【nhận định bayern munich hôm nay】Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt: Giảm thời gian chờ đợi của người bệnh
Đó là thông tin được PGS.TS Trần Qúy Tường - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến “Đẩy mạnh triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành Y tế” do Bộ Y tế tổ chức ngày 20/9,ánviệnphíkhôngdùngtiềnmặtGiảmthờigianchờđợicủangườibệnhận định bayern munich hôm nay tại Hà Nội.
Còn nhiều khó khăn khi triển khai
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, hiện nay ngành Y tế có hơn 30 bệnh viện triển khai các giải pháp, phương thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt và đạt được những kết quả hết sức tích cực. Trong đó, bệnh viện trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh là một trong những đơn vị tiên phong và triển khai hiệu quả thanh toán viện phí không dùng tiền mặt.
Đến nay, có 15 ngân hàng liên kết hỗ trợ thanh toán viện phí bằng QR code tại bệnh viện, giúp người bệnh thanh toán chi phí KCB trực tiếp trên nền tảng thiết bị di động thông minh dễ dàng hơn, thậm chí có thể nhờ người thân thanh toán viện phí từ xa. Cụ thể, số bệnh nhân thanh toán viện phí không dùng tiền mặt chiếm 35% trên tổng số giao dịch thanh toán viện phí của bệnh viện.
Ở Việt Nam hiện nay có hơn 70 ngân hàng cung cấp dịch vụ ứng dụng di động Mobile Banking và 31 ví điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có thể tham gia cung cấp các giải pháp thanh toán viện phí không dùng tiền mặt. Gần 14.000 cơ sở y tế đều có sử dụng tài khoản ngân hàng, có nhiều phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như: Thẻ sử dụng POS, ATM hoặc cài thẻ vào điện thoại để thanh toán; dùng điện thoại sử dụng ứng dụng ngân hàng hoặc ví điện tử hoặc quét mã QR để thanh toán.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện nay ở nhiều bệnh viện vẫn tiến hành thanh toán viện phí bằng tiền mặt, khiến người dân mất đến 3 - 4 lượt xếp hàng chờ thanh toán tiền khám bệnh, làm các chỉ định lâm sàng, nộp tiền nhập viện, nộp viện phí… gây ra tâm lý ức chế, khó chịu. Bệnh viện cũng phải bố trí số đông cán bộ chỉ làm công tác thu tiền và thanh toán viện phí.
Tuy nhiên PGS.TS Trần Quý Tường cho hay, thực tế người dân đến KCB vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt, chưa quen sử dụng thẻ, ứng dụng mobile để thanh toán. Bên cạnh đó, chưa có nhiều giải pháp, phương thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt cho các cơ sở y tế tại vùng sâu, vùng xa, miền núi. Ngoài ra, các bệnh viện chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa, lợi ích của phương thức thanh toán điện tử không dùng tiền mặt nên tỷ lệ các bệnh viện triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt hiện còn thấp; việc kết nối giữa phần mềm ngân hàng, các trung gian thanh toán với hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) còn gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, phí thanh toán các giao dịch điện tử không dùng tiền mặt còn cao và bệnh viện chưa có các cơ chế chi trả phí. Các ngân hàng, cổng thanh toán, ví điện tử… chưa kết nối liên thông với nhau, nên chưa tạo điều kiện để dễ dàng thanh toán viện phí giữa các phương thức thanh toán của các đơn vị khác nhau khi cùng cung cấp dịch vụ thanh toán trong cùng cơ sở KCB.
Đâu là giải pháp?
Kiến nghị một số giải pháp thanh toán điện tử không dùng tiền mặt, theo PGS.TS Trần Qúy Tường, trước khi triển khai thực hiện các giải pháp thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trong việc thu các phí khám, thanh toán viện phí thì bệnh viện phải xây dựng kế hoạch để xác định các công việc cần triển khai, thời gian dự kiến triển khai, nguồn lực triển khai, xem xét các yếu tố tác động (tích cực, tiêu cực) đến hoạt động của bệnh viện để có kế hoạch và phương án chuẩn bị.
Để đảm bảo hiệu quả trong triển khai thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, bệnh viện và các cơ sở KCB phải đẩy mạnh công tác truyền thông về thanh toán viện phí không dùng tiền mặt tới bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trên các phương tiện truyền thông tại bệnh viện như: xây dựng các tài liệu hướng dẫn thanh toán viện phí tại bệnh viện, phát các tờ rơi hướng dẫn cách thức, quy trình thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt...
Ngoài ra, bệnh viện cần phải bố trí, sắp xếp bộ phận tiếp đón và hướng dẫn và hỗ trợ người dân thực hiện các bước thanh toán viện phí không dùng tiền mặt một cách thuận tiện, dễ dàng.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý, chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phối hợp với các đơn vị và cơ sở y tế để bảo đảm hạ tầng thanh toán, trang thiết bị, phần mềm, dịch vụ thanh toán thông suốt, đa dạng các dịch vụ và phương thức thanh toán điện tử.
Đồng thời, các cơ quan truyền thông tăng cường thông tin tuyên truyền hướng dẫn người dân về ý nghĩa và tiện ích quan trọng của thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần thuyết phục người dân bỏ thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán viện phí.
Đức Việt
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thu nhập cao nhờ trồng rau
- ·Ý cứu 1.300 người di cư trên Địa Trung Hải
- ·SOHR: Các lực lượng Nga đang xây dựng một đường băng ở Syria
- ·Cô gái may mắn sống sót trong thảm kịch khủng bố 11
- ·Lời khẩn cầu của gia đình bệnh nhân ung thư máu
- ·"Triều Tiên đã phóng thử 2 tên lửa đất đối không tầm ngắn KN
- ·Tiết lộ của cháu trai người thả bom nguyên tử xuống Hiroshima
- ·Triều Tiên tuyên bố sở hữu công nghệ chế tạo đầu đạn hạt nhân
- ·Chuẩn bị vào lớp 1, mẹ muốn đổi họ cho con
- ·Israel thử thành công máy bay UAV thực hiện cuộc tấn công tự sát
- ·Sau 3 lần đi chơi…
- ·Khởi tố vụ án làm lây lan dịch Covid
- ·Nga lập quân đoàn xe tăng gần Moskva
- ·Ground Zero
- ·Con gái muốn tìm vợ cho bố
- ·Đài Loan sơ tán hơn 2.000 người do siêu bão Soudelor
- ·"Triều Tiên đã phóng thử 2 tên lửa đất đối không tầm ngắn KN
- ·Indonesia bắt đầu phân tích hộp đen của chiếc máy bay QZ8501
- ·Hạnh phúc bên chồng vẫn nhớ tình xưa
- ·Tàu chiến Mỹ sẽ khiến Trung Quốc thay đổi chính sách ở Biển Đông?