【avai sc】Hội nghị xúc tiến thương mại và hợp tác kinh tế Việt Nam
Ủy ban hợp tác kinh tế,ộinghịxúctiếnthươngmạivàhợptáckinhtếViệavai sc thương mại Việt Nam – Trung Quốc họp lần thứ 12 Xuất khẩu tổ yến sang thị trường Trung Quốc: Điểm tên 3 vấn đề lớn cần giải quyết Tháng 11 năm 2023, nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc giảm 4,9% |
Tham dự Hội nghị, về phía đại biểu Việt Nam có đại diện các các Đơn vị thuộc Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đại diện Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Côn Minh (Trung Quốc). Về phía đại biểu Trung Quốc có: Đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, đại diện một số Đơn vị thuộc Sở Thương mại tỉnh Vân Nam. Về phía doanh nghiệp hai nước, có khoảng 80 Công ty, Tập đoàn sản xuất, xuất nhập khẩu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của Việt Nam và Trung Quốc.
Phát biểu tại sự kiện, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho hay: Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã và đang chủ động hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Việc gia nhập cộng đồng kinh tế toàn cầu, tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho sự phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phát biểu tại Hội nghị |
“Mặc dù đại dịch Covid-19 và những xung đột bất ổn của tình hình thế giới đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, tuy nhiên, với quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn được duy trì ổn định và kinh tế đã phục hồi tích cực và đạt nhiều kết quả khả quan”, ông Lê Hoàng Tài thông tin.
Theo ông Lê Hoàng Tài, hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc vẫn không ngừng phát triển, theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 175,6 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 11 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 155,8 tỷ USD, dự báo cả năm 2023 thương mại hai chiều sẽ đạt mức kim ngạch như hai Bên đã đạt được trong năm 2022.
“Tuy có vị trí, vai trò quan trọng và thị trường đầy tiềm năng với dân số 47 triệu người, nhưng hợp tác tác kinh tế, thương mại của Việt Nam với Vân Nam còn chưa xứng với tiềm năng của hai bên, năm 2022, kim ngạch thương mại Việt Nam - Vân Nam mới chỉ đạt 3,2 tỷ USD và trong 10 tháng năm 2023 thương mại hai chiều chỉ đạt 2,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc”, ông Lê Hoàng Tài nhấn mạnh.
Ông Đàm Vỹ, Phó Giám đốc Sở Thương mại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) |
Thông tin tại Hội nghị, ông Đàm Vỹ, Phó Giám đốc Sở Thương mại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cho biết: Việt Nam là một quốc gia quan trọng tại châu Á, đồng thời cũng là nước thành viên quan trọng của ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) và RCEP (Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế toàn diện trong khu vực).
Thương mại Vân Nam - Việt Nam từ 17,74 tỷ năm 2016 tăng trưởng ổn định đến 35,21 tỷ Nhân dân tệ năm 2020, tăng trường bình quân năm là 18,7%, từ năm 2021 đến nay, tuy nhiên do ảnh hưởng của Covid-19, thương mại song phương đang giảm xuống. Trong năm 2023, thương mại Vân Nam - Việt Nam liên tục hồi phục, tháng 1 đến tháng 10 kim ngạch xuất khẩu đạt 15,174 tỷ Nhân dân tệ, chiếm 14,45% tổng kim ngạch thương mại giữa Vân Nam và các nước thanh viên RCEP.
“Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, cho đến tháng 11/2023, Vân Nam có 53 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp loại phi tài chính; tổng kim ngạch đầu tư theo thỏa thuận của phía Trung Quốc là 360 triệu Nhân dân tệ, tổng kim ngạch đầu tư luỹ kế thực tế là 220 triệu Nhân dân tệ với các lĩnh vực đầu tư chính là ngành chế tạo, nông nghiệp và khai khoáng”, Đại diện Sở Thương mại tỉnh Vân Nam cho biết thêm.
Toàn cảnh Hội nghị |
Song song với Hội nghị, Ban Tổ chức tổ chức chương trình kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Đồng thời diễn ra Lễ ký kết 03 thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) về lĩnh vực nông sản, thực phẩm. Thông qua việc kết nối, trao đổi này, các doanh nghiệp hai Bên có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn nhu cầu xuất, nhập khẩu của nhau, xác định được đối tác tiềm năng, để từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp và hiệu quả.
Hội nghị Xúc tiến Thương mại và Hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc (Vân Nam) là dịp mở ra những cơ hội mới, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tăng cường hơn nữa giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực thương mại, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam, Trung Quốc ổn định, cân bằng, tiếp tục là điểm sáng trong quan hệ song phương. Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, kim ngạch xuất - nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc (Vân Nam) những năm qua: Trong giai đoạn 2017 - 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc (Vân Nam) không ngừng tăng. Năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên đạt 3,7 tỷ USD trong đó Vân Nam xuất khẩu đạt 2,01 tỷ USD, nhập khẩu 1,69 tỷ USD. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên các năm 2018, 2019, 2020 lần lượt là 4,27 tỷ USD, 4,32 tỷ USD và 5,07 tỷ USD. Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên đạt 5,16 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Vân Nam đạt 3,98 tỷ USD, nhập khẩu đạt 1,18 tỷ USD. Riêng năm 2022, do tình hình dịch Covid-19 tại Vân Nam diễn biến phức tạp, các cửa khẩu của Vân Nam với Việt Nam liên tục trong tình trạng tạm dừng hoạt động, một số huyện giáp biên giới liên tục trong tình trạng phong tỏa dẫn đến việc kim ngạch thương mại hai chiều giữa Vân Nam với Việt Nam không đạt được tăng trưởng tăng như các năm trước. Tính đến hết tháng 12/2022, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Vân Nam với Việt Nam đạt 3,25 tỷ USD, giảm 18,46% so với cùng kỳ, trong đó Vân Nam xuất khẩu đạt: 2,65 tỷ USD, giảm 0,02% so với cùng kỳ; Vân Nam nhập khẩu: 599,7 triệu USD, giảm 51,55% so với cùng kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Vân Nam vào Việt Nam gồm: Than cốc, phân bón, năng lượng điện, máy móc thiết bị điện, hóa chất khác, nông sản (các loại rau, củ, quả…). Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Vân Nam gồm: Phốt pho vàng, hoa quả nhiệt đới (thanh long, xoài, chuối, dưa hấu, vải, nhãn..), sản phẩm gỗ, ván bóc, dược liệu, sắn tươi, tinh bột sắn, nông sản, thủy hải sản... |
(责任编辑:World Cup)
- ·Đồng Tâm giữ vững danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2024
- ·Camimex Group sẽ phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu
- ·Container Việt Nam giảm mạnh lợi nhuận quý I do tăng chi phí lãi vay
- ·Thi đua đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
- ·Tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 5,05%
- ·Phú Lộc: Dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ
- ·Việc bán MU kéo sang mùa giải mới, Ten Hag tối mặt chuyển nhượng
- ·Đồng Nai, Đắk Lắk củng cố ngôi đầu ở giải hạng Nhì 2023
- ·Bảng giá iPhone chính hãng tháng 8/2024: iPhone 15 giảm sâu kỷ lục
- ·Kết quả Đức 3
- ·Quảng Ninh: Hội nghị Chuyển đổi quy tắc cụ thể mặt hàng trong khuôn khổ AKFTA
- ·Cần lan tỏa hành động đẹp của 2 người dân
- ·Quảng Ninh: Bổ sung 25 doanh nghiệp tái xuất qua cửa khẩu phụ, điểm thông quan
- ·Thông qua nghị quyết liên quan lĩnh vực đầu tư công trung hạn
- ·ICT Sài Gòn
- ·Hàng hóa XNK phải kiểm tra thực tế chỉ chiếm 5,36%
- ·Quốc hội dành 1 ngày chất vấn các vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, ngoại giao
- ·Chứng khoán hôm nay (10/5): Lực cầu trở lại, VN
- ·Long An tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp tham gia 'Kết nối Chuỗi cung ứng hàng hóa Quốc tế' năm 2024
- ·Pep Guardiola ấn định ngày chia tay Man City