【ty so lazio】Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững
Qua 70 năm xây dựng và phát triển, ngành NN&PTNT tỉnh Cà Mau đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Đặc biệt, sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; hơn 1 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp; nhiều chương trình, đề án, dự án được xây dựng và đang triển khai thực hiện hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn.
Qua 70 năm xây dựng và phát triển, ngành NN&PTNT tỉnh Cà Mau đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Đặc biệt, sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; hơn 1 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp; nhiều chương trình, đề án, dự án được xây dựng và đang triển khai thực hiện hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn.
Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân vùng nông thôn. Lĩnh vực nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa, năng suất, sản lượng lúa gạo hàng hoá ngày càng cao. Sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn đã tạo bước đột phá mới, năng suất tăng thêm 0,7 tấn/ha/vụ, chi phí sản xuất giảm, lợi nhuận tăng thêm bình quân 5 triệu đồng/ha/vụ. Ðặc biệt, Cà Mau là một trong số rất ít địa phương sản xuất lúa theo quy trình sản xuất hữu cơ, tạo ra hướng đi mới phù hợp với nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng cao của người tiêu dùng.
Dấu ấn ngành thuỷ sản
Nông dân xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời áp dụng tiến bộ KH-KT trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh: VŨ TRÂN |
Lĩnh vực thuỷ sản phát triển vượt bậc. Từ chỗ chỉ là ngành sản xuất sản phẩm chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong nước, sản lượng khá nhưng giá trị, hiệu quả không cao, đến nay Cà Mau có gần 300.000 ha nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó, có 267.000 ha nuôi tôm; sản lượng tôm nuôi đạt hơn 150.000 tấn, là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chế biến xuất khẩu, đạt gần 1,3 tỷ USD vào năm 2014. Cà Mau trở thành tỉnh có sản lượng tôm nuôi và kim ngạch xuất khẩu tôm lớn nhất của cả nước.
Lĩnh vực lâm nghiệp có nhiều tiến bộ, đời sống dân cư trong các lâm phần từng bước nâng lên. Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được quản lý chặt chẽ, rừng sản xuất từng bước phát huy hiệu quả kinh tế. Mô hình nuôi tôm sinh thái kết hợp quản lý, bảo vệ rừng là hướng đi phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng ở các thị trường khó tính, phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất trong khu vực. Ðặc biệt, việc đưa đối tượng cây keo lai vào trồng trong vùng rừng U Minh Hạ đã tạo ra bước đột phá về năng suất, sản lượng và giá trị gia tăng trong sản xuất rừng kinh tế, thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư.
Kết cấu hạ tầng phát triển sản xuất vùng nông thôn được ưu tiên đầu tư kết hợp lồng ghép với Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Giống cây trồng, vật nuôi được quan tâm đầu tư. Năng lực sản xuất giống nông nghiệp, đặc biệt là giống thuỷ sản không ngừng được nâng lên; cơ sở nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu quản lý chất lượng giống, chất lượng sản phẩm nông nghiệp từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất.
Từ năm 2010-2012, ngành NN&PTNT là cơ quan thường trực thực hiện chương trình; từ năm 2012 đến nay ngành nông nghiệp được giao phụ trách 2 tiêu chí và phối hợp thực hiện 2 tiêu chí do ngành khác phụ trách. Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, bình quân mỗi xã đạt 11,79 tiêu chí, tăng bình quân 8,27 tiêu chí so với thời điểm xuất phát. Ðặc biệt, đã có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
Thách thức hội nhập
Bên cạnh những thành tựu đạt được, NN&PTNT Cà Mau cũng gặp còn nhiều khó khăn, thách thức cần được quan tâm khắc phục. Ðó là, sản xuất nông nghiệp phát triển nhưng kém bền vững, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới phương thức sản xuất trong nông nghiệp theo hướng hiện đại còn chậm, quy mô sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp; công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp ở nông thôn phát triển chậm; các hình thức tổ chức sản xuất liên kết chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá; sản xuất nông nghiệp phát triển thiếu quy hoạch, môi trường ngày càng ô nhiễm, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế.
Nhiệm vụ của ngành từ nay đến năm 2020 không chỉ có khắc phục những hạn chế tồn tại nêu trên mà còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục phát huy truyền thống của ngành, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển chung của cả nước, ngành NN&PTNT đã triển khai đề án tái cơ cấu ngành và đặt ra mục tiêu phải đạt được đến năm 2020 là phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái. Quan trọng nhất là xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, chất lượng và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, góp phần phát triển nguồn lực xây dựng nông thôn mới, cải thiện cơ bản điều kiện sống của dân cư nông thôn, nhất là người nghèo.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ngành từ 5,5-6%. Trong đó, tỷ trọng ngư nghiệp 77,3%, nông nghiệp 21,1% và lâm nghiệp 1,6%; nâng giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp đạt trên 100 triệu đồng, thu nhập bình quân hộ gia đình nông thôn tăng 2 lần so với năm 2010. Góp phần để số xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 53 xã (đạt 64,6%); nâng tỷ lệ che phủ rừng và cây phân tán toàn tỉnh lên 24% vào năm 2015 và 26% vào năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,6 tỷ USD.
Ðể thực hiện được các mục tiêu đề ra, toàn ngành phải tập trung phát huy cao truyền thống, tiếp tục đổi mới thể chế, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân, doanh nhân các thành phần kinh tế làm ăn hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu. Ðẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học - kỹ thuật làm cơ sở để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nông, lâm, thuỷ sản. Phát triển hạ tầng thuỷ lợi và hạ tầng nông thôn làm nền tảng phát triển nông nghiệp bền vững, đồng thời tạo điều phát triển các ngành khác, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Ðào tạo nhân lực, nâng cao hàm lượng tri thức trong tất cả hoạt động của ngành để tiếp tục thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Cải cách bộ máy hành chính để ngày càng hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn, tăng cường chống tham nhũng, lãng phí trong đầu tư và phát huy tối đa hiệu quả của các dự án đầu tư phục vụ cho sản xuất./.
Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Lê Văn Sử
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Trao tiền nhân ái đến hoàn cảnh chị Hoa ở Hà Tĩnh
- ·Lốp xe lăn như bay trên cao tốc làm vỡ đầu xe Jeep
- ·Toyota Fortuner 2017
- ·Piaggio Việt Nam có Tổng giám đốc mới
- ·Tỉnh lộ 424 “nóng” vấn đề đổ trộm phế thải xây dựng
- ·Đẳng cấp “chơi bời” như xe khách Thái Lan
- ·Dừng xe chỗ bóng râm chờ đèn đỏ có phạm luật không?
- ·Những chiếc xe máy kỳ cục nhất lịch sử
- ·Giá vàng hôm nay, 28/2: Nhiều yếu tố có thể gây bất ngờ
- ·Audi ra mắt hatchback mạnh nhất thế giới RS3 Sportback
- ·Công tác Mặt trận đạt nhiều kết quả
- ·Khám phá hệ thống treo thông minh sẽ được trang bị trên Audi A8
- ·SỐC: Môtô đầu “khủng long”, đuôi Lamborghini gây sốt dân mạng Việt
- ·Xót xa xe sang Audi Q5 bị biến thành máy cày ruộng
- ·Quá khứ về anh không còn làm em thổn thức!
- ·Ford sẽ sa thải 12.000 nhân viên để phục hồi lợi nhuận
- ·86 chiếc ôtô bị thiêu rụi tại bãi đỗ của CarMax
- ·Nghi án Mercedes
- ·Giá vàng hôm nay 23/8/2024: Thế giới rớt khỏi ngưỡng 2.500 USD, vàng miếng SJC đứng yên
- ·Ra mắt cặp Rolls