会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【dự đoán trận mu tối nay】Sông Đốc hiện thực hoá “giấc mơ phố biển”: Bài 2: Bộ máy hành chính “hụt hơi”!

【dự đoán trận mu tối nay】Sông Đốc hiện thực hoá “giấc mơ phố biển”: Bài 2: Bộ máy hành chính “hụt hơi”

时间:2024-12-23 15:46:58 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:978次

Báo Cà MauKhông chỉ quá tải về hạ tầng mà bộ máy hành chính của thị trấn hiện nay cũng đang gồng gánh công việc do biên chế ở một thị trấn đặc thù "nửa chợ, nửa quê"...

Không chỉ quá tải về hạ tầng mà bộ máy hành chính của thị trấn hiện nay cũng đang gồng gánh công việc do biên chế ở một thị trấn đặc thù "nửa chợ, nửa quê"...

Thị xã thì chưa đạt, nên biên chế cán bộ, công chức của thị trấn Sông Ðốc tuân theo quy định của bộ máy hành chính cấp xã loại I. Từ đó, hầu như mỗi lĩnh vực đều gần như quá tải trong giải quyết công việc.

Áp lực dân cư

“Quản lý xây dựng là một vấn đề nan giải của thị trấn hiện nay”, ông Nguyễn Minh Cảnh, Chủ tịch UBND thị trấn, chia sẻ.

Nói đến công tác quản lý trật tự trong xây dựng, Phó Chủ tịch thị trấn Sông Ðốc Lâm Văn Phú thở dài: “Khó vô cùng, với bình quân mỗi ngày có từ 10-20 công trình của người dân xây dựng mới (chủ yếu là nhà) trong khi thị trấn chỉ có một chức danh công chức địa chính quản lý trật tự xây dựng, không cách nào quản lý xuể”.

Một góc sầm uất của thị trấn Sông Ðốc những ngày tàu vào bờ.

Ðó chỉ là mới tính đến chuyện quản lý, còn vấn đề xử lý đối với các trường hợp vi phạm thì nan giải hơn. Ông Phú dẫn chứng, cụ thể như trường hợp bà Nguyễn Thị Lan. Bà Lan là một trong những trường hợp xây dựng công trình trên phần đất không được phép xây dựng (phần đất UBND huyện cho ông Lê Thanh Tiền thuê). Hành vi của bà Lan bị UBND thị trấn lập biên bản và ban hành quyết định đình chỉ thi công ngày 26/1/2015 và UBND huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả là tháo dỡ công trình xây dựng, khôi phục lại hiện trạng ban đầu.

Quyết định là vậy nhưng bà Lan cố tình né tránh không thực hiện. “Người dân thì né tránh, còn chính quyền địa phương không đủ thẩm quyền để áp dụng biện pháp mạnh là cưỡng chế để răn đe. Cứ thế, câu chuyện quản lý xây dựng cũng như việc xử lý vi phạm trong xây dựng mất nhiều thời gian và công sức”, ông Phú phân tích thêm.

Không chỉ phần đất liền, do tập quán bao đời của người dân sinh sống ven hai bờ sông Ông Ðốc nên việc người dân tự ý cơi nới nhà cửa, cơ sở sản xuất kinh doanh lấn chiếm hai bên bờ sông đang là tình trạng đáng báo động. Mà việc quản lý tình trạng này hiện nay theo ông Phú “còn khó hơn trên đất liền”.

Quản lý trong xây dựng chỉ là một lĩnh vực, hiện thị trấn gần như các lĩnh vực đều quá tải. Tại bộ phận một cửa của thị trấn hiện bình quân một ngày phải tiếp nhận và giải quyết trên 100 hồ sơ của người dân và doanh nghiệp.

Giải quyết chuyện của người địa phương đã quá tải so với bộ máy hành chính hiện nay, mà những khi hết con nước, tàu khai thác vào bờ thì lượng người, lượng công việc cần giải quyết tăng gấp nhiều lần. Ông Phú cho biết, chỉ tính riêng lượng ngư phủ và lao động trên tàu tạm trú trên địa bàn đã lến đến trên 20.000 người. Ðó là chưa tính tàu các tỉnh bạn vào cửa, để duy trì an ninh trật tự, trong 10 ngày mỗi tháng, địa phương phải huy động tổng lực.

Tạo đột phá từ hai trục Bắc - Nam

Ðầu tư phát triển hạ tầng cùng với nguồn nhân lực là hai “nút thắt” cần được tháo gỡ để con đường đi lên thị xã của Sông Ðốc ngày một gần hơn.

Kể từ năm 2010 đến nay, để hiện thực hoá mục tiêu tiến lên thị xã Sông Ðốc, các nguồn lực từ Trung ương đến địa phương đã đầu tư trên 2.500 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng cũng như các lĩnh vực văn hoá - xã hội. Bên cạnh, trong kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp sau, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch đầu tư xây dựng 3 cửa biển quan trọng tại địa phương, trong đó có Sông Ðốc.

Ông Nguyễn Quốc Thanh, Bí thư Huyện uỷ Trần Văn Thời, cho biết, Ðảng bộ huyện sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là phát huy nguồn lực tại chỗ và thu hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển kinh tế biển ở địa phương, nhất là đầu tư khai thác, phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá... để Sông Ðốc xứng tầm là 1 trong 3 đô thị động lực của tỉnh.

Ðịnh hướng là vậy, nhưng để đô thị Sông Ðốc thật sự chuyển mình, theo ông Lâm Văn Phú, thị trấn đang cần đầu tư đường bờ Bắc nối dài để có thể đấu nối với dự án Nâng cấp đê biển Tây của Sở NN&PTNT từ Sông Ðốc đến Ðá Bạc. Khi dự án này hoàn thành kết hợp với đường bờ Nam nối từ thị trấn ra Quốc lộ 1 (đoạn Rau Dừa, dự kiến thông xe kỹ thuật vào cuối năm) sẽ tạo thành hai trục xương sống thúc đẩy cả kinh tế lẫn diện mạo đô thị hai bờ Bắc - Nam phát triển nhanh.

Song song với việc đầu tư các công trình dự án mới, Sông Ðốc đang khẩn trương sắp xếp dân cư chỉnh trang đô thị, đầu tư phát triển nhiều làng nghề truyền thống mang tính đặc thù nhằm giải quyết lao động có công ăn việc làm ổn định tại chỗ. Giải pháp chỉnh trang xây dựng đô thị là giãn dân dần dần. Tuy nhiên, để làm được giải pháp này, cần được đầu tư các khu dân cư cũng như hạ tầng hoàn chỉnh để di chuyển dân.

Theo quy hoạch, nguồn vốn đầu tư để phát triển Sông Ðốc lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Ðây là bài toán khó trong điều kiện kinh tế hiện nay. Ðể bảo đảm có vốn đầu tư, ông Nguyễn Quốc Thanh cho biết thêm, ngoài vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, huyện đang tiến hành xã hội hoá một số hạng mục, công trình. Ðiều đáng mừng là thời gian qua, việc thu hút đầu tư trên lĩnh vực phát triển hạ tầng đô thị nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu trong và ngoài nước.

Cần cơ chế đặc thù

Mặc dù tỉnh đã có kế hoạch phân bổ, luân chuyển cán bộ, công chức địa phương nhưng đó là khi Sông Ðốc đã được công nhận đạt tiêu chuẩn thị xã. Còn trước mắt, để đảm bảo công tác quản lý ở địa phương, cũng như phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn, ông Phú cho rằng, bộ máy hành chính của thị trấn cần có cơ chế đặc thù. Ðặc biệt là trong xây dựng cần có đội quản lý trật tự xây dựng mới có thể đảm nhiệm tốt công tác quản lý và xử lý.

Là cửa biển lớn nhất tỉnh, hằng năm có sản lượng khai thác đánh bắt trên 100.000 tấn, nhưng một điều đáng buồn là hiện đa phần các sản phẩm hàng hoá này được mua bán hết sức phân tán. “Du khách đến với Sông Ðốc, tìm mua các sản phẩm đặc trưng của thị trấn rất khó khăn, nếu không có người bản địa dẫn đường. Ðây là một điều vô cùng thiệt thòi cho người dân và nghề khai thác của ngư dân. Các ngành chức năng cần quan tâm xây dựng một chợ đầu mối để tập trung sản phẩm hàng hoá của người dân”, ông Phú kiến nghị.

Tình trạng ô nhiễm môi trường cũng cần được quan tâm vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng có thẩm quyền. Nâng cấp, phát huy hiệu quả Cảng cá Sông Ðốc và quy hoạch lại khu neo đậu tránh, trú bão tại thị trấn Sông Ðốc theo hướng Bắc - Nam. Ðặc biệt, đẩy nhanh thực hiện khu công nghiệp bờ Nam Sông Ðốc và xây dựng cầu bắc qua sông Ông Ðốc./.

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Cuộc sống vợ chồng cũng cần có thêm chút muối
  • Hà Nội commemorates victims of US airstrike
  • PM asks mathematics institute to apply technologies to boost production
  • Higher social insurance premiums to benefit workers
  • Không cho yêu chỉ bởi...anh đi tù về
  • VN reaffirms support for two
  • Law on exhibition okayed as NA sets date for next sitting in 2018
  • Inspection work has improved, but problems remain
推荐内容
  • Thu Hà Nội
  • PM calls for improved competitiveness in 2018
  • Japan, VN evaluate progress in relationship
  • Work starts on Vietnamese
  • Công tác tổ chức xây dựng Đảng đạt nhiều kết quả nổi bật
  • PM receives Chairman of CJ Corporation