【bang xh y】Hiệu quả mô hình chuyển đổi
Đến xã Lương Tâm,ệuquảmhnhchuyểnđổbang xh y huyện Long Mỹ hôm nay, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng với sự chuyển mình vươn lên mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội nơi đây.
Ông Trần Công Nghiệp bên vườn bưởi da xanh mới cho trái.
Dạo quanh một vòng xã Lương Tâm thời điểm này, điều dễ dàng nhận ra là bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc với những tuyến đường mới mở, hộ gia đình có cảnh quan đẹp. Người dân nơi đây bây giờ không còn sản xuất độc canh cây lúa như những năm trước mà đã kết hợp giữa sản xuất lúa với trồng màu, trồng cây ăn trái, chăn nuôi hay nuôi thủy sản để tăng thu nhập trên cùng diện tích đất canh tác. Thành quả mang lại cho nông dân sau những vụ mùa là cuộc sống khá giả hơn. Đây cũng chính là định hướng mà Đảng bộ, chính quyền xã Lương Tâm muốn hướng đến trong nhiều năm nay, đặc biệt là khi được huyện chọn làm xã điểm trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM).
Ông Phạm Minh Hậu, Chủ tịch UBND xã Lương Tâm, nhận định: Thời gian qua, tuy còn nhiều khó khăn trong xây dựng NTM, tuy nhiên bộ mặt nông thôn ở xã Lương Tâm đã có sự thay đổi rõ nét. Kết quả đó là hệ thống giao thông nông thôn thông suốt giữa các ấp; hầu hết diện tích đất nông nghiệp đều có hệ thống thủy lợi khép kín, nhà ở của người dân được xây dựng kiên cố và bán kiên cố; hơn 98% hộ dân có điện lưới quốc gia, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 28 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 142 hộ, chiếm 6,74%. Đặc biệt, xã đã tập trung cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, quy hoạch vùng sản xuất theo hướng đa canh, đa dạng; qua đây đã xuất hiện nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả.
Hiện tại, khi nhắc đến Lương Tâm là mọi người đều nghĩ ngay đến mặt hàng nông sản dưa lê, dưa Hoàng Kim, Hồng Ngọc. Cũng chính từ loại cây này mà nhiều bà con có cuộc sống khám khá hơn. Với 3 công đất làm lúa, gia đình chị Tô Thị Nhung thiếu trước hụt sau. Cách đây khoảng 2 năm, gia đình chị Nhung thuộc diện hộ nghèo có sổ, thế nhưng cũng nhờ đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mà cuộc sống đã thoải mái hơn. Đặc biệt, từ khi chuyển đổi sang mô hình trồng dưa lê, dưa Hồng Ngọc, cuộc sống đã đổi thay thấy rõ. Mới đây, gia đình chị đã xuất bán khoảng 5 tấn trái dưa Hồng Ngọc với giá 8.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đã đem lại lợi nhuận gần 6 triệu đồng/công. Chị Nhung bày tỏ: “Ngoài được công nhận thoát nghèo vào cuối năm 2016, gia đình tôi cũng tích góp xây dựng mới căn nhà khá khang trang trị giá 150 triệu đồng, bây giờ cuộc sống đã ổn định”.
Lương Tâm được biết đến là xã vùng sâu và thời gian gần đây còn thường xuyên bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn nên tỷ lệ hộ nghèo khá cao. Nắm được nhu cầu muốn tăng thu nhập cho người dân, lãnh đạo xã đã thành lập 2 mô hình trồng dưa lê với 38 thành viên để thí điểm mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn. Mô hình này tương đối hiệu quả, đây được xem là điều kiện cần và đủ để địa phương thực hiện đạt tiêu chí về hộ nghèo trong xây dựng NTM.
Thời gian gần đây, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang những loại cây có giá trị kinh tế cao được người dân xã Lương Tâm tích cực hưởng ứng. Điều này không chỉ góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất mà còn giúp người dân nâng cao thu nhập, phát huy tối đa hiệu quả sản xuất trên cùng diện tích canh tác, nhất là góp phần thực hiện hoàn thành sớm các tiêu chí xây dựng NTM. Điển hình như trường hợp của ông Trần Công Nghiệp, ở ấp 9, thấy việc canh tác lúa không đem lại hiệu quả, ông mạnh dạn cải tạo 2.000m2 đất để trồng bưởi da xanh. Nhờ cần cù, siêng năng, ham học hỏi mà vườn bưởi da xanh của gia đình xanh tốt và xuất bán đợt đầu tiên lợi nhuận trên 10 triệu đồng.
Ông Nghiệp tâm sự: “Nông dân mình cả đời gắn bó với cây lúa, nhưng không khá nổi do có năm được mùa thì mất giá, được giá thì thất mùa, do vậy tôi trồng cây ăn trái để dễ chăm sóc và kiếm thêm lợi nhuận. Cây bưởi cũng dễ trồng, chỉ cần mình học hỏi kinh nghiệm cộng thêm kỹ thuật là làm được. Đặc biệt, ở khu vực này cây bưởi da xanh này rất thích hợp”. Để lấy ngắn nuôi dài, ông Nghiệp còn trồng xen ổi và đã mang lại nguồn thu khá cao. Ngoài ra, rút kinh nghiệm từ đợt hạn mặn năm trước, năm nay ông đã xây dựng hệ thống tưới nước tiết kiệm trị giá 12 triệu đồng để tưới tiêu cho vườn cây.
Từ những kết quả này cho thấy chính quyền địa phương xã Lương Tâm đã và đang có hướng đi phù hợp, công tác vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực. Qua đây, đã xuất hiện nhiều mô hình hay và hiệu quả, trong đó phải kể đến mô hình trồng dưa lê, trồng rau màu, bưởi da xanh hay nuôi bò. Chính những mô hình này sẽ là tiền đề vững chắc để Lương Tâm chuyển mình mạnh mẽ tiến đến xây dựng thành công xã NTM vào cuối năm nay.
Bài, ảnh: MINH ĐƯƠNG
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Gương mẫu trong giữ gìn an ninh, trật tự
- ·Việt Nam tham gia Diễn đàn Mạng lưới Sáng kiến Seoul Tăng trưởng Xanh lần thứ 19
- ·MINI lần đầu cho ra bộ đôi xe điện mới, ưu tiên thị trường Trung Quốc
- ·Không khí ô nhiễm, cần cấp bách chuyển sang phương tiện dùng điện
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Đẩy mạnh vận tải xanh hướng tới mục tiêu Net zero
- ·Ngân hàng tiên phong đón đầu làn sóng kinh tế xanh lam
- ·Vietnam Airlines phát động chiến dịch 'Bay nhẹ tới Côn Đảo'
- ·Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
- ·Trung bình 1 triệu chuyến đi bằng tàu điện giúp giảm 100 tấn khí thải
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·4 mẫu xe hybrid phân khúc giá 1
- ·BIDV dành 10.000 tỷ đồng tài trợ các dự án 'Công trình Xanh'
- ·Một đơn vị xử lý rác ở Phú Thọ xả khí thải gấp 23 lần mức cho phép
- ·Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- ·Hành trình phục hồi 18.000 cây xanh, phủ lấp 27 hecta rừng của Vietnam Airlines
- ·4 mẫu xe hybrid phân khúc giá 1
- ·KDL Quốc tế Đồi Rồng nỗ lực bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi cùng tờ giấy nhờ người cưu mang
- ·Tiếng nói Xanh