【nice – rennes】Bầu cử Thượng viện: “Phép thử” dành cho nước Nhật
Trong ngày tranh cử cuối cùng 20-7,ầucửThượngviệnPhépthửdànhchonướcNhậnice – rennes Thủ tướng Shinzo Abe đã chọn quận Akihabara, nơi giới trẻ Nhật Bản chen chúc mua sắm đồ điện tử và các sản phẩm hoạt hình-truyện tranh, để làm chặng dừng chân cuối sau hai tuần tranh cử chính thức.
“Bây giờ hoặc chẳng bao giờ”
“Bây giờ hoặc chẳng bao giờ đối với nước Nhật” - câu nói của ông Abe vang lên trước đám đông các cử tri đang cầm trên tay lá quốc kỳ trước cửa nhà ga Akihabara khi vị thủ tướng cam kết sẽ tái sinh nền kinh tế bằng các chính sách mang tên “Abenomics.”
Giới quan sát nhận định cuộc bầu cử lần này là một “phép thử” quan trọng đối với cá nhân Thủ tướng Abe sau 7 tháng cầm quyền mà tâm điểm thu hút dư luận không gì khác hơn là “Abenomics.” Và tính đến thời điểm hiện nay, dường như “phép thử” ấy phần nào đang tiến đến một kết quả có lợi cho đảng Dân chủ Tự do (LDP) và cá nhân ông Abe.
Là trụ cột của Abenomics, chiến lược “ba mũi tên” của Thủ tướng Abe bao gồm việc nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ, tăng các khoảng chi khổng lồ cho lĩnh vực công và một chiến lược tăng trưởng toàn diện. Tuy vẫn còn nhiều khen-chê xung quanh chiến lược kinh tế của Chính phủ Nhật Bản song rõ ràng, Abenomics đã đạt được những thành tựu bước đầu khi hai mũi tên đầu tiên bắt đầu phát huy tác dụng theo đó giúp hạ giá đồng yên và khôi phục niềm tin của giới đầu tư trên thị trường chứng khoán Nhật Bản sau gần nửa thập kỷ ảm đạm.
Theo điều tra dư luận mới đây của nhật báo “Yomiuri”, 54% cử tri ủng hộ Abenomics so với 31% phản đối. Điều này cho thấy lý do chính khiến các cử tri lựa chọn bỏ phiếu cho LDP là vì có cảm tình với các chính sách của ông Abe.
Không dừng lại ở lĩnh vực kinh tế, Thủ tướng Abe còn hối thúc cử tri ủng hộ liên minh cầm quyền sửa đổi bản Hiến pháp hoà bình của Nhật Bản cho phép nước này đóng vai trò an ninh lớn hơn vào thời điểm căng thẳng gia tăng với Trung Quốc xung quanh quần đảo không có người ở trên biển Hoa Đông và với Triều Tiên liên quan đến các chương trình hạt nhân và tên lửa của Pyongyang (Bình Nhưỡng).
Nội các Abe chủ trương sửa đổi Hiến pháp nhằm biến Lực lượng phòng vệ (SDF) thành quân đội chính quy, xúc tiến thành lập Hội đồng an ninh quốc gia (NSC), tăng quyền điều hành của thủ tướng trong các tình huống khẩn cấp về an ninh cũng như tiến tới công nhận quyền phòng vệ tập thể, theo đó Nhật Bản có thể can thiệp vũ trang để bảo vệ đồng minh trong trường hợp nước đó bị bên thứ ba tấn công.
Phát biểu tại quận Akihabara, Thủ tướng Abe khẳng định “sẽ bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản bằng mọi giá” và “để mang lại niềm tự hào cho nước Nhật, hãy để chúng tôi thắng cử và sửa đổi Hiến pháp!”. Những tuyên bố đầy tự tin của ông Abe cho thấy vị thủ tướng hai lần nhận nhiệm sở này đang thực sự giữ vai trò “người nhạc trưởng” trong đời sống chính trị ở Nhật Bản.
Cuộc chiến không cân sức
Trước cái bóng quá lớn của Abenomics, hy vọng lật ngược thế cờ của các chính đảng đối lập trước thềm bầu cử dường như đang thu hẹp dần. Trong ngày tranh cử cuối, các đảng đối lập vẫn tiếp tục chỉ trích chính sách kinh tế của ông Abe và bày tỏ quan ngại về sự thống trị của LDP.
Phát biểu trước đám đông ở Hiroshima, Chủ tịch đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) Banri Kaieda cho biết sinh mệnh của người dân phụ thuộc vào cuộc bầu cử lần này. Ông này cho rằng “không thể đặt nền chính trị vào tay ông Abe”. Trong khi đó, đồng lãnh đạo đảng Hội duy tân Nhật Bản Toru Hashimoto lại lên tiếng cảnh báo sự thống trị của LDP và nhấn mạnh tầm quan trọng của một chính đảng đối lập mới đóng vai trò kiềm chế phe cầm quyền. Mặc dù chiến thắng cho liên minh cầm quyền là điều được dự báo trước nhưng các đảng đối lập vẫn tiếp tục những nỗ lực cuối cùng trước ngày bầu cử.
Trong khi đó, với sự ủng hộ dành cho LDP và đối tác trong liên minh, đảng Công minh Mới, ở mức khá cao, Thủ tướng Abe chủ trương giải quyết triệt để “một quốc hội chia rẽ” nhằm giành quyền kiểm soát Thượng viện. Tuy vậy, bất chấp khả năng thắng cử, Nội các Abê vẫn phải đối mặt với hàng loạt thách thức như vấn đề tăng thuế tiêu dùng, tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân vốn đang vấp phải những trở ngại không nhỏ từ phía dư luận.
Tuy nhiên, cho đến 8 giờ tối cùng ngày - thời điểm dự kiến đóng cửa hòm phiếu, kết quả cuộc bầu cử Thượng viện vẫn còn đang ở phía trước. Giới quan sát kỳ vọng cử tri Nhật Bản sẽ sáng suốt lựa chọn con đường đi đúng đắn nhất cho tương lai đất nước. Vì lẽ đó, cuộc bầu cử lần này không chỉ là “phép thử” đối với cá nhân ông Abe và liên minh cầm quyền mà còn là “phép thử” dành cho một Nhật Bản đang nỗ lực tự vượt qua chính mình./.
(Theo Vietnam+)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Giá vàng thế giới giảm sốc, ngược chiều với giá vàng trong nước
- ·Aryna Sabalenka, cánh tay thép ở Australian Open
- ·16 cục hải quan đã triển khai thông quan tự động
- ·Hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy đạt nhiều kết quả nổi bật
- ·Giấc mơ vaccine phòng Covid
- ·Quảng Nam: Một doanh nghiệp bị phạt 80 triệu đồng vì chiếm đất nông nghiệp
- ·Erik ten Hag hết lời khen Kobbie Mainoo khi cứu MU 4
- ·Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế
- ·Nhận diện 4 hành vi, thủ đoạn chống phá bầu cử
- ·Vì sao Chủ tịch Công ty Quản lý khai thác tài sản Thăng Long bị khởi tố?
- ·Sống ‘chất’ như người Nhật tại The Origami Zen – Vinhomes Grand Park
- ·Đề xuất dừng gửi kho ngoại quan với rượu, bia, thuốc lá điếu, xì gà
- ·Hải quan Khánh Hòa thắt chặt quan hệ đối tác với doanh nghiệp
- ·Mủ cao su thiên nhiên sơ chế chịu thuế suất GTGT 5%
- ·WB dự báo Việt Nam dẫn đầu tăng trưởng châu Á năm 2022
- ·Nghị định 15 về an toàn thực phẩm vẫn vướng trong thực thi
- ·Thủ tướng chỉ đạo thông quan hàng hóa xuất khẩu tại Tân Thanh
- ·Tối nay, Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế chính thức bế mạc
- ·Nông sản Việt khi gia nhập EVFTA cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
- ·Phí kiểm định chất lượng xe đạp điện sẽ là 5 triệu đồng/mẫu