会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh ấn độ】Xây dựng Thừa Thiên Huế thành đô thị di sản đặc trưng!

【bxh ấn độ】Xây dựng Thừa Thiên Huế thành đô thị di sản đặc trưng

时间:2025-01-09 18:53:43 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:564次
Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương vào năm 2025

Phát triển hiện đại trên nền tảng giá trị di sản,âydựngThừaThiênHuếthànhđôthịdisảnđặctrưbxh ấn độ văn hoá Huế

Theo Quy hoạch, trong giai đoạn 2021 - 2030, Thừa Thiên Huế sẽ phát triển theo định hướng mô hình đô thị trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; gắn với các hành lang quốc gia Bắc - Nam và hành lang kinh tếĐông - Tây.

Thừa Thiên Huế sẽ có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị thông minh, thủy lợi và phòng chống thiên tai, hạ tầng các khu chức năng.

Tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tưkinh doanh. Phát huy các tiềm năng, lợi thế so sánh, vị trí chiến lược - cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông - Tây với văn hóa, lịch sử đặc sắc, phong phú, trọng tâm là Kinh thành Huế cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng với sông Hương - núi Ngự, đầm phá Tam Giang - cầu Hai…

Đồng thời, phát huy vai trò, vị thế là đô thị động lực, đô thị trung tâm vùng động lực miền Trung, cấp quốc gia, khu vực, quốc tế; xứng tầm là trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tếchuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Bồi đắp và phát huy mạnh mẽ giá trị di sản, văn hóa Huế, con người Huế.

Quy hoạch cũng xác định mục tiêu phát triển đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế.

Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế sẽ là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; là đô thị hạt nhân cấp vùng và tiểu vùng; là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Thừa Thiên Huế cũng là trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước, cực tăng trưởng của Vùng động lực miền Trung; đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ở thời điểm này, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9 - 10%/năm; dân số khoảng 1,5 triệu người; thu nhập bình quân đầu người đạt 6.000 USD.

Các không gian phát triển chính

Về phương án tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, Quy hoạch xác định mô hình phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế theo hướng hiện đại, xanh, bền vững, có lợi thế với cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp gắn với không gian phát triển Thừa Thiên Huế theo hướng đặc thù thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá và thiên nhiên.

Trong đó, 3 trung tâm đô thị của Thừa Thiên Huế được xác định gồm: đô thị trung tâm, đô thị Vùng Tây Bắc, đô thị Vùng Đông Nam.

Trong đó, đô thị trung tâm gồm TP. Huế (được chia thành 2 quận phía Bắc và phía Nam), quận Hương Thủy, thị xã Hương Trà. Trong phạm vi đô thị trung tâm, quận phía Bắc và quận phía Nam là trung tâm vùng; là đô thị di sản, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; và là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Quận Hương Thủy phát triển đô thị sân bay gắn với cảng hàng không quốc tế Phú Bài, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp động lực. Thị xã Hương Trà là đô thị vệ tinh.

Đô thị Vùng Tây Bắc bao gồm thị xã Phong Điền - Quảng Điền - A Lưới. Trong đó, khu vực đô thị trung tâm là huyện Phong Điền gắn với Khu công nghiệp Phong Điền phát triển đô thị công nghiệp sẽ là động lực phía Bắc của tỉnh; là cửa ngõ phía Bắc kết nối với các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong.

Đô thị Vùng Đông Nam bao gồm huyện Phú Lộc, huyện Phú Vang, huyện Nam Đông. Trong đó phát triển đô thị Chân Mây trở thành đô thị loại III - một thành phố mới, kiểu mẫu gắn với Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô là động lực phát triển đột phá của vùng; là cửa ngõ phía Nam kết nối với TP. Đà Nẵng, các tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung; là cửa ngõ ra biển với các nước thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây.



Không gian phát triển của Thừa Thiên Huế cũng xác định 3 hành lang kinh tế, gồm hành lang kinh tế quốc gia Bắc - Nam gắn với Quốc lộ 1 là trục chính, cao tốc Bắc Nam (Cam Lộ - La Sơn - Túy Loan), Quốc lộ 49B và đường ven biển gắn với hành lang kinh tế ven biển.

Hành lang kinh tế Đông - Tây kết nối liên thông 3 cụm cảng biển phía Đông (Chân Mây, Thuận An, Phong Điền) với 2 cặp cửa khẩu biên giới Việt - Lào ở phía Tây (A Đớt/Tà Vàng và Hồng Vân/Cô Tài) thông qua các tuyến quốc lộ 49, 49D, 49E, 49F; gắn đường Hồ Chí Minh, kết nối các tỉnh vùng động lực miền Trung và Tây Nguyên và kết nối các nước Lào, Myanmar, Thái Lan. Trong đó, ưu tiên đầu tư Đường 71 từ cảng Phong Điền đến cửa khẩu Hồng Vân thông qua Quốc lộ 49F.

Hành lang kinh tế đô thị hướng biển và thúc đẩy liên kết nội vùng với Quảng Trị và TP. Đà Nẵng, trục chính là đường ven biển, phát triển các tuyến tỉnh lộ, các tuyến giao thông hiện đại (tàu điện, đường sắt trên cao) hướng đô thị biển; kết nối TP. Huế, thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các đô thị ven biển.

Quy hoạch cũng xác định 3 trung tâm động lực tăng trưởng chính của Thừa Thiên Huế, bao gồm:

Các trung tâm thuộc Quần thể di tích, di sản Cố đô Huế: là trụ cột gắn với Khu công nghệ thông tin, đô thị khoa học tập trung tại TP. Huế.

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô: sẽ xây dựng Cảng Chân Mây Lăng Cô trở thành cảng container, cảng du lịch, là trung tâm giao thương quốc tế, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế.

Khu công nghiệp Phong Điền: phát triển khu công nghiệp, hình thành đô thị công nghiệp phía Bắc kết nối với tỉnh Quảng Trị.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu cho biết, HĐND tỉnh đã thống nhất thông qua Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và giao UBND tỉnh hoàn chỉnh Quy hoạch để trình cấp có thẩm quyền quyết định.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại
  • Đà Nẵng khai thác nguồn lực tư nhân đầu tư phát triển hạ tầng
  • Nghịch lý trớ trêu trong phân phối vắc xin Covid
  • Kinh doanh khí sắp thoát các điều kiện về quy mô tối thiểu
  • Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
  • Khởi tố chủ hụi lừa đảo gần 1 tỷ đồng
  • Vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội
  • Thủ tướng: Phát triển Đà Nẵng thực sự là cực tăng trưởng của cả nước
推荐内容
  • Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?
  • Bé trai 11 tuổi ở Times City nghi nhiễm Covid
  • Thời kinh tế số : Kết nối hàng hóa nội địa cũng phải kiểu mới
  • Xử phạt 8 cơ sở trong Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá vì nhiều vi phạm
  • Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?
  • Tối 1/6, TP.HCM thêm 8 ca dương tính với Covid