【lịch thi đấu giải bóng đá】Cần làm rõ trách nhiệm nhà cung cấp, trung gian trong giao dịch điện tử
Đại biểu Quốc hội: Cần có quy định cấm làm lộ,ầnlàmrõtráchnhiệmnhàcungcấptrunggiantronggiaodịchđiệntửlịch thi đấu giải bóng đá lọt thông tin trong giao dịch điện tử Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): Tiết giảm chi phí, đột phá hiệu quả |
Sáng 30/5 tiếp tục kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV thảo luận tại hội trưởng về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm của nhà cung cấp, nền tảng trung gian trong hoạt động giao dịch điện tử.
Sáng 30.5 Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường |
Về vấn đề này, đại biểu Trần Thị Thu Phước - đoàn Kon Tum cho rằng cần bổ sung quy định trách nhiệm của nhà cung cấp. Bởi hiện nay trên không gian mạng đang có nhiều hiện tượng lợi dụng, lừa đảo trong giao dịch điện tử. Đểgiảm thiểu tình trạng nguy hiểm này, bảo đảm quyền lợi của người thực hiện giao dịch cũng như môi trường giao dịch lành mạnh, đại biểu cho rằng dự thảo luật cần bổ sung quy định trách nhiệm của các nhà cung cấp, các nền tảng trung gian trong giao dịch điện tử đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên nền tảng số, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc xác minh, làm rõ, giám sát, xử lý các vi phạm để đảm bảo giao dịch trên môi trường số an toàn, lành mạnh.
Đại biểu Trần Thị Thu Phước góp ý |
Còn đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh - đoàn Khánh Hòa cho biết: Tại Điều 12, Điều 14, Điều 22 của dự thảo luật quy định giá trị của thông điệp dữ liệu chứng thư điện tử trong một số trường hợp theo hướng dẫn chiếu để các quy định pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, hiện tại các quy định pháp luật về công chứng, chứng thực, tố tụng và chứng nhận lãnh sự hợp pháp hóa lãnh sự chưa có quy định dành cho việc công chứng, chứng thực thông điệp dữ liệu, sử dụng thông điệp dữ liệu làm chứng cứ hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực sự một chứng thư điện tử.
Việc quy định giá trị phổ thông điệp dữ liệu chứng thư điện tử theo hướng dẫn chiếu này đặt ra yêu cầu phải rà soát, bổ sung các quy định tương ứng trong hệ thống văn bản pháp luật về công chứng, chứng thực tố tụng, chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự. Đại biểu đề nghị nên cân nhắc xem xét cần thiết phải sửa đổi quy định ở cấp độ các bộ luật, luật hay chỉ cần ban hành quy định sửa đổi, bổ sung hướng dẫn ở cấp độ nghị định có liên quan đến công chứng, chứng thực thông điệp dữ liệu, sử dụng thông điệp dữ liệu làm chứng cứ hay hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực lãnh sự một chứng thư điện.
Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh đề nghị làm rõ chủ thể có quyền chuyển đổi giữa văn bản giất và thông điệp dữ liệu |
Đối với quy định tại Điều 25 về chữ ký điện tử, đại biểu đồng ý với cơ quan soạn thảo đã tiếp nhận ý kiến góp ý và bổ sung thêm quy định khung về các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử không phải là chữ ký điện tử trong các giao dịch thương mại điện tử, các bên không sử dụng chữ ký để thực hiện việc mua bán hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử, mà thay vào đó việc mua bán hàng hóa sẽ được thực hiện thông qua việc người mua hàng bấm chọn để xác nhận việc đặt hàng và giao dịch mua bán được giao kết tại thời điểm đó.
Tuy nhiên theo dự thảo Luật giao dịch điện tử (sửa đổi), hình thức của chữ ký điện tử chỉ bao gồm một trong ba loại sau: Chữ ký điện tử chuyên dùng, chữ ký số công cộng, chữ ký số chuyên dùng công vụ. Đại biểu cho rằng quy định này có phần chưa sát thực tiễn giao kết giao dịch trên môi trường điện tử.
Trên thực tế có ba loại chữ ký điện tử được sử dụng phổ biến chữ ký số chữ ký số (có giá trị pháp lý và độ an toàn cao nhất được tổ chức chứng thực chữ ký); chữ ký scan (đặc biệt thông dụng trong các hợp đồng liên quan đến giao dịch đa quốc gia có yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể); chữ ký hình ảnh (được sử dụng nhiều trong trường hợp trong hợp đồng có giá trị không lớn nhưng được ký nhiều lần và lặp đi lặp lại).
Đối chiếu với dự thảo Luật Giao dịch điện tử sửa đổi lần này, đại biểu lưu ý, chữ ký scan và chữ ký hình ảnh dường như không thể xếp vào bất kỳ loại chữ ký điện tử nào quy định tại Điều 25. Do đó, giá trị pháp lý cho hai loại chữ ký này có thể không được công nhận. Tuy nhiên, hai loại chữ ký này tương đối phổ biến và áp dụng nhiều trong thực tiễn. Do đó, đại biểu đề nghị nếu chữ ký điện tử đáp ứng đủ các điều kiện để đảm bảo chữ ký an toàn, giá trị pháp lý của các loại chữ ký điện tử, ngoài chữ ký số thì nên được công nhận.
(责任编辑:La liga)
- ·Xe đưa đón học sinh có màu sơn riêng, đăng kiểm được không?
- ·3 tháng đầu năm 2021: Các bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng
- ·Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam vaccine phòng COVID
- ·Bệnh viêm gan trong đại dịch Covid
- ·Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
- ·Lợi thế của bất động sản nghỉ dưỡng Phú Quốc
- ·Đóng cửa Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ sáng 5/5
- ·Bình Dương ghi nhận 1 chuyên gia nước ngoài nhiễm Covid
- ·Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- ·Sắc màu dân gian đương đại tại Vinhomes Riverside
- ·Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- ·Vì sao hàng trăm khách hàng xuống tiền mua Gò Gai Central Park?
- ·Xét nghiệm COVID
- ·Sun Group chọn JLL vận hành tổ hợp Sun Grand City Thụy Khuê Residence
- ·Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
- ·Khu đô thị Vạn Phúc: Dáng dấp một đặc khu tài chính, thương mại hàng đầu tại khu Đông Sài Gòn
- ·Tỷ lệ liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế còn thấp
- ·Bộ Y tế yêu cầu không phun hoá chất khử khuẩn SARS
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
- ·Tuyển người tham gia thử nghiệm vaccine ARCT