nghệ cao còn nhiều rào cản Tìm nhân lực hiểu công nghệ số trong quản trị doanh nghiệp |
Quang cảnh hội thảo. |
Công nghiệp Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn gia công lắp ráp
Phát biểu tại hội thảo “Nâng cao năng lực sản xuất thông minh và phát triển ngành công nghiệp công nghệ số theo định hướng Make in Việt Nam” nằm trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao thường niên về Công nghiệp 4.0 năm 2023 diễn ra ngày 14/6, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, theo dự báo của Tập đoàn Ericsson, vào năm 2025 khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ thu hút 2/3 nhà sản xuất toàn cầu, trong đó dẫn đầu thuộc về các ngành sản xuất thông minh. Hiện tại, 7 quốc gia trong khu vực gồm Úc, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore và Thái Lan đã triển khai sản xuất những thiết bị công nghệ thông minh 5G. Việt Nam cũng được Ericsson đánh giá là một điểm đến hấp dẫn với doanh thu từ công nghiệp 5G ước đạt 1,54 tỷ USD vào năm 2030.
Trong báo cáo công nghiệp hóa trong kỷ nguyên số của UNIDO, Việt Nam được xếp trong nhóm các nền kinh tế tiêu dùng công nghệ số, trong số 40 nền kinh tế chủ động theo đuổi Công nghiệp 4.0. Nhập khẩu thiết bị, công nghệ số của Việt Nam đứng thứ 15, xuất khẩu công nghệ đứng thứ 46 và hoạt động sáng chế đứng thứ 48 trong số 150 nền kinh tế.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, công bố tháng 11/2021, trong công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam 70% sản phẩm được tạo ra sử dụng máy móc do con người điều khiển, 20% được làm thủ công, chỉ 9% sử dụng máy móc được điều khiển bằng máy vi tính và dưới 1% sử dụng công nghệ tiên tiến hơn như rô-bốt, sản xuất đắp lớp 3D.
Báo cáo của CSIRO và Bộ Khoa học và Công nghệ được công bố tháng 3/2021 cũng cho thấy chỉ một phần nhỏ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các hoạt động đổi mới sáng tạo; tỷ lệ doanh nghiệp có R&D trong các ngành sản xuất còn rất thấp như: Ngành sản xuất thiết bị điện 17%, ngành sản xuất hóa chất 15%, ngành sản xuất chế biến thực phẩm 9%, ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và nhựa 7%, ngành sản xuất da và sản phẩm có liên quan 6%, ngành dệt may 5%. Như vậy, có thể thấy phát triển sản xuất thông minh ở Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội khó khăn và thách thức đan xen.
Đánh giá về thực tế hiện nay, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin – Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, từ kinh nghiệm từ một số nước châu Á đã thành công trong phát triển công nghiệp như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,… cơ bản phát triển công nghiệp có 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 là gia công lắp ráp để tận dụng nguồn nhân lực, chi phí cạnh tranh… Giai đoạn 2 là làm sản phẩm tích hợp, từng bước tham gia chuỗi cung ứng, từng bước quản lý sản xuất, tối ưu hóa quy trình. Và giai đoạn 3 là làm sản phẩm, tự chủ một số công nghệ lõi.
Ở Việt Nam, công nghệp Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn 1 là gia công lắp ráp và bắt đầu làm sản phẩm tích hợp. Do vậy, sản xuất thông minh sẽ đóng vai trò quan trọng trong tự động hóa các quy trình, tối ưu hóa chi phí sản xuất và nhanh chóng có sản phẩm đến người dùng.
Doanh nghiệp công nghệ số phải là trung tâm
Có thể thấy, việc thúc đẩy chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sản xuất sản phẩm theo hướng Make in Viet Nam; đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam; phát triển, làm chủ công nghệ sản xuất, đẩy mạnh R&D; phát triển công nghiệp sáng tạo, hệ sinh thái nội dung số tại Việt Nam; các chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp truyền thống, doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi sang sản xuất thông minh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số… là vấn đề cần được chú trọng đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.
Theo bà Phan Thị Thanh Ngọc, Giám đốc Tư vấn Chuyển đổi số, Công ty Công nghệ thông tin VNPT- IT, quan điểm của VNPT về phát triển công nghệ công nghệ số nhanh và bền vững là cần có sự kết hợp giữa tự cường và hợp tác quốc tế, có sự kết hợp giữa nhà nước mạnh và thị trường mạnh. Cùng với đó, doanh nghiệp công nghệ số phải là trung tâm, lấy chất lượng và thương hiệu Make in Việt Nam làm nền tảng, nhân lực tài năng là then chốt.
“Từ góc nhìn của doanh nghiệp, VNPT đã đưa ra 5 đề xuất về chính sách phát triển ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam gồm: chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp công nghệ số Make in Việt Nam; chính sách kiểm soát chất lượng SPDV công nghệ số Make in Việt Nam; xúc tiến, thúc đẩy nhu cầu; thu hút vốn đầu tư FDI và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ số”, đại diện VNPT chia sẻ.
Cũng theo bà Phan Thị Thanh Ngọc, cùng với chính sách ưu đãi đặc thù cho cho doanh nghiệp công nghệ số Make in Việt Nam (như ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi thuế nhập khẩu; ưu đãi vay vốn ...), cũng cần có chính sách kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch vụ công nghệ số Make in Việt Nam thông qua các tiêu chí thống nhất cho các nền tảng chuyển đổi số quốc gia hay các nguyên tắc, tiêu chí xác định các nền tảng số, sản phẩm dịch vụ công nghệ số Việt Nam cần hạn chế sở hữu nước ngoài...
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Rác thải nhựa: 'Thủ phạm' gây ô nhiễm môi trường, tạo ra hiệu ứng nhà kính
- ·Kết quả bóng đá Everton 1
- ·Tập đoàn FLC bị phạt do công bố thông tin không đúng thời hạn
- ·Gìn giữ và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế
- ·Địa chỉ in tem nhãn tại TP.HCM
- ·Dòng tiền ngoại phục hồi sẽ là động lực cho chứng khoán cuối năm
- ·Những tấm lòng hiến tặng hiện vật
- ·Mất gần hết đà tăng, thị trường vẫn đang bị chốt lời
- ·Trái dừa Việt Nam chuẩn bị gia nhập nhóm trái cây xuất khẩu tỷ USD
- ·BWE sẽ bán đấu giá công khai 37,5 triệu cổ phiếu
- ·Các chính sách có hiệu lực từ tháng 11/2024
- ·Khởi động bình chọn, tôn vinh gương sáng pháp luật lần thứ 2
- ·Khả năng VN
- ·Xử phạt thành viên Hội đồng quản trị MVC do báo cáo không đúng thời hạn
- ·Giá vàng trong nước ổn định quanh mốc 67 triệu đồng/lượng
- ·Kết quả bóng đá Man City 4
- ·Ronaldo muốn rời MU mùa đông, Ten Hag 'mời đi luôn'
- ·Jorginho đòi Chelsea tăng lương hoặc ra đi miễn phí
- ·Giá vàng hôm nay 20
- ·Tri ân tiền nhân để tiếp tục phát tiết tinh hoa