【freiburg – mainz】Sức người chuyển ngọt đồng chua
(CMO) Bây giờ, từ trung tâm xã Tân Phú (huyện Thới Bình) về ấp Tràm Thẻ chỉ mất khoảng 10 phút đi bằng xe máy. Ðường sá thông thoáng, diện mạo nông thôn khác xa so với thời nước mặn đồng chua.
Thay đổi ở Tràm Thẻ như ngày hôm nay là câu chuyện trường kỳ mà ông Bùi Văn Ly (Ba Ly), Trưởng ấp Tràm Thẻ, cho rằng đó là sự “lột xác” ở vùng đất khó, từng được gắn với những tên gọi nghe buồn rười rượi: “đồng chó ngáp”, “xứ độn trâu”. Cái địa danh Tràm Thẻ không biết có tự bao giờ nhưng nghe cha ông kể lại, thời đó ngoài cỏ năn thì chỉ có mỗi cây tràm là có thể sống được trên đất này. Bởi, thân cây vừa to, vừa chắc nên các địa chủ thường sai tá điền vào đây đốn tràm về làm các thẻ để cắm mốc phân chia ruộng.
Yên ả vùng quê Tràm Thẻ. |
Ðồng năn ngày ấy
Ông Ba Ly sinh ra và trưởng thành nơi vùng đất này. Những gian khổ, vất vả thuở đồng không mông quạnh luôn tuôn chảy trong ký ức, nên khi được gợi chuyện thuở đồng chó ngáp, ông Ba Ly nhớ như in.
Thật ra, cánh đồng chó ngáp là vùng đất rộng lớn hàng ngàn héc-ta thuộc huyện Hồng Dân, Phước Long (tỉnh Bạc Liêu), giáp với Cạnh Ðền của tỉnh Kiên Giang. Còn ở Tràm Thẻ chỉ lẹm chút ít ở khu vực giáp với tuyến Kênh 80 thước. Song, thổ nhưỡng và cách sinh hoạt dân cư gần giống nhau, nên người ta cứ gọi chung là đồng chó ngáp. Bởi Tràm Thẻ trước kia là vùng đất rộng khoảng hơn 1.000 ha, bị nhiễm phèn, mặn nặng, chỉ có cỏ năn, lác là sống được chớ không thể nuôi trồng thứ gì khác. Toàn khu vực chỉ có vài mươi nóc gia rải rác.
Và “lợi thế” từ cánh đồng năn, dân Tràm Thẻ sống với nghề giữ trâu mướn vào mùa nước nổi. Trong 2 tháng (7 và 8 âm lịch), hàng ngàn con trâu từ Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang được chủ đưa về đây để được chăm sóc và vỗ béo. 1 đôi trâu giữ 1 tháng chỉ được trả công 3 giạ lúa, nên mỗi hộ giữ từ 25-30 đôi trâu.
Giữ trâu để có lúa, đào đìa bắt cá để có cái ăn. Rồi con cái lớn lên, dựng vợ gả chồng cho ra ở riêng, dân số tăng dần nhưng đời sống thì vẫn cơ cực. Thế nên, thời đó dân Tràm Thẻ hay nói vui “Xóm mình không có hộ nghèo vì tất cả đều… nghèo”. Hai mùa phèn - mặn nên nước ngọt thiếu triền miên. Người dân phải đi gánh nước đìa ở những nơi đất thuộc người ta có đào giếng hội về lóng lại để xài, những lúc nhà có đám tiệc phải chèo xuống tận Huyện Sử (xã Trí Phải, huyện Thới Bình) đổi nước ngọt sinh hoạt.
Ảnh hưởng bởi thổ nhưỡng nên chỉ có cư dân địa phương, gốc gác Thới Bình mới cố trụ lại đây. Còn dân xứ khác đến lập nghiệp thì sớm muộn cũng phải rời đi. Nhớ năm 1979, di dân nhiều nơi được chính quyền đưa về đây khẩn hoang, trong đó có nhóm người sinh sống ở Quận 10, TP Hồ Chí Minh mà dân sở tại gọi là khu Quận 10. Do không chịu đựng nổi khó khăn, thiếu thốn nên sau khi đã sử dụng hết số thực phẩm được chính quyền hỗ trợ lập nghiệp, họ lần lượt bỏ đi...
Vườn cây ăn trái của gia đình ông Ba Ly. |
Ðất khó chuyển mình
Những năm đầu thập niên 1990, nông dân sử dụng máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày một nhiều, người dân Tràm Thẻ dần thất nghiệp vì số lượng trâu ngày một ít đi. Thời điểm này, Tràm Thẻ cũng được quy hoạch vùng lúa mùa - cá đồng. Nhưng đất ở đây trũng, lại đẫm phèn nên nuôi cá không lớn, làm lúa cũng không có ăn. Không thể canh tác, lại mất nghề giữ trâu mướn, hầu hết cư dân Tràm Thẻ đi giăng lưới bắt cá. Và, từ những chuyến đi câu, lưới cá dài qua các khu lân cận của tỉnh bạn Bạc Liêu, Kiên Giang, thấy người ta nuôi tôm nên học hỏi, về nhà nuôi thử.
Người đầu tiên “làm liều” là ông Tư Tý (Trần Văn Tý). Năm 1991, ông Tư Tý gom vét tiền dành dụm được hơn triệu đồng đi mua tôm giống về thả xuống đồng năn phía sau nhà, mà trong suy nghĩ chỉ là “thử nghiệm” chớ không mong đợi kết quả. Nào ngờ, con tôm sú không chỉ sống được mà còn cho thu nhập khá. Thế là, ông Tư Tý quyết định cải tạo đất, mở rộng diện tích nuôi tôm và liên tiếp gặt hái thành công với “1 vốn, 9 lời”. Nghĩa là, một vụ mùa, bỏ 1 triệu đồng đầu tư, ông Tư Tý thu lại được 10 triệu đồng.
Từ hiệu quả nuôi tôm của gia đình ông Tư Tý, nhiều người bắt chước làm theo, rồi phổ biến, lan rộng. Từ năm 2000, phong trào nuôi tôm ở Tràm Thẻ bắt đầu rầm rộ, đời sống người dân địa phương khá lên từng ngày. Không thoả mãn với những gì có được, người dân Tràm Thẻ còn tăng gia sản xuất nuôi tôm - cua kết hợp trồng lúa trên đất nuôi tôm, nuôi cá chình, bống tượng… để làm giàu. Những mái nhà lá lụp xụp, tạm bợ trên cánh đồng năn đẫm phèn ngày nào đã được thay thế bằng những ngôi nhà tường khang trang bên những bờ vuông rộng thoáng và vườn cây ăn trái phủ mát.
“Ðổi đời từ nuôi tôm sú và phát triển đa canh, dân Tràm Thẻ đã thay đổi câu nói vui ngày trước “Xóm mình không có hộ nghèo vì tất cả đều… nghèo” bằng câu “Xóm mình không có hộ nghèo, mà chỉ có hộ tự làm cho mình nghèo”. Bởi, khoảng năm 2008-2009, tỷ lệ hộ giàu trong xã Tân Phú tăng hơn 40% thì riêng ở Tràm Thẻ (lúc này đã chia tách thành 2 ấp, Tràm Thẻ và Tràm Thẻ Ðông), số hộ giàu chiếm gần phân nửa”, ông Bùi Văn Ly chia sẻ.
Sức sống mới
Khoảng năm 2012, Tràm Thẻ xây dựng hoàn thành các tuyến đường kết nối về trung tâm xã và thông ra tuyến Quốc lộ 63. Thời điểm này, dân cư hai bên tuyến sông Bạch Ngưu cũng đã sáng đèn nhờ có điện lưới quốc gia, nhà nào cũng tự khoan cây nước để có nước sạch sinh hoạt. Tràm Thẻ trở thành khu vực trù phú ở xã Tân Phú.
“Nối nghiệp cha ông, thế hệ trẻ tiếp tục nghề nuôi tôm sú theo mô hình quảng canh và quảng canh cải tiến, nhưng tôm vẫn phát triển thuận lợi. Như hộ Út Nhỏ, Năm Bửu… thu nhập một vụ tôm hàng trăm triệu đồng. Cho nên, ngày trước ở nơi đây, nói là hộ giàu thì cũng chỉ là đủ ăn, đủ mặc. Còn bây giờ mới thật sự là giàu vật chất lẫn tinh thần. Ðời sống hưởng thụ nên chuyện học hành của con cái cũng được quan tâm đúng mức, công tác xã hội cũng như các phong trào quần chúng ở địa phương được người dân tham gia tích cực”, ông Ba Ly cho biết.
Hiện tại, ấp Tràm Thẻ Ðông có khoảng 325 hộ dân, trong đó có 3 hộ nghèo (tương đương với hộ dân và hộ nghèo của ấp Tràm Thẻ). Những hộ nghèo này, ông Ba Ly cho là “nghèo bền vững”, bởi đó là những gia đình ở nơi khác đến làm thuê hoặc mướn đất sản xuất rồi bám trụ lại địa phương, mà hiện tại họ không có đất sản xuất, lớn tuổi, bệnh tật…
Theo ông Lê Văn Quý, Chủ tịch UBND xã Tân Phú, xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, đang chờ cơ quan chuyên môn của tỉnh thẩm định lần thứ hai. Tuy xã chưa được công nhận nông thôn mới, nhưng cư dân địa phương, nhất là khu vực Tràm Thẻ luôn sẵn sàng tâm thế xây dựng nông thôn. Ðời sống người dân sẽ còn được nâng cao hơn khi tuyến đường liên tỉnh nối Quốc lộ 63 qua địa bàn Tràm Thẻ về xã Vĩnh Thuận (tỉnh Kiên Giang) hoàn thành vào cuối năm.
Xác định đúng tiềm năng và khai thác hiệu quả đã đánh thức đồng đất, làm thay đổi phận người. Tràm Thẻ bây giờ diện mạo đổi mới từng ngày. Tên gọi “đồng chó ngáp”, “xứ độn trâu” chỉ còn trong ký ức của những cựu lão nông vùng đất này./.
Mỹ Pha
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ký 4 hợp đồng lao động 1 năm liên tiếp là sai luật
- ·Quang Hải: 'Đây là quãng thời gian hạnh phúc nhất đời tôi'
- ·Thêm 23 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam
- ·Đồng hành hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù
- ·Ước nguyện được bữa cơm no của bà cụ 78 tuổi cô độc
- ·Vụ 2 tử tù bỏ trốn: Hàng loạt cán bộ trại giam bị tạm đình chỉ
- ·Toạ đàm giữa Bộ Tài chính và EuroCham về chính sách Thuế
- ·Thứ trưởng Bộ Tài chính tiếp Cơ quan giám sát Tài chính Hàn Quốc
- ·Ấm áp Xuân tình nguyện
- ·Vì sao Bùi Tiến Dũng liên tục phải dự bị?
- ·Cửa sổ vườn đêm
- ·Từ 1/9: Hà Nội có thêm tuyến phố triển khai đỗ xe theo ngày chẵn, lẻ
- ·Tôi nghi ngờ chồng và cô bạn thân của mình ngoại tình
- ·4 hot girl Việt Nam tại Olympic 2024
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 8
- ·Nắng nóng bao phủ khắp cả nước, chiều tối có mưa rào và dông
- ·Vietcombank đạt thương hiệu ngân hàng tốt nhất Việt Nam
- ·Nữ trọng tài khó chịu khi được gọi 'sexy'
- ·Thương bé đón cái Tết đầu đời trong bệnh viện
- ·Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024