【cúp c1 u19 châu âu】Thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu
Hội thảo kỹ thuật về “Chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông thôn hướng tới an ninh lương thực và tăng trưởng về chất lượng” |
Phát biểu tại Nhóm công tác ATCWG, ông Trần Kim Long – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT nhấn mạnh: “Hợp tác và tập hợp các nguồn lực của các nền kinh tế trong khu vực có vai trò nòng cốt trong việc đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế trong khu vực”. Cuộc họp của nhóm xoay quanh vấn đề tăng cường các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, ứng phó với các thách thức an ninh lương thực, thúc đẩy phát triển nhiên liệu sinh học bền vững, ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu, tăng cường năng lực thích ứng và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào toàn bộ chuỗi sản xuất nông nghiệp….
Cuộc họp Nhóm công tác HLPDAB, tập trung trao đổi về các nội dung như thúc đẩy áp dụng và chia sẻ kinh nghiệm áp dụng mô hình hợp tác công tư nhằm thu hút đầu tư vốn và khoa học công nghệ vào phát triển nghiên cứu công nghệ sinh học trong sản xuất nông thủy sản; Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về công nghệ sinh học nông nghiệp thông qua hợp tác trong khu vực APEC; Vai trò của công nghệ sinh học nông nghiệp trong ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững; và Ứng dụng công nghệ mới trong đánh giá an toàn sinh học.
Cũng trong ngày hôm nay (20/8) Hội thảo kỹ thuật về “Xây dựng hệ thống sản xuất và tiêu thụ nông sản thích ứng – Tiếp cận liên ngành sử dụng thông tin khí hậu phục vụ an ninh lương bền vững” bước sang ngày làm việc cuối cùng. Các đại biểu nhất trí sẽ báo cáo Nhóm công tác về Chính sách an ninh lương thực (PPFS) xem xét, đưa vào Kế hoạch hành động về an ninh lương thực với một số khuyến nghị như: Áp dụng cách tiếp cận liên ngành trong việc cung cấp/chia sẻ và sử dụng thông tin khí hậu, không chỉ các dự báo khí tượng mà gồm tất cả các thông tin khí hậu liên quan cho toàn hệ thống sản xuất, chế biến/tiêu thụ có liên quan đến vấn đề lương thực thực phẩm; Sự cần thiết phải cải thiện hệ thống dự báo khí hậu cho ngành nông nghiệp, xây dựng, đánh giá các mô hình dự báo, ứng dụng các thông tin thời tiết vào thực tế sản xuất nhằm đưa ra các phương pháp dự báo chính xác cho người nông dân và các doanh nghiệp...
Tại Hội thảo kỹ thuật về “Chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông thôn hướng tới an ninh lương thực và tăng trưởng về chất lượng” trong sáng nay (20/8) ông Phạm Văn Điển, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giới thiệu về Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của Việt Nam, với mục tiêu nâng cao đời sống của người dân thông qua phát triển nông nghiệp bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh cao, đảm bảo an ninh lương thực.
Đại diện nhiều nền kinh tế thành viên APEC cũng đã trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông thôn, mối liên hệ giữa nông thôn - thành thị, quản trị, phối hợp liên ngành - liên vùng, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn - thành thị, sự tham gia của người dân, vai trò của doanh nghiệp, vấn đề kinh tế nông thôn và nguồn lực cho phát triển nông thôn. Một số nội dung trao đổi tại Hội thảo sẽ được Nhóm công tác PPFS xem xét trong quá trình xây dựng kế hoạch hành động.
Hội thảo kỹ thuật về “Thực hành nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu và các chính sách liên quan đến An ninh lương thực và Tăng trưởng bền vững” cũng được tổ chức chiều nay (20/8). Phát biểu tại hội thảo, Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đã nêu rõ nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu (CSA) là một giải pháp canh tác hữu hiệu ứng phó biến đổi khí hậu, bảo đảm tăng năng suất, sản lượng và Việt Nam đã áp dụng nhiều mô hình CSA khác nhau trong sản xuất lúa, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp. CSA là một giải pháp "hai bên cùng có lợi", việc hợp tác và chia sẻ thông tin về các thực hành nông nghiệp thông minh với BĐKH là rất cần thiết giữa các nền kinh tế APEC, đảm bảo sản xuất lương thực bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hội thảo “Chuỗi giá trị lương thực thúc đẩy phát triển nông thôn- đô thị khu vực châu Á- Thái Bình Dương”, một trong những hội thảo quan trọng trong Tuần lễ An ninh lương APEC 2017 cũng đã diễn ra chiều nay (20/8). Hội thảo xoay quanh vấn đề chia sẻ các mô hình thành công trong phát triển chuỗi giá trị thực phẩm để cung cấp thực phẩm an toàn và đảm bảo an ninh lương thực cho các nền kinh tế APEC và toàn khu vực, đồng thời đưa ra các giải pháp để tăng giá trị cho các sản phẩm đầu ra và phân phối lợi ích một cách công bằng cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị, đặc biệt là nông dân ở góc xa nhất của chuỗi giá trị.
(责任编辑:World Cup)
- ·Hướng dẫn triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội
- ·Chuyện gì xảy ra sau khi ấn nút xả bồn cầu trên máy bay?
- ·NÓNG: Máy bay EgyptAir của Ai Cập chở 69 hành khách mất tích
- ·"Venezuela sẽ không trưng cầu dân ý về Tổng thống Maduro"
- ·Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu
- ·Cô gái Hải Phòng đưa cả gia đình đi du lịch “bụi” ở Singapore và Malaysia
- ·Bố mẹ bỏ con sơ sinh ở quầy check
- ·Donald Trump chính thức được đề cử làm ứng viên Tổng thống Mỹ
- ·Chính sách hỗ trợ giúp doanh nghiệp, người lao động vượt qua khó khăn do dịch bệnh
- ·Sơn Đoòng lọt top những hang đáng kinh ngạc bậc nhất thế giới
- ·Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·Chủ tịch Cuba kêu gọi cải cách chính trị sau Đại hội đảng
- ·Ý nghĩa biểu tượng của chuyến đi La Havana
- ·Bánh mì lại được vinh danh là món ăn đường phố ngon nhất thế giới
- ·Ấn Độ áp thuế và cấm xuất khẩu một số loại gạo
- ·Hội nghị NATO
- ·Kỳ lạ tòa tháp đôi xây từ trên xuống, như một phích điện khổng lồ
- ·Cặp du khách biến mất bí ẩn khi đang chèo thuyền kayak ở Mexico
- ·Hội nghị phát triển Tây Nguyên
- ·Kinh nghiệm “hậu kiểm” của Hải quan Nhật Bản