【xem kết quả bóng đá đêm qua】Chủ động phòng, chống triều cường và xâm mặn
Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên năm 2015 được dự báo là năm có mức độ triều cường tăng cao, đồng thời việc xâm mặn cũng diễn biến nhanh và sớm hơn mọi năm, khả năng ảnh hưởng đến mùa vụ sản xuất, phòng, chống cháy rừng là rất lớn. Chính vì thế, huyện U Minh đang triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, bảo vệ sản xuất và tài sản của Nhân dân.
Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên năm 2015 được dự báo là năm có mức độ triều cường tăng cao, đồng thời việc xâm mặn cũng diễn biến nhanh và sớm hơn mọi năm, khả năng ảnh hưởng đến mùa vụ sản xuất, phòng, chống cháy rừng là rất lớn. Chính vì thế, huyện U Minh đang triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, bảo vệ sản xuất và tài sản của Nhân dân.
Mặc dù chưa bước vào cao điểm của đợt triều cường, nhưng những ngày qua, tình trạng thuỷ triều tại khu vực ấp 3, ấp 4, xã Khánh Hội dâng cao hơn mọi khi, trung bình cao hơn từ 0,5-0,8 m, có thời điểm cao hơn 1 m. Hiện tượng nước biển dâng làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, nhiều nhà bị nước tràn vào, gây khó khăn trong việc sinh hoạt. Bên cạnh đó, một số nơi nước biển đã vượt qua khỏi mặt lộ, tràn vào vuông tôm. Anh Nguyễn Văn Lận, ấp 1, xã Khánh Hội, cho biết: “Năm nay, mới thời điểm này mà nước đã lên cao như vậy rồi, mấy ngày qua vợ chồng tôi phải dùng cây và lá dừa gia cố lại bờ bao vuông tôm, không thì tôm đi hết”.
Xã Khánh Tiến đang khẩn trương nạo vét kinh mương gia cố bờ bao phòng, chống xâm mặn. |
Nước biển dâng ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cũng như sản xuất của người dân ven biển, hiện tượng này cũng tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp vùng ngọt hoá. Bởi, nếu các cống, đập bảo vệ không được gia cố, sửa chữa, chắc chắn nước mặn tràn vào bên trong, xâm nhập mặn sẽ nhanh và sớm hơn mọi năm. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, mùa khô năm nay sẽ kéo dài và diễn ra gay gắt hơn mọi năm. Nếu những vùng ngọt hoá không có kế hoạch trữ nước hiệu quả thì lượng nước tại các khu vực này sẽ nhanh chóng cạn kiệt, tạo điều kiện cho hiện tượng xâm nhập mặn tiến triển nhanh chóng.
Ông Nguyễn Văn Cường, ở ấp 3, xã Khánh Lâm, lo lắng: “Lúa vụ 2 của tôi và bà con ở đây mới sạ được mấy ngày, không biết kịp đến thu hoạch không. Nếu không sử dụng nước tiết kiệm trong sản xuất, rất có thể năm nay tôi và bà con ở đây sẽ bị thiếu nước cho lúa, bởi đây là địa phương rất dễ bị xâm mặn. Bên cạnh yếu tố thời tiết, tôi và bà con ở đây còn ảnh hưởng bởi khu vực lân cận người ta đưa nước mặn vào nuôi tôm. Qua đây tôi cũng kiến nghị chính quyền địa phương cần có chính sách phù hợp để bảo vệ mùa màng cho Nhân dân”.
Bên cạnh việc ảnh hưởng trong sản xuất nông nghiệp của người dân, việc phòng, chống cháy rừng trong mùa khô năm nay cũng dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn, bởi mùa khô kéo dài và gay gắt sẽ làm cho các cánh rừng tràm dễ cháy hơn.
Trước tình hình trên, UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng khẩn trương triển khai kế hoạch chủ động phòng, chống nước biển dâng và xâm nhập mặn của huyện đến các địa phương. Ðồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân trong vấn đề này để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.
Sau khi có ý kiến chỉ đạo của UBND huyện, các địa phương đã nhanh chóng triển khai các biện pháp thực hiện. Ðến thời điểm này, các địa phương và các đơn vị quản lý rừng đã đóng tất cả các cống, đập để ngăn mặn, giữ ngọt; đồng thời đẩy nhanh tiến độ nạo vét các tuyến kinh, mương bị khô cạn nhằm khơi thông dòng chảy, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất của người dân.
Ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, cho biết: “Ðể đảm bảo tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô năm nay, đến giờ này toàn bộ các cống do công ty quản lý đều đã được đóng kín. Ðồng thời, đơn vị cũng cho lực lượng tiến hành dọn dẹp các đường băng, sửa chữa lại các chòi canh, biển cấm và máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng"./.
Bài và ảnh: Lâm Chiêu
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng: Khuyến cáo tiêu dùng an toàn trong thời kỳ COVID
- ·Sử dụng nhựa sinh học, doanh nghiệp đối diện rủi ro kinh doanh
- ·Tập huấn nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp
- ·Phân loại rác tại nguồn: Hơn 300 mô hình ra đời, chung tay bảo vệ môi trường
- ·Những kết quả nổi bật của BHXH Việt Nam năm 2020
- ·SeABank trao tặng 25.000 cây phủ xanh đất rừng tại Đắk Lắk
- ·'Thu gom vỏ hộp
- ·BIDV tổ chức hội thảo về kinh tế xanh
- ·Ngành Dầu khí 60 năm thực hiện ý nguyện của Bác Hồ
- ·Phát động cuộc thi 'Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa – Huế 2023'
- ·Khi thẻ bảo hiểm y tế là tấm ‘kim bài miễn tử’…
- ·Tham vấn đề xuất định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì
- ·Chương trình 'đổi sách lấy cây' tiếp nhận gần 13 tấn sách, giấy
- ·Những khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp trong xu hướng tiêu dùng xanh
- ·Lời khai của người mẹ bỏ bé trai 1 ngày vẫn còn nguyên dây rốn
- ·Những tín hiệu vui của nông nghiệp công nghệ cao Vĩnh Phúc
- ·Phát động cuộc thi 'Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa – Huế 2023'
- ·Khuyến khích tái chế, tái sử dụng chất thải rắn xây dựng
- ·Đảm bảo cung ứng, bình ổn giá thuốc phòng, chống Covid
- ·Thượng Hải ‘mách nước’ cho TP.HCM phát triển kinh tế xanh, giảm ô nhiễm