【ket qua giai duc】Shopee thừa nhận vi phạm luật chống độc quyền
Công ty Singapore bị cáo buộc vi phạm quy định chống độc quyền liên quan đến đơn vị vận chuyển ở Indonesia.
Công ty thương mại điện tử Shopee ngày 25/6 thông báo họ đồng ý thực hiện các thay đổi đối với dịch vụ của mình tại Indonesia sau khi bị tố cáo vi phạm luật chống độc quyền của nước này.
Cơ quan chống độc quyền của Indonesia,ừanhậnviphạmluậtchốngđộcquyềket qua giai duc còn gọi là KPPU, tuyên bố rằng Shopee thừa nhận đã vi phạm các quy tắc chống cạnh tranh khi điều hướng khách hàng đến một số dịch vụ giao hàng nhất định.
"Shopee và Shopee Express thừa nhận đã vi phạm Luật số 5 năm 1999, liên quan đến các dịch vụ giao hàng (chuyển phát nhanh) trên nền tảng Shopee", cơ quan này cho hay.
Trước thông tin trên, ông Radynal Nataprawira, người đứng đầu bộ phận quan hệ công chúng của Shopee Indonesia, khẳng định: “Shopee luôn cam kết tuân thủ tất cả các quy định và luật hiện hành tại Indonesia trong việc tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình”.
Shopee còn cho biết họ có kế hoạch thay đổi giao diện người dùng để tuân thủ các quy định, cũng như phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
“Shopee Indonesia đã tham dự cuộc họp với KPPU vào ngày 25/6 để thảo luận về các điểm trong hiệp ước liêm chính kinh doanh đã được KPPU chia sẻ vào tuần trước. Ngày 20/6, Shopee đề xuất các thay đổi đối với giao diện người dùng để nâng cao dịch vụ của chúng tôi và thể hiện sự tuân thủ của chúng tôi trong việc cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho người dùng, theo phản hồi được KPPU cung cấp và phê duyệt”, ông Nataprawira nêu.
Tháng trước, KPPU tiết lộ cuộc điều tra sơ bộ cho thấy Shopee ưu tiên Shopee Express và J&T Express trong mọi đơn hàng giao cho người tiêu dùng. Theo đó, Shopee có “hành vi phân biệt đối xử”, tự động kích hoạt 2 đơn vị vận chuyển trên trong mục điều khiển của người bán, trong khi các đơn vị có hiệu suất phục vụ tốt khác không được như vậy.
Cơ quan điều tra KPPU cũng nêu tên một nhân viên từng giữ chức vụ giám đốc ở Shopee Indonesia và Shopee Express, cho rằng “vị trí kép” này có khả năng tác động đến cạnh tranh và kiểm soát hành vi của cả hai công ty.
KPPU đang điều tra đối thủ của Shopee là Lazada, chi nhánh thương mại điện tử Đông Nam Á của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Alibaba và cho biết đã tìm thấy dấu hiệu vi phạm tương tự.
“Nếu sau này được chứng minh là vi phạm, Lazada có thể bị phạt tối đa 50% lợi nhuận ròng hoặc 10% tổng doanh thu mà họ kiếm được trên thị trường liên quan trong thời gian vi phạm”, KPPU cho biết trong một tuyên bố vào tháng trước.
Shopee có 295 triệu người dùng vào năm 2023, thị trường lớn nhất của hãng là Indonesia với 103 triệu người dùng
Thạch Anh(Nguồn: CNBC)(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nắng nóng, “cò” bệnh viện được thể tung hoành
- ·Phái sinh: Thanh khoản giảm khá sâu vì tâm lý thận trọng
- ·Như một giấc mơ
- ·Điều kiện làm việc của Hải quan tại sân bay quốc tế chưa được đảm bảo
- ·Đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp vững vàng phát triển
- ·Video bàn thắng Sài Gòn 0
- ·Vincom Retail lãi 343 tỷ đồng trong quý II/2020
- ·Futsal Thái Lan thảm bại 2
- ·Can thiệp pháp luật với hàng xóm mở nhạc sàn
- ·Thanh niên TCHQ tặng quà Trung thu cho các bệnh nhi
- ·Cùng là phụ nữ, sao cứ phải làm khổ nhau
- ·Jorginho đòi Chelsea tăng lương hoặc ra đi miễn phí
- ·Thắp lên ngọn lửa chiến đấu của người làm báo trong chống tham nhũng
- ·AC Milan thắng Juventus 2
- ·Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa
- ·Giải U16 nữ VĐQG 2022: Hà Nội và Hà Nam chia điểm
- ·Lê Duy Ngọc và con đường nuôi dưỡng ước mơ
- ·Quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê logistics
- ·Chùa Bái Đính: Nhếch nhác nơi linh thiêng
- ·Nghệ An: Đa cấp huy động vốn, tiền ảo ráo riết đi “lùa gà”