【kq league cup】Báo chí 'phò chính diệt tà' chứ không phải 'đánh đấm'
- Vấn đề được mổ xẻ tại buổi tọa đàm Phát huy vai trò của báo chí trong đấu trang chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chiều nay.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng cho rằng, nhiệm vụ mà Đảng giao cho báo chí trong Nghị quyết TƯ 4 vừa là vinh dự và cũng là trách nhiệm nặng nề đối với những người làm báo.
Theo ông, thời gian qua báo chí đã đi đầu trong tham gia, phát hiện các biểu hiện, hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tệ nạn xã hội.
"Thực tế cho thấy, nhiều vụ án tham ô, tham nhũng, tiêu cực được các cơ quan chức năng xử lý bắt đầu từ thông tin của báo chí" - ông Thưởng ghi nhận.
Đồng thời, tham gia phản ánh tạo áp lực dư luận cần thiết thúc đẩy các cơ quan chức năng đưa các vụ việc xử lý nhanh, mang lại hiệu quả thiết thực.
Tọa đàm Phát huy vai trò của báo chí trong đấu tranh chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống |
Ông cũng ghi nhận sự phối hợp của các cơ quan báo chí với các cơ quan chức năng trong nhiều trường hợp khá nhịp nhàng như: Vụ Trịnh Xuân Thanh từ thông tin của báo Thanh Niên, vụ quán cà phê Xin Chào của báo SGGP…
Ông Hà Quốc Trị, ủy viên UB Kiểm tra TƯ cũng dẫn chứng hàng loạt các vụ việc có sự đóng góp không nhỏ của báo chí. Điển hình là vụ Trịnh Xuân Thanh được phát hiện từ phản ảnh của báo chí. Từ đó, Tổng bí thư chỉ đạo UB vào cuộc phát hiện hàng loạt sai phạm của tập thể cá nhân phải xem xét xử lý các tổ chức đảng và đảng viên.
Không máy móc "7 hồng, 3 tối"
Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ cũng lưu ý báo chí cân đối giữa xây và chống sao cho hài hòa.
“Chúng ta không máy móc '7 hồng 3 tối' nhưng để 1 tờ báo tổng kết 1 năm đưa 156 tin bài mà chỉ có 3, 4 tin bài tốt thì không phản ánh đúng tình hình của xã hội”, ông Thưởng lưu ý.
Ông yêu cầu các cơ quan báo chí khắc phục nhược điểm này, tuyên truyền hài hòa giữa tốt và xấu, tăng tin bài về cái tốt, nêu điển hình tiêu biểu có sức lan tỏa chứ không phải làm cho có.
Ông cũng lưu ý báo chí đấu tranh chống cái xấu thì thông tin phải chắc chắn, sắc sảo, dũng cảm, kiên định, không bị mua chuộc...
“Đây là trận địa khó khăn nhưng chính điều đó đòi hỏi tinh thần chiến đấu, dũng khí của người làm báo với tư tưởng 'phò chính trừ tà' để làm sao bảo vệ chính nghĩa chứ không phải 'đánh đấm'”, ông Thưởng nhấn mạnh.
Ông cũng nhắc nhở tình trạng một số báo lập ra chỉ chuyên lấy lại tin bài của báo khác, còn phóng viên đến công ty này, công ty kia dùng thông tin tiêu cực để kêu gọi bảo trợ thông tin mà nói trắng ra không khác gì “tống tiền”.
Không chống bây giờ không có ngày mai
Theo Trưởng Ban Tuyên giáo, một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này là do nhiều tờ báo trong quá trình tự lo gặp khó khăn cơm áo gạo tiền không giữ nổi mình.
Ông cũng yêu cầu các cơ quan báo chí tăng cường giáo dục đội ngũ người làm báo để khắc phục những hạn chế về suy thoái trong chính nội bộ.
“Ở ngoài người ta dùng nhiều từ về nhà báo nghe buồn lắm các đồng chí ạ. Người ta nói nhà báo bây giờ đâm thuê, chém mướn nhiều lắm. Người ta dùng từ đó nghe đau lòng lắm”, ông Thưởng nói.
Nhà báo Nguyễn Thu Hà, Phó Ban thời sự VTV cũng cho rằng, việc báo chí bị tác động và can thiệp trong quá trình phản ảnh các vụ việc tiêu cực là không hiếm. Vì vậy bà cho rằng các ban biên tập cần có bản lĩnh, bảo vệ chính kiến, không bị chi phối tác động của các nhóm lợi ích.
Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, ngoài việc chuyển tải nội dung chủ yếu của NQ TƯ 4, báo chí phải chuyển tải thế nào để làm cho người dân và cán bộ nhận thức được rằng “không thể không chống suy thoái, tiêu cực, tham nhũng”. Bởi vì “không chống bây giờ thì không có ngày mai” và sẽ không có Nghị quyết TƯ 4 lần sau nữa.
Phó TBT báo Tiền Phong Phùng Sưởng dẫn lại vụ Trịnh Xuân Thanh, dù Tổng bí thư có chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc nhưng khi báo chí liên hệ lấy thông tin gặp không ít khó khăn. Việc né tránh trả lời báo chí không chỉ dẫn đến tình trạng “1 nửa sự thật không phải là sự thật” mà còn khiến báo chí chùn tay, chán nản trong việc theo đuổi đi tới cùng vụ việc. Vì vậy, ông đề nghị, cần có cơ chế rõ ràng về trách nhiệm của các bộ ngành, chính quyền các cấp trong việc trả lời báo chí, nhất là các vụ việc nóng. |
Thu Hằng
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tình hình Ukraine mới nhất: 84% dân Ukraine muốn ông Putin làm Tổng thống
- ·Mỹ và đồng minh tấn công Syria là tội ác
- ·Lập kế hoạch đầu tư công hằng năm phải đảm bảo khả năng cân đối nguồn vốn
- ·Thủ tướng: Chiến sĩ Công an phải là niềm tin, chỗ dựa vững chắc của nhân dân lúc gian nguy
- ·Tin tức mới cập nhật ngày 15/5/2015: Hoàn thiện hành lang pháp lý về an toàn thông tin
- ·Thủ tướng: Chiến sĩ Công an phải là niềm tin, chỗ dựa vững chắc của nhân dân lúc gian nguy
- ·Châu Á: Nắng nóng tấn công, bão lũ hoành hành
- ·Thủ tướng đề nghị lập Diễn đàn toàn cầu về khởi nghiệp
- ·Hà Nội: Chậm nhất hết tháng 5 công khai phương án tuyển sinh lớp 6
- ·Ngày Quốc tế Lao động 1/5: Lịch sử và ý nghĩa
- ·Gần 200 kiều bào trải nghiệm tàu Metro Bến Thành
- ·Thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương Mexico và Việt Nam
- ·Hải Phòng hỗ trợ Đà Nẵng, Quang Nam 10 tỷ đồng chống dịch Covid
- ·Thủ tướng mong muốn bà con học hỏi tinh thần Nhật Bản
- ·Tham nhũng Trung Quốc: Quan tham hết cửa vì không có ân xá
- ·Ngày này năm xưa 26/5: Bộ Công nghiệp ban hành tiêu chuẩn ngành Da
- ·Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran: Hậu quả khó lường
- ·Ngành Công Thương các tỉnh Bắc Trung bộ: Vượt khó để hoàn thành kế hoạch đề ra
- ·Cử tri Hà Nội muốn làm rõ việc chặt hạ hàng loạt cây cổ thụ
- ·Ông Lê Khắc Nam được phê chuẩn làm Phó Chủ tịch Hải Phòng