【đội hình newcastle jets gặp melbourne city】Nâng tầm dịch vụ công trực tuyến, chủ động tiếp cận CMCN 4.0
Đảm bảo môi trường pháp lý triển khai CNTT
Thông tin từ Cục Tin học và Thống kê tài chính (TH&TKTC),ângtầmdịchvụcôngtrựctuyếnchủđộngtiếpcậđội hình newcastle jets gặp melbourne city trong năm 2018, Bộ Tài chính đã ban hành 21 văn bản hướng dẫn về triển khai công nghệ thông tin (CNTT), đảm bảo thống nhất trong tổ chức triển khai ứng dụng CNTT của các đơn vị trong ngành Tài chính, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý tài chính quốc gia.
Đặc biệt, Bộ Tài chính đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 165/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính là đơn vị đầu tiên trong khối bộ, ngành đã ban hành kế hoạch hành động triển khai ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0.
Bộ Tài chính đã hoàn thành xây dựng Kiến trúc chính phủ điện tử của Bộ Tài chính và ban hành tại Quyết định số 2445/QĐ-BTC ngày 28/12/2018.
Cũng theo Cục TH&TKTC, đến hết năm 2018, Bộ Tài chính đã triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với 987 thủ tục hành chính (TTHC), trong đó có 163 thủ tục mức độ 3; 293 thủ tục mức độ 4. Đặc biệt, trong lĩnh vực thuế và hải quan, trong năm 2018, Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các dịch vụ công cung cấp đến người dân, doanh nghiệp.
Bộ Tài chính cũng đã ban hành Quyết định số 2141/QĐ-BTC phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính và Quyết định số 2204/QĐ-BTC về Danh mục dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 ngành Tài chính sẽ triển khai giai đoạn 2018 - 2019. Theo đó, Bộ Tài chính sẽ thực hiện cắt giảm 148 TTHC; xây dựng mới 194 DVCTT mức độ 3, 4 và nâng cấp 93 DVCTT mức độ 3 lên mức độ 4.
Nâng tầm dịch vụ công trực tuyến
Năm 2019 và các năm tới đây, trong bối cảnh triển khai ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0 hướng tới xây dựng tài chính số, chính phủ số, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã xác định rõ mục tiêu, định hướng triển khai ứng dụng CNTT tại Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ và các nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch hành động được ban hành tại Quyết định số 446/QĐ-TTg.
Theo đó, năm 2019, bên cạnh việc tiếp tục quản trị, vận hành đảm bảo hoạt động ổn định của các hệ thống ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật đã xây dựng, Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai các nội dung chính như: nghiên cứu, triển khai áp dụng các công nghệ của cuộc CMCN 4.0: dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối…; xây dựng kế hoạch triển khai kiến trúc chính phủ điện tử, kiến trúc cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính và tổ chức đôn đốc, giám sát quá trình tổ chức triển khai thực hiện; tập trung nguồn lực triển khai thực hiện các dự án thuộc đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính” đảm bảo tuân thủ theo định hướng kiến trúc chính phủ điện tử, kiến trúc cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính.
Bộ Tài chính sẽ đẩy mạnh triển khai cung cấp dịch vụ công và xây dựng hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Tài chính, theo quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC và Quyết định 2204/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về danh mục DVCTT mức độ 3, 4 ngành Tài chính triển khai giai đoạn 2018 - 2019.
Nâng cấp, triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Bộ Tài chính, trục liên thông văn bản Bộ Tài chính, hệ thống quản lý lưu trữ đáp ứng yêu cầu về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước theo Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn. Tổ chức xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm Giám sát an ninh thông tin Bộ Tài chính để thực hiện chức năng theo dõi, giám sát an toàn thông tin, cảnh báo sớm và xử lý các cuộc tấn công mạng đối với các hệ thống thông tin của Bộ Tài chính./.
Tính đến hết năm 2018 có 684.820 doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, đạt 99,94% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Hệ thống Cổng thanh toán điện tử của ngành Hải quan (Đề án 24/7) thu thuế xuất nhập khẩu bằng phương thức điện tử kết nối với 39 ngân hàng thương mại, theo đó người nộp thuế có thể nộp tiền thuế mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện. 12 bộ, ngành tham gia kết nối với 148 TTHC được đưa lên Cơ chế một cửa quốc gia, tổng số hồ sơ hành chính đã được xử lý trên Cổng thông tin một cửa quốc gia là trên 1,8 triệu bộ hồ sơ và trên 26.400 doanh nghiệp tham gia. Thông qua việc kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN với 4 nước ASEAN (Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan), trong năm 2018, tổng số C/O (chứng nhận xuất xứ hàng hóa) Việt Nam nhận từ 4 nước ASEAN là trên 59.000 C/O và tổng số C/O Việt Nam gửi sang các nước là 98.800 C/O. |
Đức Minh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Golden Land
- ·Nhà máy thủy điện A Roàng vận hành hiệu quả, chuyên nghiệp
- ·PC Gia Lai: Đưa điện phủ sóng vùng sâu, vùng xa
- ·Điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
- ·Chờ đợi mức giá đa số dân mua được nhà… không tưởng?
- ·Ngành Hải quan: Quyết liệt các biện pháp phòng, chống virus Corona
- ·Khuyến công Lạng Sơn: Bám sát cơ sở để hỗ trợ
- ·Miền Nam có thêm 622,5 MW điện cho mùa khô 2017
- ·Bí mật thành công: anh nhờ đàn bà?
- ·Luật Hỗ trợ DNNVV tập trung hỗ trợ có trọng tâm
- ·Đắng lòng cảnh con trai tật nguyền nuôi mẹ nằm liệt giường
- ·Giá xăng dầu trong nước sẽ tăng mạnh
- ·Thanh niên Hải quan Quảng Ninh tặng quà cho các em học sinh dịp 1/6
- ·Quảng Ninh: Hải quan Hòn Gai làm thủ tục cho 4 chuyến tàu đầu xuân
- ·Sống thử giúp tôi không lấy nhầm chồng
- ·Hạ thành công roto thủy điện Thác Mơ mở rộng
- ·Không để dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động quyết toán thuế
- ·Đại gia kinh doanh vàng
- ·Ý nghĩa chương trình Xuân Tình nguyện 2023
- ·Ngành điện phương Nam