【kết quả moscow】Đồng bằng sông Cửu Long: Phát huy thế mạnh cây ăn trái
Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế về đất đai,ĐồngbằngsngCửuLongPhthuythếmạnhcyăkết quả moscow nguồn nước thuận lợi nên diện tích cây ăn trái tăng nhanh qua từng năm. Bên cạnh lúa, thủy sản thì trái cây cũng là một thế mạnh trong cơ cấu sản xuất và xuất khẩu của vùng.
Cam là một trong những cây trồng chủ lực ở ĐBSCL.
Diện tích, sản lượng tăng mạnh
Ước sản lượng các loại cây ăn trái chính (xoài, chuối, thanh long, khóm, cam, quýt, bưởi, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, mít) toàn vùng ĐBSCL năm 2023 là 5,335 triệu tấn; trong đó ước sản lượng 8 tháng đầu năm 2023 là 3,645 triệu tấn; ước sản lượng 4 tháng cuối năm 2023 là 1.629 triệu tấn. Như vậy, khả năng sản lượng sẽ tăng hơn 1 triệu tấn so với năm 2022.
Đối với tỉnh Hậu Giang, tổng diện tích cây ăn trái toàn tỉnh là 45.536ha, tăng 1.726ha so với cùng kỳ 2022, đạt 99,4% kế hoạch năm 2023, sản lượng đạt 544.612 tấn, đạt 97,3% kế hoạch. Trong đó diện tích cây có múi là 12.371ha, đạt 104,4% kế hoạch và giảm 521ha so với năm 2022, xoài 2.916ha, giảm 214ha so với cùng kỳ, mít 9.753ha, tăng 863ha so với cùng kỳ, khóm 3.113ha, tăng 91ha so với cùng kỳ năm 2022, mãng cầu 688ha, còn lại cây ăn trái khác 14.367ha. Ước diện tích cây ăn trái toàn tỉnh năm 2023 đạt 45.800ha, sản lượng đạt 560.000 tấn, đạt 100% kế hoạch. Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết: Hiện nay, nông dân đang có xu hướng chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế như mít, sầu riêng,… Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân không trồng tự phát khi chưa có thị trường đầu ra ổn định, đồng thời tăng cường hỗ trợ nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật, phòng ngừa các loại sâu bệnh để tăng năng suất và chất lượng cao.
Điểm đáng ghi nhận là tình hình tiêu thụ cây ăn trái trong 9 tháng đầu năm của nông dân trong tỉnh tương đối thuận lợi, không có tình trạng ùn ứ, khó tiêu thụ do khâu liên kết tiêu thụ được quan tâm và mở rộng hơn. Nhìn chung, tình hình bao tiêu thuận lợi, nhà vườn bán được giá cao và ổn định hơn bên ngoài, tuy nhiên diện tích bao tiêu còn thấp. Các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia liên kết bao tiêu sản phẩm trái cây trên địa bàn tỉnh như: HTX Thạnh Phước, HTX Sinh học OCOP, HTX Dưa lưới Ngọc Thành và HTX Thịnh Phát, Công ty The Fruit Republic, Công ty Cổ phần phát triển nông nghiệp Hải Âu… với diện tích bao tiêu là 250ha, sản lượng 4.600 tấn với các loại như chanh không hạt, bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, cam sành, mít, nhãn, xoài Đài Loan, đu đủ, dưa lưới và cây ăn trái khác.
Theo Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, một số khó khăn là việc liên kết sản xuất cây ăn trái mặc dù đã có tiến triển trong thời gian qua, tuy nhiên diện tích sản xuất được liên kết vẫn rất khiêm tốn, sản xuất nhỏ lẻ vẫn còn phổ biến, dẫn đến quản lý sản xuất, chất lượng gặp nhiều khó khăn. Ảnh hưởng xuất khẩu thanh long và một số trái cây sang thị trường Trung Quốc gặp khó khăn các tháng đầu năm 2023, dẫn đến giá thu mua một số trái cây như thanh long, xoài trong nước giảm sâu, có thời điểm thanh long ruột trắng chỉ còn 3.000-5.000 đồng/kg, thanh long ruột đỏ 5.000-7.000 đồng/kg. Hiệu quả, sản xuất không cao, có thời điểm thua lỗ, đặc biệt với thanh long tiến hành rải vụ (giá thành sản xuất vụ thuận 4.000-5.000 đồng/kg, rải vụ 8.000-12.000 đồng/kg). Giá xoài, cam cũng giảm mạnh vào các tháng đầu năm 2023. Tuy nhiên, giá sầu riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc các tháng đầu năm lại rất cao, dẫn đến giá thu mua trong nước có thời điểm đạt 120.000-150.000 đồng/kg sầu riêng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Trước tình hình đó, một số nông dân đã chuyển đổi cây trồng như lúa, mít,... sang trồng sầu riêng, một số diện tích chuyển đổi không theo vùng quy hoạch của địa phương.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho rằng: Yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc với các thị trường xuất khẩu của Việt Nam ngày càng cao. Thị trường Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất của trái cây xuất khẩu của Việt Nam, do đó xuất khẩu sẽ gặp khó khăn mỗi khi thị trường có sự biến động. Chi phí đầu vào của sản xuất vẫn ở mức cao, giá nhân công cao, giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Hiện nay, đã kết thúc vụ thu hoạch cây ăn trái chính như thanh long, xoài, sầu riêng, chôm chôm..., giá các loại trái cây tương đối ổn định, thúc đẩy nông dân chuẩn bị cho vụ rải vụ tiếp theo.
Diện tích khóm của Hậu Giang là 3.113ha, tăng 91ha so với cùng kỳ năm 2022.
Rải vụ để tránh hạn mặn
Ước kết quả rải vụ năm 2023 với 5 loại trái cây (thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng và nhãn) tại các tỉnh ĐBSCL có tổng diện tích là 97.800ha, trong đó rải vụ 40.800ha, chiếm 46,9% tổng diện tích thu hoạch, tổng sản lượng rải vụ 860.000 tấn, chiếm 49,6% tổng sản lượng. Hiện nay, nông dân tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, cần cù và nhạy bén trong tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; việc rải vụ đang được nông dân mở rộng diện tích. Hiện nay, tiến bộ kỹ thuật về quy trình rải vụ 5 loại cây ăn quả này đã được Cục Trồng trọt công nhận, các tiến bộ kỹ thuật đang được các tỉnh, hệ thống khuyến nông, các viện nghiên cứu chuyển giao tới người nông dân.
Theo Cục Trồng trọt, các địa phương cần xây dựng kế hoạch rải vụ cụ thể trên cơ sở đảm bảo nguồn nước ngọt để tưới trong mùa khô, áp dụng các giải pháp tích trữ nguồn nước, tưới nước tiết kiệm, giảm thoát hơi nước thông qua giải pháp che phủ đất bằng thực vật, bón phân cân đối theo hướng dẫn của quy trình rải vụ đã được ban hành; rải vụ phải theo tín hiệu thị trường tiêu thụ. Khi tiến hành rải vụ cây ăn trái, cần hỗ trợ, thúc đẩy liên kết sản xuất, sản xuất rải vụ phải gắn với đầu ra của sản phẩm. Mở rộng các tỉnh có điều kiện rải vụ tham gia vào Ban chỉ đạo rải vụ. Bên cạnh đó, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để thúc đẩy cây ăn quả phát triển.
Khi có nguy cơ bị hạn mặn, chủ động sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ hoặc màng phủ nông nghiệp để phủ gốc, giữ ẩm cho cây. Cắt tỉa cành, tạo tán gọn, tỉa bớt nụ, hoa để hạn chế thoát hơi nước. Củng cố hệ thống đê bao và đê chung quanh vườn để ngăn ngừa nước mặn xâm nhập. Đo độ mặn cẩn thận trước mỗi lần lấy nước, không tưới nước có độ mặn >1‰ cho cây. Đối với một số cây ăn quả mẫn cảm với mặn như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt… không tưới nước có độ mặn >0,5‰. Trong thời gian nhiễm mặn chỉ tưới nước tối thiểu, giúp cho cây không bị héo và mặt đất không bị khô nứt. Không tiến hành rải vụ, trồng mới trong thời gian hạn hán nếu nguồn nước ngọt không đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cây.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, cần tăng cường công tác quản lý, giám sát thực hiện đúng định hướng, xác định cụ thể diện tích từng loại cây thông qua việc quản lý vùng trồng gắn với việc xây dựng hệ thống thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ. Hỗ trợ, đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, đánh giá cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn. Đẩy mạnh liên kết tiêu thụ với các hệ thống siêu thị trong nội tỉnh và ngoại tỉnh, bán các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử… Tiếp tục triển khai kế hoạch chi tiết sản xuất, tiêu thụ các loại trái cây, dự kiến thống kê sản lượng từng loại trái cây cụ thể hàng tuần, tháng, quý để có phương án tiêu thụ hiệu quả, dự báo và triển khai sản xuất cho từng đối tượng cây ăn quả phù hợp với tình hình hiện nay.
Tích trữ nước ngọt thông qua các giải pháp, nạo vét kênh mương nội đồng, dùng bạt ni-lông trải dưới kênh mương để chứa nước ngọt; đào ao chứa nước ngọt trong vườn. Hạn chế bốc thoát hơi nước bằng tủ gốc với các nguồn vật liệu hữu cơ hoặc màng phủ nông nghiệp để phủ gốc giữ ẩm cho cây. Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả thông qua đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm (nhỏ giọt, phun mưa), kết hợp cung cấp dinh dưỡng qua hệ thống tưới. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ giúp đất giữ ẩm tốt, hạn chế bốc thoát hơi nước. Chủ động đo nồng độ mặn, chỉ lấy nước tưới khi nồng độ cho phép.
Trong 10 năm từ năm 2013-2022, vùng ĐBSCL đã mở rộng diện tích cây ăn trái và nâng cao sản lượng cây ăn trái rất lớn. Đến năm 2022, tổng diện tích cây ăn trái toàn vùng là 401.400ha, sản lượng 5,781 triệu tấn. Nếu so sánh với năm 2013 thì diện tích tăng 36,6%, sản lượng tăng 66,2%; so với cả nước năm 2022 diện tích bằng 32,9%, sản lượng bằng 44,1%. |
Bài, ảnh: HOÀI THU
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Đường dẫn vào 03 cầu trên ĐT827E sẽ khởi công trong năm 2025
- ·TPHCM có thêm DN cơ khí của Nhật
- ·Tìm giải pháp nâng cao mức tín nhiệm quốc gia
- ·Infographics: Mức trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh
- ·Khúc xuân nơi đảo Trường Sa
- ·Kho bạc Nhà nước kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối trung gian
- ·CPTPP sẽ không tác động đột ngột tới thu ngân sách của Việt Nam
- ·Bật mí người mẫu cao nhất 1m82 thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam
- ·Ấn tượng Trung Nguyên E
- ·Kỷ niệm nhỏ, tấm lòng lớn...
- ·Nông dân thu hoạch trên 106.000ha lúa Đông Xuân 2023
- ·Ngân hàng Tokyo Mitsubishi sẵn sàng hợp tác với Việt Nam
- ·Đình chỉ công tác 7 cán bộ công chức KBNN Nam Định đi lễ trong giờ hành chính
- ·Lễ tang đạo diễn 'Bốn chữ lắm' Vũ Ngọc Phượng
- ·Giá vàng hôm nay 14/10: Vàng miếng SJC tăng nửa triệu đồng mỗi lượng
- ·Mức chi cho công tác thỏa thuận quốc tế
- ·Cảnh báo nhiều website giả mạo tra cứu, cấp đổi giấy phép lái xe
- ·Ngành Kho bạc hướng đến điện tử hóa, số hóa
- ·Sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường
- ·Hà Nội: Phân luồng giao thông một số tuyến đường trong 2 ngày 10