【ty le cuoc bong da hom nay va ngay mai】Bộ Tài chính đối thoại với doanh nghiệp Hàn Quốc: Sẵn sàng lắng nghe, giải đáp vướng mắc
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Vũ Thị Mai nhấn mạnh, trong những năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã có những phát triển vượt bậc. Có được thành tựu đó, bên cạnh sự vươn lên của khối doanh nghiệp trong nước, phải kể đến sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.
“Chúng tôi thực sự ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm của các nhà đầu tư Hàn Quốc khi ngày càng trở nên gắn bó và đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Việc ký kết FTA Việt Nam - Hàn Quốc năm 2015 được đánh giá là một bước đi cụ thể thực hiện chiến lược chủ động hội nhập, góp phần tích cực phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc, đóng góp cho sự thịnh vượng của hai nước”, Thứ trưởng Vũ Thị Mai khẳng định.
Tại Hội nghị, lãnh đạo Bộ Tài chính cũng chia sẻ, thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP các năm 2016, 2017, 2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các năm qua và giai đoạn 2016-2020, đặc biệt năm 2018, Chính phủ Việt Nam luôn ưu tiên chú trọng việc cải cách thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục về thuế, hải quan để tạo môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi cho các doanh nghiệp, tạo thuận lợi trong việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế với ngân sách nhà nước. Bộ Tài chính đã và đang triển khai trên nhiều mặt công tác: công tác hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, trong đó có khối các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai. Ảnh TL. |
Bộ Tài Chính cũng đã ban hành các Thông tư hướng dẫn về thuế, hải quan kịp thời, đồng thời đã chỉ đạo Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan rà soát và xây dựng các chương trình hành động cụ thể nhằm giảm bớt thủ tục hành chính và giảm thời gian nộp thuế, thời gian khai hải quan cho người nộp thuế, người khai hải quan, ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào công tác quản lý thuế, hải quan.
Cụ thể về những nỗ lực của Bộ Tài chính, Thứ trưởng lấy ví dụ, năm 2018, kết quả xếp hạng Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính 2018 (Chỉ số APCI 2018), ngành Thuế xếp thứ nhất trong 8 nhóm thủ tục hành chính được đánh giá với chi phí tuân thủ là thấp nhất (73,75 nghìn đồng); thời gian thực hiện trung bình của doanh nghiệp cho một thủ tục hành chính được Ngân hàng Thế giới đánh giá trong Báo cáo Đánh giá Môi trường kinh doanh 2018 (Doing Business 2018) tăng từ 55,99 lên 72,77 điểm; chỉ số nộp thuế (Paying Taxes) của Việt Nam xếp thứ 86/190. Tính đến nay, 99,96% số doanh nghiệp thuộc diện quản lý thuế
đã thực hiện khai thuế qua mạng Internet. Việt Nam cũng đã triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử tại 63/63 tỉnh, thành phố; tiếp tục thực hiện triển khai dịch vụ về kê khai, nộp thuế điện tử; hoàn thuế điện tử; hóa đơn điện tử; nộp thuế đối với đất đai, hộ cá nhân điện tử…
Trong lĩnh vực hải quan, thời gian qua đã rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa đối với 223 thủ tục hải quan; tiếp tục triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Hiện hệ thống hải quan điện tử (VNACCS/VCIS) đã được triển khai tại 100% đơn vị hải quan trên toàn quốc với 100% quy trình thủ tục được tự động hóa và hơn 99,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử. Ngành Hải quan cũng đã kết nối với các hãng hàng không nắm thông tin về hàng hóa nhập khẩu, thí điểm triển khai hệ thống thông tin, quản lý các doanh nghiệp hoạt động gia công sản xuất xuất khẩu; Triển khai nộp thuế qua ngân hàng…Tổng cục Hải quan cũng đã tích cực triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, đã điện tử hóa nhiều khâu thủ tục, giúp giảm bớt thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, giao hàng kịp thời cho đối tác, giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ hải quan và doanh nghiệp, hạn chế tiêu cực có thể xảy ra.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh, các chính sách và thủ tục hành chính về thuế và hải quan đòi hỏi phải liên tục được hoàn thiện, cập nhật kịp thời cho phù hợp với yêu cầu thực tế trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lại rất sôi động, đa dạng. Do đó, trong quá trình áp dụng các quy định của chính sách và thủ tục hành chính vào thực tiễn không tránh khỏi có các khó khăn, vướng mắc.
”Bộ Tài chính sẵn sàng lắng nghe những ý kiến đóng góp từ phía các doanh nghiệp để tiếp tục hoàn thiện chính sách, đồng thời giải đáp các câu hỏi, vướng mắc của các doanh nghiệp Hàn Quốc, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính, chính sách thuế và hải quan, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy môi trường đầu tư tại Việt Nam”, đại diện Bộ Tài chính khẳng định.
Cũng theo Thứ trưởng, để các chính sách thực sự phát huy hiệu quả trong thực tế, về phía cơ quan quản lý nhà nước về thuế và hải quan, Bộ Tài chính mong nhận được các phản hồi tích cực từ phía cộng đồng doanh nghiệp nói chung, đồng thời, Bộ Tài chính cũng hy vọng tiếp tục nhận được nhiều sự đóng góp thẳng thắn, xây dựng của cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam nói riêng về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan của Việt Nam, nhằm tiếp tục cải cách, hoàn thiện theo hướng ngày càng minh bạch, cụ thể hơn, giúp người nộp thuế thực hiện chính sách thuế được đầy đủ, nhanh chóng và thuận tiện, góp phần khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, và phù hợp với thông lệ quốc tế, cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam.
Sau 26 năm thực hiện các hoạt động đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu và đối tác đầu tư trực tiếp lớn nhất của Việt Nam kể từ khi hai quốc gia thiết lập quan hệ ngoại giao. Đến nay, Hàn Quốc đã và đang đầu tư vào trên 50 tỉnh, thành phố Việt Nam và trở thành nước có xếp hạng đầu tiên cả về số lượng và dự án tích luỹ trong đầu tư vào Việt Nam. Theo số liệu thống kê, Hàn Quốc đang có 6.760 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 59 tỷ USD còn hiệu lực tại Việt Nam, đứng thứ nhất về tổng vốn đăng ký đầu tư và tổng số dự án đầu tư trong tổng số 125 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc là thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, sử dụng khoảng trên 70 vạn lao động và đóng góp khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam. Các dự án FDI từ Hàn Quốc thời gian qua đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp tập trung ở các dự án lớn trong mảng công nghiệp chế tạo, kinh doanh bất động sản, năng lượng, cơ khí và điện. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
- ·Petrovietnam: Khai thác 9,28 triệu tấn dầu thô trong 6 tháng đầu năm
- ·DN đầu tiên của Bạc Liêu được công nhận DN ưu tiên
- ·Doanh nhân đối thoại cùng nhà báo
- ·3 người bị chém trong vụ tranh nhau ‘giật’ đồ cúng ở TPHCM
- ·Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết
- ·Công ty quản lý Miss Grand 2023 Lê Hoàng Phương bị kiện
- ·Cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận có can thiệp giúp Việt Á ở Hải Dương
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Bảo Việt được xếp hạng doanh nghiệp uy tín trên truyền thông
- ·3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm
- ·Ngành công nghiệp phim hoạt hình đứng trước tương lai bất định
- ·Tăng trưởng XK của Samsung còn giữ được “phong độ”?
- ·Nạn nhân kêu oan cho kẻ bị cáo buộc giết người
- ·Nhận định, soi kèo U23 Braga vs U23 CD Mafra, 18h00 ngày 6/1: Tin vào đội khách
- ·Nhiều 'dân anh chị' hoạt động tín dụng đen bị bắt giữ ở Hòa Bình
- ·Trêu người yêu cũ, thanh niên 16 tuổi khiến cả nhóm bạn vào tù
- ·Bắt tạm giam TGĐ Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng Lã Tuấn Hưng
- ·Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh
- ·VPBank triển khai dịch vụ thu thuế điện tử