【bdbxh】Mải mê trồng lúa, nông dân Việt Nam bỏ quên rau quả?
Bỏ quên rau quả?ảimêtrồnglúanôngdânViệtNambỏquênrauquảbdbxh
Tổ chức Thương mại thế giới WTO có một thị trường cục kỳ lớn: 6 tỷ khách hàng, 95% GDP của thế giới và kim ngạch nhập khẩu nông sản khổng lồ với hơn 1,3 tỷ USD năm 2010.
Nhiều hộ sản xuất rau an toàn chưa tuân thủ chặt chẽ quy định sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.Ảnh: Tiến Nguyên |
Nhờ tham gia vào thị trường này mà kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đã tăng từ 8,3 tỷ đô la vào năm 2006 lên 27,5 tỷ đô la năm 2012, gấp hơn 3 lần trước khi hội nhập.
Trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, lúa gạo có thị trường nhập khẩu khoảng 17 tỷ đô la, cà phê và cao su là 8 tỷ đô la, chè khoảng 5 tỷ đô la, hạt điều và hồ tiêu khoảng gần 2 tỷ đô la.
Trong khi mặt hàng rau hoa quả (RHQ) có thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, khoảng 123 tỷ đô la, gấp 7 lần so với lúa gạo, thì Việt Nam có kim ngạch RHQ yếu nhất trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của mình, chưa được 1 tỷ đô la.
Năm 2011, Việt Nam đã sử dụng 7,5 triệu hecta để trồng lúa, 11, triệu hecta trồng ngô, gần 2 triệu hecta trồng cao su, cà phê, hạt điều, dừa, trà, hạt tiêu và 1,5 triệu hecta trồng RHQ.
Rõ ràng, đây là bước phát triển không cân đối vì lúa vẫn mang tính độc canh, chiếm hơn 80% diện tích canh tác trong năm. Trong khi các loại cây trồng khác, đặc biệt là RHQ có thị trường xuất khẩu lớn hơn 7 lần thì lại ít phát triển, chỉ chiếm 16%.
Về mặt canh tác, yếu điểm của độc canh là dễ phát sinh bệnh hại, dẫn đến phải dùng lượng thuốc bảo vệ thực vật lớn, làm ông nhiễm môi trường và người sử dụng.
Mặc dù đồng bằng sông Hồng trước đây là khu vực sản xuất rau lớn nhất cả nước, có diện tích khoảng 127 nghìn hecta (năm 1999). Nhưng vì sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa có hệ thống bảo quản tốt và cơ sở chế biến hiện đại nên đã không thích hợp với tình hình kinh tế thị trường.
Phải thay đổi
Tuy Việt Nam đi tắt đón đầu nhờ lợi thế đi sau bằng cách du nhập, thử nghiệm, cải thiện để ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại của thế giới để xây dựng nền nông nghiệp thích hợp. Nhưng chúng ta vẫn gặp khó khăn vì sự phát triển không đồng bộ trong công nghệ (sau thu hoạch, bảo quản, chế biến, ứng dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP).
Trong tổ chức quản lý chưa hình thành được chuỗi ngành hàng đồng nhất nên không đạt được kết quả như ý muốn, làm các mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam đều là những mặt hàng thô, không có giá trị cao về chất xám nên giá trị thấp, khoảng 50-60% giá trung bình của thế giới.
Vì vậy, cần chuyển giao công nghệ và kỹ thuật cần thiết để ứng dụng trong canh tác. Sản phẩm nông nghiệp còn cần áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp GAP tốt và quy trình chế biến GMP đảm bảo an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường.
Để làm được điều đó, nông dân phải được đào tạo để thực thi vai trò sản xuất của mình. Việt Nam cần chuyển giao công nghệ cho nông dân theo chuỗi ngành hàng, từ công nghệ cao đến những quy trình pháp lý.
TS Nguyễn Quốc Vọng
(ĐH Melbourne, Australia)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·3 biến chủng Sars
- ·Ngày 18/6: Thị trường cà phê và hồ tiêu có xu hướng tăng trong tuần qua
- ·Bồi thường 1 triệu USD cho nạn nhân vụ tai nạn cần trục ở New York
- ·BTC Miss World Vietnam lên tiếng sau khi bị thí sinh tố không công bằng
- ·Nissan Terra 2021 ra mắt: Ngoại thất, nội thất được nâng cấp toàn diện
- ·Nam ca sĩ hôn môi chàng trai bảo vệ trẻ đẹp khi đang diễn
- ·Ngày 12/5: Giá tiêu tăng, cao su và cà phê giảm
- ·Dịch bệnh corona kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến thu ngân sách
- ·Đã có hơn 1,3 triệu C/O được giải quyết qua Cơ chế một cửa ASEAN
- ·Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu: Cơ hội phục hồi kinh tế mạnh mẽ
- ·BMW S 1000 R 2021 được ra mắt: Ngoại hình bắt mắt, công suất mạnh 165 mã lực
- ·Mỹ: Khách hàng được đền bù hơn 10 triệu USD sau khiếu nại
- ·Thành công trong thực hiện Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020
- ·Lưu Hương Giang: 'Người đến, người đi trong đời đều để lại cho tôi bài học'
- ·Apax Leaders ra mắt khóa học tiếng Anh online thu phí đầu tiên, đáp ứng 5/5 tiêu chuẩn quốc tế
- ·Mỹ: Chế độ bảo hiểm quan liêu, nạn nhân bão Sandy lên tiếng
- ·Ngày 18/5: Giá gạo điều chỉnh tăng 50 đồng/kg tại Đồng bằng Sông Cửu Long
- ·MC Lan Phương
- ·Giá gas tăng 9 tháng liên tiếp
- ·Ngày 5/7: Giá tiêu và cà phê giảm, cao su biến động trái chiều