【c1 ket qua】Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Quang cảnh hội thảo. |
Thông tin tại hội thảo “Dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục: Từ thách thức đến đột phá” diễn ra ngày 22/11, ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TPHCM cho biết, ứng dụng AI có thể hỗ trợ giáo viên tạo ra các chương trình học tập, tạo ra môi trường học tập tương tác, sinh động, đồng thời phân tích kết quả học tập của học sinh.
Từ thực tế triển khai ứng dụng AI trong giáo dục, bà Nguyễn Phương Lan, Tổng Giám đốc EMG Education cho biết, đơn vị đã ứng dụng AI trong giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, cụ thể là ứng dụng AI tạo sinh để thực hành kiến thức và nhận xét về bài làm của học sinh.
Một ví dụ về ứng dụng AI được EMG Education sử dụng là Speechace, một công cụ AI cung cấp phản hồi chi tiết về cách phát âm của học sinh. Công cụ này không chỉ cho học sinh biết các em có phát âm đúng hay không mà còn chỉ ra chính xác âm vị nào sai và làm mẫu cách phát âm từ đó sao cho đúng.
Theo các chuyên gia, việc khuyến khích đưa các nội dung AI vào chương trình giáo dục là một bứt phá lớn. |
Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục CNTT-Bộ GD-ĐT, đánh giá Sở GD-ĐT TPHCM đã rất chủ động, tiên phong, tiếp cận các công nghệ mới trong ngành GD-ĐT. Hiện mọi người đã thay đổi cách nghĩ về AI. Trước đây, có ý kiến cho rằng nó sẽ thay thế con người nên có người có cảm giác sợ công nghệ nhưng bây giờ AI là một công cụ hữu hiệu phục vụ việc học, còn dùng thế nào là mỗi người quyết định.
Dù có nhiều cơ hội, trong quá trình sử dụng, việc tích hợp AI vào giáo dục cũng phải đối mặt với thách thức. Việc ứng dụng AI trong giáo dục đặt ra vấn đề về quyền riêng tư, bảo mật dữ liệu và đạo đức.
Thông tin cá nhân của học sinh cần bảo vệ và đảm bảo AI không tạo ra sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục. Vai trò của giáo viên cũng cần được xem xét để công nghệ hỗ trợ thay vì thay thế con người, vì giáo dục luôn lấy con người làm trọng tâm.
Ngoài ra, theo ông Hải, AI hỗ trợ hữu hiệu cho hoạt động giáo dục, tuy nhiên nó cũng đem lại những thách thức. Cụ thể, nếu quá lạm dụng chúng trong hoạt động giáo dục, học sinh giảm sự tương tác, mất đi tư duy độc lập, là thách thức cho đội ngũ nhà giáo trong thay đổi phương pháp dạy học và cách đánh giá...
Hiện nay, Bộ GD-ĐT “đặt hàng” một số địa phương, đơn vị chiến lược ứng dụng AI vào giáo dục, trong đó cần xác định rõ mục tiêu, nhóm nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với từng nhà trường, đối tượng học sinh trong việc tiếp cận và sử dụng.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bộ thông tin và Truyền thông đến thăm bà con Hà Tĩnh bị lũ lụt
- ·Thống nhất công nhận 16 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao và 4 sao
- ·Thành phố Ngã Bảy: 100% chợ đạt tiêu chuẩn chợ văn minh
- ·Huyện Phụng Hiệp: Quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung
- ·Mưa lũ ở Yên Bái: 26 người chết, mất tích và bị thương, nhiều nơi bị chia cắt
- ·Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án
- ·Thành phố Vị Thanh: Bầu bổ sung một Phó Chủ tịch UBND thành phố
- ·Đẩy nhanh tiến độ thi công và đảm bảo giải ngân vốn xây dựng cơ bản
- ·Tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 5/5/2018
- ·Ra mắt Câu lạc bộ “Nữ doanh nghiệp”
- ·Điểm thi cao bất thường tại Hà Giang: Phó phòng Khảo thí đã qua mặt ban giám sát như thế nào?
- ·Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020
- ·Ngày hội thanh niên công nhân năm 2023
- ·Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp Tết Trung thu
- ·Cháy căn hộ tầng 21 chung cư Văn Khê, cư dân hoảng loạn bỏ chạy
- ·Hướng dẫn công tác chuẩn bị đại hội đại biểu phụ nữ các cấp
- ·Cố gắng tiết kiệm kinh phí hoạt động nhưng đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
- ·Họp mặt kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng
- ·Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng khoảng 2,52%
- ·Thành phố Ngã Bảy: Thăm cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự thành phố