Vào đầu tháng 11,ếnthắnggiảithưởngChuỗigiátrịđổimớibềnvữnhận định psg hôm nay FrieslandCampina, tập đoàn với di sản trên 150 năm sở hữu thương hiệu Sữa Cô Gái Hà Lan, Friso, Yomost…, vừa được xướng tên ở hạng mục “Chuỗi giá trị đổi mới bền vững 2024 (Sustainovation Value Chain)” trong khuôn khổ giải thưởng Phát triển Bền vững do Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Singapore tổ chức.
Giải thưởng là sự công nhận cho cam kết vững chắc của Tập đoàn FrieslandCampina về công cuộc đổi mới phát triển bền vững và nỗ lực thay đổi tích cực tại châu Á trong bối cảnh toàn cầu phải đối mặt với biến đổi khí hậu, khủng hoảng môi trường và cạn kiệt tài nguyên.
Đây cũng là kim chỉ nam dẫn lối cho tất cả các hoạt động của tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới khi vừa tập trung mang lại giá trị cho người tiêu dùng với nguồn dinh dưỡng tiêu chuẩn Hà Lan, vừa đặt trọng tâm vào phát triển bền vững cũng như tạo dựng tương lai vững vàng cho các thế hệ sau một cách cân bằng nhất với hành tinh của chúng ta.
Bà Corine Tap, Chủ tịch FrieslandCampina Châu Á, chia sẻ: “Giải thưởng là minh chứng cho sự kiên trì của chúng tôi trong việc giải quyết gánh nặng dinh dưỡng tại châu Á, đồng thời xây dựng một tương lai tươi sáng và môi trường xanh sạch hơn cho tất cả mọi người. Đây là phần thưởng cao quý dành cho tập thể nhân sự FrieslandCampina, những người đã biến tầm nhìn thành hành động. Chúng tôi biết ơn vì điều đó và không ngừng tiến về phía trước”.
Cụ thể trong lĩnh vực sản xuất sữa, các nhà máy của FrieslandCampina tại Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Philippines đang áp dụng hệ thống tiết kiệm năng lượng, giúp giảm phát thải, tối ưu hóa sử dụng năng lượng, và thúc đẩy cung cấp nguồn dinh dưỡng có trách nhiệm trên hành trình phát triển của tập đoàn.
Ví dụ như tại nhà máy Cikarang ở Indonesia, tập đoàn đã giảm 45% lượng phát thải CO₂ bằng việc sử dụng các tấm pin mặt trời, nồi hơi sinh khối và các hệ thống quản lý nước tiên tiến. Còn tại nhà máy mới ở Bandar Enstek (Malaysia), tập đoàn đặt mục tiêu giảm 30% tiêu thụ năng lượng và nước vào năm 2030.
Riêng tại Việt Nam, FrieslandCampina tự hào là một trong những doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên tiên phong thực hiện mô hình sản xuất xanh, giảm thiểu phát thải tối đa, hướng đến tăng trưởng xanh và đóng góp cho cộng đồng.
Để làm được điều đó, FrieslandCampina Việt Nam sớm đưa ra những chiến lược dài hạn và hiện thực hóa mục tiêu này bằng việc tập trung vào sử dụng năng lượng xanh, tiết kiệm và tái sử dụng nước; tiên phong thực thi Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất – EPR, tuần hoàn bao bì và giảm thiểu rác thải nhựa trong chuỗi cung ứng.
Ngay từ năm 2019, FrieslandCampina Việt Nam đã cùng 8 công ty khác đồng sáng lập Liên minh Bao bì Tái chế Việt Nam (PRO Việt Nam) với sứ mệnh nâng cao năng lực thu gom tái chế của các thành viên liên minh, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn vì một Việt Nam Xanh - Sạch - Đẹp. Đến nay, các nhà máy đã thực thi và duy trì cam kết “Không rác thải chôn lấp”, đảm bảo tất cả chất thải đều được thu gom và xử lý thân thiện với môi trường.
Các nhà máy của công ty tại Bình Dương và Hà Nam đã thay thế 100% dầu diesel bằng hơi từ năng lượng sinh khối để giảm hàng chục nghìn tấn phát thải CO2 mỗi năm. Kết quả là từ năm 2015 – 2023, hai nhà máy này đã giảm 98% phát thải khí nhà kính (GHG), tận dụng tối đa nguồn năng lượng mặt trời, tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, sử dụng hệ thống hơi từ sinh khối.
EuroCham Sustainability Awards nằm trong Chương trình “European Excellence in Sustainability” 2024 gồm chuỗi hoạt động khẳng định vị thế các công ty châu Âu và thành viên EuroCham dẫn đầu trong lĩnh vực bền vững, từ đó thúc đẩy hợp tác ở nhiều khía cạnh bền vững hướng đến cung cấp các giải pháp sáng tạo cho những vấn đề hiện nay.
Các công ty được EuroCham Singapore vinh danh năm nay cho những đóng góp nổi bật trong lĩnh vực bền vững thuộc các hạng mục chính, phù hợp với Thỏa thuận Xanh Châu Âu và Kế hoạch Xanh 2030 của Singapore. Các hạng mục bao gồm: Hiệu quả Năng lượng Sustainovation; Chuỗi Giá trị Sustainovation; Công nghệ Sustainovation; Vận tải Sustainovation; Tác động Tài chính.