【ket qua girona】NSND Lan Hương tái xuất trong Bóng rối của Tạ Tuấn Minh
Nhà hát Kịch Việt Nam vừa ra mắt vởBóng rối,ươngtáixuấttrongBóngrốicủaTạTuấket qua girona đạo diễn - NSƯT Tạ Tuấn Minh, kịch bản - Vũ Hoàng Hoa.
Vở diễn kéo dài gần 120 phút, bắt đầu với ánh sáng lập loè, nhiều lớp rèm bao phủ, diễn viên chính độc diễn bằng màn múa đương đại - cách dẫn vào câu chuyện của kịch phá vỡ quy tắc kịch truyền thống.
Kiên về nhà sau khi nhận tin bố đột ngột qua đời. Không ai trong gia đình cho Kiên lời giải thích về cái chết của bố. Kiên trách người lớn đã giấu sự thật, lừa dối mình.
Đến khi giam mình trong studio của bố, đặt mình vào không gian gần với bố hơn, quay ngược về quá khứ, Kiên dần tìm ra nguyên nhân cái chết bí ẩn của ông – một nghệ sĩ điêu khắc.
Những bí ẩn dần được hé lộ. Kiên nhận ra không phải ai trong quá khứ cũng được hạnh phúc, được sống như mình muốn, được thỏa mãn khao khát của tâm hồn. Mỗi khát khao, lựa chọn trong họ đều bị chi phối bởi một mạng lưới chằng chịt các trách nhiệm. Để rồi, mỗi người đều do dự, ngập ngừng, luôn tính toán để đưa ra sự lựa chọn.
Vở diễn kết thúc bằng câu Kiên thốt lên: “Con thương bố, mẹ”. Đúng vậy, chỉ có thể là “Thương”. Chỉ khi tất cả mọi người cùng dành tình thương cho nhau thì con người sẽ dễ dàng vượt lên những trở ngại của bản thân.
Bóng rối chắc chắn thoả mãn đam mê làm nghề, được sáng tạo của cả tác giả kịch bản và đạo diễn dù không phải là vở diễn có thể “ăn khách”.
Đạo diễn, NSƯT Tạ Tuấn Minh tài tình sử dụng nhiều thủ pháp sân khấu từ âm thanh, ánh sáng, biểu diễn hình thể của diễn viên. Anh chọn cái kết mở để mỗi khán giả tự suy nghĩ về tình huống tiếp theo của kịch.
Gần 20 phút đầu tiên của vở kịch không hề dễ xem, dễ hiểu. Câu chuyện kịch diễn biến phức tạp, đảo lộn trình tự không gian và thời gian. Vì thế, người xem luôn phải tò mò để cố ngồi tới tận cùng, để hiểu được dụng ý mà tác giả muốn truyền tải. Và rồi, cùng đi qua những giây phút nghẹt thở, với diễn biến tâm lý nhân vật rất nặng nề, sau đó vỡ oà, mỉm cười với điều bí mật mà chính bản thân tìm ra.
Vở kịch có nhiều lớp, nhiều tầng, nhiều luồng đan nhau một cách không rào đón, bà ngoại (NSND Lan Hương) và dượng "hói" (NSND Việt Thắng) chưa ra thì bà nội (Thanh Hường) và Linh (Minh Thu) đã vào, giống như nhiều cảnh đồng hiện. Không phân chia thời gian, hay không có luồng thời gian chạy tuần tự, các sự kiện quá khứ - hiện tại, mơ - thực, suy tưởng - thực tế đan xen nhau.
Các lớp của Bóng rốithoạt đầu tưởng như phức tạp nhưng nếu bóc dần, cốt lõi là những số phận loay hoay muốn tự thoát ra những nỗi ám ảnh tự thân mà không dám. Ước mơ của họ vẫn chỉ là đi trên con thuyền đến “Hòn đảo giải thoát”, từ đầu vở đến cuối vẫn là hình ảnh các con rối chèo thuyền.
Các nhân vật có thể cùng nói hay nói lần lượt, có thể xuất hiện lảng vảng ở trên sân khấu nhưng không hề liên quan vì mỗi người ở một nơi khác nhau, thời gian khác nhau.
Tiêu đề là Bóng rối nhưng vở kịch xuất hiện rất ít hình ảnh bóng rối. Nó chỉ có mặt như các hình ảnh hiện ra từ dòng chảy vô thức, một cảnh nào đó trong mơ hay một thế giới đồng hiện với cuộc sống mà mắt không nhìn thấy được. Các bóng rối cho xem những gì diễn ra trong vô thức, những suy đoán, nhận định, cảm xúc tự phát.
Tác giả kịch bản Vũ Hoàng Hoa sống ở Sydney (Australia), mất 3 năm để hoàn thành Bóng rối. Tháng 5/2023, Bóng rốiđã lọt vào danh sách 5 vở được đề cử Giải thưởng Patrick White của Nhà hát Sydney - một trong những giải thưởng quan trọng nhất của sân khấu Australia; lọt danh sách 25 vở kịch hấp dẫn nhất trong số 144 vở tham gia Giải thưởng Kịch bản mới của Nhà hát Griffin.
Jonathan Ware - người phụ trách sản xuất các tác phẩm mới của Nhà hát Sydney - đã viết: “Vở kịch Bóng rối thật đẹp, chúng tôi rất ấn tượng bởi tham vọng và tính sân khấu hoành tráng của tác phẩm”.
Vũ Hoàng Hoa cho biết, Julian Larnach - người phụ trách kịch bản của Nhà hát Griffin - đã mời chị đến trò chuyện về kịchBóng rối.Sau đó, Larnach viết trong thư giới thiệu chị với Giám đốc Trung tâm nghệ thuật và biểu diễn đương đại châu Á Tessa với những dòng ưu ái: “Vở kịch Bóng rốilà một thiền định sâu sắc về nỗi đau gia đình với một sân khấu xen kẽ ảo mộng rất linh động và nên thơ”.
Bóng rốicó sự tham gia của NSND Lan Hương (vai bà ngoại), NSND Việt Thắng (vai dượng hói), Khuất Quỳnh Hoa (vai Hồng, mẹ Kiên), Nguyễn Vũ (vai Duy, bố Kiên), Thế Nguyên (vai Cedric), La Thiên (vai Kiên), Thanh Hường (vai bà nội), Minh Thu (vai Linh), Thảo Trang (vai Bi - Kiên lúc bé), Vũ Tuấn (vai Baku)…
Bóng rốisẽ được Nhà hát Kịch Việt Nam chính thức công diễn vào ngày 20, 21, 23/11.
Kịch 'Bến lửa lòng' táo bạo với cảnh nóng, bạo lực và cưỡng bứcVở mới của Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ 5B 'Bến lửa lòng' táo bạo với cảnh nóng, bạo lực và cưỡng bức.(责任编辑:World Cup)
- ·Chưa tách khẩu, ngủ ở nhà riêng có phải đăng kí tạm trú?
- ·Thắc mắc việc phân chia làn đường
- ·Những chữ “lạ” vô hiệu hóa biển 'cấm đổ rác'
- ·Giữ thai lại, anh sẽ cưới em!
- ·Thủ tục sang tên nhà đất cho em gái
- ·Công ty đòi quỵt tiền bảo hiểm vì lý do… khó khăn
- ·Thời gian và quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 6/2015 (Lần 1)
- ·Hơn 36 triệu đồng đến với bé Thủy Ngân
- ·Sữa sệt như cháo: Lỗi tại vận chuyển, người dùng thiệt thòi
- ·Thắc mắc về việc đặt trụ sở công ty
- ·Bức tranh quê
- ·Chồng chỉ đi nhậu mà đòi ly hôn
- ·Mẹ chết, ba lẫn, di sản giải quyết thế nào?
- ·Muốn có việc làm phải tránh… có thai?
- ·Quyền lợi của người có quyền sở hữu nhà chung cư?
- ·Thôi việc, đóng BH tự nguyện như thế nào?
- ·Trực đêm dịp lễ
- ·Có 50 triệu cháu sẽ không phải mang tật suốt đời
- ·Không đẻ nữa, anh sẽ kiếm con trai bên ngoài