会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng giải hạng 2 brazil】Tự hào nhà giáo!

【bảng xếp hạng giải hạng 2 brazil】Tự hào nhà giáo

时间:2024-12-23 20:08:20 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:247次

Vượt qua nhiều khó khăn,bảng xếp hạng giải hạng 2 brazil thử thách, 16 năm qua, đội ngũ nhà giáo đã cống hiến sức lực, trí tuệ của mình, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà không ngừng phát triển, với nhiều thành tích đáng tự hào.

Tâm huyết với trường lớp, học sinh

Thầy Đặng Văn Anh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hùng Vương, thành phố Ngã Bảy, có công lớn trong xây dựng thành công trường tiểu học đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào năm 2012, và được tiếp tục công nhận vào năm 2017. Thầy Anh chia sẻ: “Với phương châm “Lấy chất lượng giáo dục làm nên thương hiệu cho nhà trường”, tôi đã cùng với tập thể nhà trường chung tay xây dựng ngôi trường thân thiện, học sinh tích cực. Với giải pháp được tập trung thực hiện là đổi mới sáng tạo trong cách dạy, cách học, tìm tòi và xây dựng các mô hình dạy và học hiệu quả mới, phát huy và nhân rộng những mô hình rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Phát huy tính dân chủ, sức mạnh tập thể là điều kiện tiên quyết để trường nâng chất lượng giáo dục từng ngày”.

Thầy Đặng Văn Anh (thứ 2 từ trái sang), Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hùng Vương, nhận bằng khen của UBND tỉnh.

Mỗi năm, thầy đều tìm và cùng với giáo viên trường thực hiện một mô hình hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy và học: “Lớp học chất lượng cao”, mô hình “Lớp học sáng tạo”, “Múa hát sân trường”, Câu lạc bộ “Em yêu biển đảo quê hương”, “Tự hào trang sử Việt”... Bên cạnh đó là xây dựng các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, chuyên đề giáo dục đạo đức học sinh... Cô Trương Thị Mỹ Phụng, giáo viên của trường, cho biết: “Nhờ thầy Anh đã động viên, khơi nguồn mà giáo viên chúng tôi mạnh dạn hơn trong việc tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy, không dạy theo khuôn mẫu để tạo sự hấp dẫn cho học sinh trong từng môn học”.

Từ năm học 2012 đến nay, thầy đã hỗ trợ học sinh mang về hơn 10 giải thưởng cấp quốc gia, 210 giải thưởng cấp tỉnh. Dấu son đáng nhớ là thầy đã góp phần giúp trường nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước và Cờ thi đua của Chính phủ vào năm 2019. Riêng thầy ngoài được UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận là điển hình tiên tiến ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo tôn vinh và tặng bằng khen đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc năm 2020.

Góp vào vườn hoa tri thức của ngành giáo dục tỉnh phải kể đến thầy Huỳnh Sinh Lel, giáo viên dạy môn tin học Trường THPT chuyên Vị Thanh, thành phố Vị Thanh. Thầy Lel cũng vừa trở về từ Hà Nội sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo tôn vinh và tặng bằng khen đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc năm 2020. Sau 9 năm giảng dạy, với chuyên môn giỏi, cộng với việc nhiệt tình bồi dưỡng hỗ trợ học sinh nghiên cứu khoa học, thầy Lel đã góp phần mang về nhiều giải thưởng cấp quốc gia. Năm học 2017-2018, tuy lần đầu hướng dẫn học sinh thi tin học trẻ nhưng học sinh của thầy đã mang về 1 giải nhất cấp tỉnh, 1 giải nhất toàn quốc với dự án “Thiết bị tìm kiếm cứu nạn”. Năm học 2018-2019, mang về giải nhất cấp tỉnh, giải nhất cấp quốc gia với dự án “Máy ấp trứng cua đinh thông minh” cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học; năm học 2019-2020, tại cuộc thi tin học trẻ cũng mang về 1 giải ba cấp tỉnh và giải tư cấp quốc gia...

Thầy Huỳnh Sinh Lel, giáo viên dạy môn tin học Trường THPT chuyên Vị Thanh, hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.

Chia sẻ kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, thầy Lel thổ lộ: “Tất cả ý tưởng của học sinh đều xuất phát từ chính cuộc sống hàng ngày, vì thế phải làm sao để các em thấy được tính cần thiết của ý tưởng, từ đó tò mò, nghiên cứu và sáng tạo để biến ý tưởng của mình thành sản phẩm hữu ích có lợi cho mọi người”. Riêng thầy việc chủ động học tập, tham gia câu lạc bộ nghiên cứu khoa học của tỉnh, tạo nhóm học tập từ các bạn đồng nghiệp có cùng đam mê nghiên cứu phần mềm cũng là một trong những giải pháp để thầy nâng cao hơn khả năng giảng dạy bộ môn tin học của mình.

Mỗi thầy cô giáo - Một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo

Cô Đàm Thị Tích, giáo viên Trường Mầm non Hoa Trà Mi, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Nghề giữ trẻ rất vui nhưng cũng cực. Vui là khi nhìn nụ cười hồn nhiên ngây thơ, hóm hỉnh của các cháu. Cũng chính nhờ điều đó mà tôi yêu nghề dạy trẻ và gắn bó với nghề cho tới nay”. Vượt qua những bỡ ngỡ, khó khăn thời gian đầu, sau 14 năm gắn bó với nghề, cô Tích đã trở thành điểm tựa, niềm tin yêu của các trẻ tại trường.

Cô Đàm Thị Tích, giáo viên Trường Mầm non Hoa Trà Mi, thành phố Vị Thanh

quan tâm, chăm sóc trẻ tận tình.

Cô Tích là giáo viên giỏi tỉnh và đạt thành tích cao Hội thi sáng tạo đồ dùng dạy học. Tại Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, cô đã vinh dự được UBND tỉnh tặng bằng khen. Cô Tích bày tỏ: “Lợi thế của tôi là được tham gia nhiều hội thi về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và làm đồ dùng dạy học. Nhờ tham gia các hội thi đã giúp tôi chủ động và đổi mới nhiều hơn trong từng bài giảng, tạo nên nhiều sản phẩm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu dạy trẻ. Bên cạnh đó là bổ sung đồ dùng dạy học tự làm, biến những nguyên vật liệu phế thải trở thành hữu ích”.

Là giáo viên dân tộc Khmer duy nhất của tỉnh được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc, Tập đoàn Thiên Long thực hiện, thầy Danh Minh, giáo viên Trường THCS Lương Tâm, huyện Long Mỹ, cho biết: “Trong dạy học tôi không cứng nhắc mà linh động đổi mới phương pháp dạy, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp theo từng tiết học để giúp học sinh phát huy được năng lực và óc sáng tạo của mình. Nhất là học trò vùng sâu, chỉ có tạo cho các em tính chủ động, học sinh mới có cơ hội để xây dựng tương lai sáng bằng con đường học vấn”.

Đó chỉ là những câu chuyện trong rất nhiều câu chuyện tự hào và truyền cảm hứng về nghề giáo.

Tự hào khi đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngày càng nâng tầm chất lượng, với nhiều đổi mới trong công tác quản lý và giảng dạy, bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Nếu 16 năm trước, quy mô giáo dục của tỉnh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn không cao. Số lượng giáo viên trên chuẩn rất thấp, giáo viên có trình độ thạc sĩ không nhiều. Nhất là số lượng đảng viên trong ngành cũng khá khiêm tốn, thì nay bằng nhiều sự cố gắng, đến nay chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nâng lên vượt trội”.

Hậu Giang đã có 92 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú và hiện đang trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phong tặng thêm 33 Nhà giáo ưu tú. Năm học 2020-2021, toàn ngành có 9.633 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, thì 100% giáo viên đạt trình độ đạt chuẩn, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn khá cao. Đến nay, trong ngành giáo dục tỉnh nhà đã có 262 thạc sĩ (năm học 2003-2004 chỉ có 2 thạc sĩ)...

 

Bài, ảnh: CAO OANH

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Bộ Nông nghiệp thành lập tổ công tác bảo đảm cung ứng nông sản cho miền Bắc
  • 75 năm ngoại giao Việt Nam: Định vị đất nước trong cục diện mới
  • Ông Chu Ngọc Anh chia sẻ cảm xúc khi nhận nhiệm vụ mới
  • Chuẩn bị tốt cho lễ giao
  • Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Không để đại lý và môi giới bảo hiểm ép khách hàng
  • Chùm ảnh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Phiên chất vấn và trả lời chất vấn
  • Bộ trưởng Ngoại giao Việt
  • Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp bạn bè cánh tả Hoa Kỳ
推荐内容
  • Khai trương tuyến xe buýt liên tỉnh TP.HCM
  • Mỗi người dân cần mạnh dạn hơn trong đấu tranh, tố giác tội phạm
  • Bí thư Đồng Tháp làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • Xây dựng các phương án phòng, chống dịch sau ngày 21/9 theo hướng nới lỏng từng bước
  • Hà Nội phấn đấu có thêm 2.000 sản phẩm đạt OCOP 3 sao trở lên
  • Khẩn trương tiêm vắc xin Covid