【salernitana đấu với bologna】Làm gì để ngăn chặn triệt để cuộc gọi, tin nhắn rác?
Siết SIM chính chủ không ăn thua !
Trả lời PV Thanh Niên về vấn nạn SIM rác,àmgìđểngănchặntriệtđểcuộcgọitinnhắnrásalernitana đấu với bologna một cán bộ thanh tra thuộc Sở TT-TT TP.HCM thừa nhận: "Sau đợt thanh tra vừa qua, thông tin thuê bao di động được chuẩn xác hơn, các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông thực hiện đăng ký thông tin thuê bao đúng quy trình, đúng quy định hơn. Theo đó, số lượng SIM đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước trên thị trường đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại SIM đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước, tình trạng này chủ yếu là do các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng hình ảnh, giấy tờ của người khác để đăng ký thêm số lượng SIM thuê bao. Thực tế, cuộc gọi quảng cáo, chào mời được thực hiện theo ý chí chủ quan của người có mục đích gọi điện… thông qua SIM thuê bao di động chính chủ hoặc không chính chủ. Do vậy, để giải quyết tình trạng cuộc gọi rác, trước hết là ý thức chấp hành pháp luật trong việc sử dụng dịch vụ viễn thông di động của người dân. Bên cạnh đó là sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp viễn thông để kịp thời phát hiện, xác minh và xử lý vi phạm. Việc chuẩn hóa thông tin thuê bao di động và tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động đăng ký thông tin thuê bao di động chỉ là một trong các biện pháp góp phần hạn chế cuộc gọi rác chứ không phải là giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng cuộc gọi rác hiện nay".
Việc phát tán tin nhắn lừa đảo sẽ được ngăn chặn triệt để khi tắt hẳn mạng 2G
Đồng tình với ý kiến trên, ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm đào tạo an ninh mạng Athena, nhận xét: "Đối với người sử dụng điện thoại, những cuộc gọi, tin nhắn quảng cáo, chào mời dịch vụ được xem là spam hay còn gọi là tin nhắn rác, nhưng thực tế lượng SIM rác này đang mang đến cho các nhà mạng nguồn thu khổng lồ. Trước sức ép, sự phản đối của người tiêu dùng, báo chí và sự quản lý chặt của Bộ TT-TT, các nhà mạng buộc phải cam kết đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế SIM rác. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đấy thì việc giảm SIM rác chẳng khác nào nói rằng nhà mạng phải cắt giảm doanh thu của mình. Suốt nhiều năm qua chúng ta đã tìm giải pháp khắc phục tin nhắn rác nhưng bất lực, nó vẫn tồn tại và thậm chí đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Như vậy rõ ràng mấu chốt nằm ở chỗ các nhà mạng có muốn siết chặt hay không".