会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【giải cúp ý】Kinh tế Eurozone tăng trưởng trở lại, lợi hại hơn Mỹ!

【giải cúp ý】Kinh tế Eurozone tăng trưởng trở lại, lợi hại hơn Mỹ

时间:2024-12-23 11:43:13 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:927次

kinh te eurozone tang truong tro lai loi hai hon my

Số liệu do Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây cho thấy GDP trong quý I-2016 của Eurozone đã tăng 0,6%, cao gấp hai lần so với quý IV-2015. Dù con số này vẫn thấp nhưng có một thực tế chắc chắn là Eurozone đã lấy lại được quy mô kinh tế như trước khủng hoảng, điều Mỹ đã làm từ năm 2011. Trang sử suy thoái đau đớn cuối cùng đã được lật qua mặc dù các nước trong Eurozone vẫn giữ lại những "vết sẹo" của đợt suy giảm kinh tế mạnh mẽ được ghi nhận năm 2009 (là -4,5%) khiến tỷ lệ thất nghiệp dài hạn bùng nổ và nợ xấu của nhiều nước (như Hy Lạp hay Italy) tăng mạnh. Pháp và Tây Ban Nha đã làm tốt hơn sự trông đợi của các nhà phân tích khi GDP tăng tương ứng 0,5% và 0,8% trong quý I-2016. Theo ước tính của Ngân hàng Pictet (Thụy Sĩ), GDP của Đức (dự kiến công bố vào ngày 13-5 tới) sẽ tăng khoảng 0,6%, và của Italy là 0,3%.

Các chỉ số trên cho thấy "đầu tàu chủ chốt" của tăng trưởng châu Âu trong quý I-2016 là nhu cầu nội địa. Tại Pháp, nước duy nhất đã công bố chi tiết tỷ trọng của các thành phần kinh tế, chi tiêu của các hộ gia đình đã phục hồi mạnh mẽ, tăng tới 1,2% sau khi chứng kiến sự sụt giảm 0,1% trong quý IV-2015- một phần do tác động của vụ tấn công khủng bố ở Paris ngày 13-11-2015. Bức tranh cũng có những gam màu sáng tương tự tại Đức, Italy hay Tây Ban Nha. Ở hầu hết các nước này, nhu cầu nội địa đã tranh thủ được những làn gió mát lành. Sự cải thiện của thị trường lao động đã hỗ trợ tiêu dùng của các hộ gia đình. Vào tháng 3-2016, tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 10,2% trong Eurozone, so với mức 10,4% trong tháng 2. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 8-2011. Trong toàn EU, thất nghiệp đã giảm từ 8,9% còn 8,8%. Cũng cần lưu ý là thất nghiệp đã giảm ở 25/28 nước thành viên. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn cao ở một số nước như Hy Lạp (24,4%) và Tây Ban Nha (20,4%). Một số nước khác như Đức hay CH Czech đã giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 4,2% và 4,1%.

Tiêu dùng trong Eurozone cũng được hỗ trợ mạnh bởi giá dầu thấp. Tháng 4 vừa qua, lạm phát giảm 0,2%, chủ yếu bắt nguồn từ giá năng lượng giảm mạnh (8,7%). Nếu sự sụt giảm này gây lo ngại về nguy cơ "giảm phát kiểu Nhật Bản", trong ngắn hạn lại có tác dụng hỗ trợ sức mua của các hộ gia đình ở châu Âu. Đặc biệt, nó khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ mà Ngân hàng Trung ương châu Âu đang tiến hành. Nhờ đó, doanh nghiệp cũng như hộ gia đình trong Eurozone có thể tranh thủ được lãi suất vay cực thấp. Các yếu tố trên đã bù đắp cho sự yếu kém của ngành ngoại thương.

Tuy nhiên, chuyên gia về Eurozone của Capital Economics, ông Jonathan Loynes cảnh báo “ít khả năng nhu cầu nội địa sẽ tiếp tục nhận được hỗ trợ mạnh tương tự trong quý II-2016” bởi tác động tích cực của việc giảm giá các loại nguyên liệu đầu vào sẽ chậm lại. Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy niềm tin của giới lãnh đạo doanh nghiệp bắt đầu giảm. Nhiều rủi ro chính trị có thể xuất hiện, đe dọa niềm tin, yếu tố cần thiết cho sự phục hồi bền vững của đầu tư và tuyển dụng lao động. Trong những tháng tới sẽ xuất hiện nhiều sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn, có khả năng gây bất ổn cho Eurozone. Ngoài cuộc khủng hoảng người di cư và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy, các con mắt đang đổ dồn vào cuộc trưng cầu dân ý về việc đi hay ở lại EU của nước Anh vào ngày 23-6 tới. Nếu kịch bản "Brexit" không gây ra những hậu quả trực tiếp mạnh mẽ tới Eurozone thì cũng có khả năng phát động một cuộc khủng hoảng chính trị và hậu quả là không thể lường trước. Vấn đề này sẽ gieo rắc bầu không khí lo ngại đè nặng lên tương lai của EU, làm ảnh hưởng tới sức năng động của phục hồi kinh tế. Thêm vào đó là cuộc bầu cử quốc hội trước thời hạn tại Tây Ban Nha (trong tháng 6 tới) hay sự bế tắc của các cuộc đàm phán giữa Athens và các chủ nợ vì cho đến nay vẫn chưa nhất trí về chi tiết "chương trình cải tổ" mà Hy Lạp phải thực hiện.

Các sự kiện chính trị này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng của Eurozone? Theo kịch bản bi quan nhất, các chuyên gia kinh tế nhận định GDP của cả khu vực sẽ tăng từ 1,4 đến 1,8% trong năm 2016 và sẽ thấp hơn Mỹ. Bất chấp những thất vọng trong quý I-2016, kinh tế Mỹ sẽ đạt mức tăng trưởng 2,5% trong năm nay- theo dự đoán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Em thật gần mà cũng rất xa
  • Những đường dây ma túy lớn đội lốt xưởng sản xuất 'nước vui', thuốc lá điện tử
  • Chánh án TAND Tối cao: Người đâu để thu thập chứng cứ cho 600.000 vụ án mỗi năm?
  • Người quản lý tài sản của bà Trương Mỹ Lan và chuyện ‘bước chân vào vòng xoáy’
  • Nhà không còn một đồng mà viện phí mỗi ngày 1,5 triệu
  • Hà Nội khai trương hệ thống vé điện tử, tiến tới giảm gần 4.000 nhân viên xe bus
  • Xử lý người đàn ông uống rượu vào fanpage của công an bình luận‘bậy bạ”
  • Hà Nội khai trương hệ thống vé điện tử, tiến tới giảm gần 4.000 nhân viên xe bus
推荐内容
  • Lối thoát nào cho bé ung thư
  • Đất lở vùi lấp người dân, nhiều cung đường sắt ở Huế bị phong tỏa do mưa lớn
  • Người đàn ông vi phạm nồng độ cồn, dùng gậy tấn công cảnh sát giao thông
  • Hà Nội khai trương hệ thống vé điện tử, tiến tới giảm gần 4.000 nhân viên xe bus
  • Mua bán xe máy cũ cần làm thủ tục gì?
  • Hà Nội khai trương hệ thống vé điện tử, tiến tới giảm gần 4.000 nhân viên xe bus