【diễn biến chính wolves gặp liverpool】Nhiều quy định mới trong xây dựng văn bản pháp luật tài chính
Quy chế này được coi như là "xương sống mới" cho công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL của ngành Tài chính, thay thế cho các quy định tại Quyết định 2545/QĐ-BTC được Bộ Tài chính ban hành năm 2007.
Phải có nội dung xây dựng chính sách
Một nội dung quan trọng được Bộ Tài chính bổ sung vào Quy chế mới là quy định về nội dung xây dựng chính sách.
Có thể nói, một trong những đổi mới mang tính đột phá của Luật Ban hành văn bản QPPL là việc tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định của Chính phủ.
Theo nguyên tắc này, hoạt động soạn thảo thuần túy chỉ mang tính kỹ thuật và được thực hiện theo các nội dung chính sách đã được duyệt. Như vậy, các khâu tổng hợp thực tiễn, đánh giá thi hành pháp luật, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế (nếu có)… sẽ được thực hiện ở khâu xây dựng chính sách, đề xuất lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Cụ thể hóa điều đó, Quy chế mới của Bộ Tài chính quy định: Khi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị định của Chính phủ, các đơn vị phải xây dựng nội dung chính sách.
Nội dung chính sách trong văn bản QPPL tài chính gồm những vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết, mục tiêu mong muốn đạt được và các giải pháp, biện pháp để đạt được mục tiêu của vấn đề.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm đề xuất xây dựng nội dung chính sách; lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL thuộc lĩnh vực được giao quản lý.
Về quy trình thực hiện chính sách, ngoài các quy định cụ thể về tổ chức đánh giá tác động chính sách, lập hồ sơ chính sách, lấy ý kiến tham gia, ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế và trình Bộ lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp,…tại Quy chế mới, Bộ Tài chính đã quy định những việc phải trình Bộ xin chủ trương về xây dựng chính sách đã có cơ sở thực hiện ở các bước tiếp theo của quy trình.
Theo đánh giá của Vụ Pháp chế qua thực tiễn triển khai nhiệm vụ xây dựng văn bản QPPL, để hoàn thành khối lượng lớn nhiệm vụ xây dựng pháp luật th́ì việc trình Bộ xin chủ trương trước khi thực hiện là rất cần thiết và giảm thiểu rủi ro trong thực hiện.
Đặc biệt, việc này sẽ tránh được những thay đổi phát sinh về nội dung mới - một quy trình được cho là khá phức tạp và kéo dài thời gian do phải tổ chức lại việc đánh giá tác động, lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan… theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL 2015.
Báo cáo định kỳ, tránh nợ đọng
Một nội dung mới nữa được Bộ Tài chính bổ sung là quy định về bảo vệ đề nghị chương trình xây dựng văn bản QPPL để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập chương trình xây dựng văn bản QPPL.
Theo đó, đã quy định cụ thể trách nhiệm của Vụ Pháp chế trong việc chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo làm việc với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và Ủy ban pháp luật của Quốc hội để cung cấp các tài liệu liên quan, giải trình các vấn đề vướng mắc (nếu cần) liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; nghị định của Chính phủ và bảo vệ đề nghị chương trình của Bộ Tài chính tại các phiên họp thảo luận, thẩm tra đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Đồng thời, để bảo đảm tiến độ, chất lượng văn bản quy phạm pháp luật và khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản, bên cạnh việc kế thừa các quy định cũ, Quy chế mới đã bổ sung một số quy định mới nhằm nâng cao trách nhiệm của đơn vị chủ trì soạn thảo từ khâu lập chương trình, thực hiện chương trình xây dựng văn bản pháp luật đến khi văn bản được cấp có thẩm quyền ký ban hành.
Đó là bổ sung quy định về trách nhiệm theo dõi, thực hiện chương trình định kỳ, thực hiện chế độ báo cáo Bộ vào ngày 20 hàng tháng, đề xuất phương án xử lý đối với các trường hợp có khả năng nợ đọng văn bản; quy định rõ kết quả thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một tiêu chí để xem xét, đánh giá kết quả thi đua khen thưởng của các đơn vị.
Có thể nói, việc ban hành Quy chế này là động thái kịp thời của Bộ Tài chính nhằm đưa ra một quy trình để công tác xây dựng, soạn thảo văn bản QPPL trong toàn ngành Tài chính có thể được thực hiện thống nhất và đồng bộ với các quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chứng khoán trên thị trường Âu
- ·Người dân chung tay phòng, chống hạn, mặn
- ·VNPT tặng khách hàng bộ sản phẩm 'nhà Táo'
- ·Giá gas giảm mạnh từ 1/6
- ·Cửa cuốn Tâm Quang Minh
- ·Ứng dụng công nghệ cao để phát triển nông nghiệp bền vững (Bài cuối)
- ·Kiểm toán Nhà nước Việt Nam và Nam Phi đẩy mạnh hợp tác song phương
- ·Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- ·Người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích
- ·Nghị định quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
- ·Tăng tốc trên công trình trọng điểm
- ·ADB: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm nay
- ·Sóc Trăng ứng phó mặn xâm nhập
- ·Điểm danh 6 dịch vụ SEO Long An uy tín, hiệu quả, giá tốt
- ·Giá heo hơi hôm nay 14/3: Tăng 3 ngày liên tiếp
- ·Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia và thuốc lá
- ·Rau hữu cơ vẫn khó tiếp cận người tiêu dùng
- ·Nuôi dê lấy sữa
- ·Thống đốc Ngân hàng: DN xăng dầu chưa sử dụng hết hạn mức tín dụng
- ·Cửa hàng bán giày adidas nam chính hãng tại TP.HCM 1Sneaker.Vn